Vừa qua, sinh viên Trường Đại học Văn Hóa Hà Nội đã tổ chức thành công chương trình nghệ thuật "Hề Gậy Hề Mồi” với mục đích giúp khán giả hiểu thêm và trải nghiệm sự giao thoa giữa Chèo cổ và Chèo hiện đại. Sự kiện thể hiện hành trình đầy cảm hứng của các bạn sinh viên Gen Z nhiệt huyết, sáng tạo, kết hợp cùng những diễn viên chuyên nghiệp của Nhà hát Chèo Việt Nam.
Phóng sự -
Hà Minh Hưng -
12:07, 10/11/2021 Khi nhắc đến huyện Than Uyên (Lai Châu) mọi người thường nghĩ đến cánh đồng Mường Thanh trù phú, được người Thái xếp hạng “Nhất Thanh, nhị Lò, tam Than, tứ Tấc”, đứng thứ ba trong tứ đại cảnh đẹp của Tây Bắc. Nếu nói đến dân ca, dân vũ ở vùng đất này, người ta sẽ nghĩ ngay đến hát then - đàn tính, múa xòe của đồng báo Thái. Nhưng nếu ai đã một lần ghé thăm làng văn hóa khu 8 - thị trấn Than Uyên, huyện Than Uyên sẽ biết thêm về một làng quê vùng chiêm trũng của đồng bằng Bắc Bộ "thu nhỏ" với những điệu hát chèo da diết.
Xuất hiện vào thế kỷ 10, Chèo là một loại hình sân khấu kịch hát mang đậm đà bản sắc Việt Nam, được bắt nguồn từ âm nhạc, múa dân gian và trò nhại. Chèo hội tụ các dòng dân ca, dân vũ như hát văn, hát xẩm, hát ghẹo, hát xoan, quan họ, hát đúm, ca Huế, ca trù... nó đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần người dân nên được yêu mến, gìn giữ.
Đã nhiều năm nay, ngôi nhà của gia đình Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Trọng Nguyên ở tổ dân phố Hạ Ngoài, thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên (Bắc Giang) trở thành địa chỉ cho gần 50 thành viên trong câu lạc bộ chèo của làng về đây hội tụ, sinh hoạt văn hóa, giao lưu văn nghệ.
Ngày 23/2, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức trao tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ III. Đây là những cá nhân đã được Chủ tịch nước quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu cao quý vào tháng 9/2022.
Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, Liên hoan chèo toàn quốc - 2022 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 28-10, tại tỉnh Hà Nam.