Soọng cô là một thứ "men" khiến bao thế hệ người Sán Dìu say đắm, coi đó là một báu vật để luôn nỗ lực gìn giữ. Tuy nhiên, việc bảo tồn Soọng cô trong điều kiện thực tại và xu thế phát triển cần sự quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là các cấp ủy, chính quyền địa phương nơi có người Sán Dìu sinh sống.
Sắc màu 54 -
Thúy Hồng - Văn Hoa -
17:41, 27/10/2021 Những câu hát, làn điệu dân ca của các DTTS đều được ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với một không gian, môi trường sống nhất định của mỗi dân tộc . Tuy nhiên với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, "đất diễn" của dân ca đang ngày càng bị thu hẹp. Đây là một trong những thách thức lớn trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làn điệu dân ca của đồng bào DTTS.
Trước thực trạng làn điệu Soọng cô đang dần bị mai một, có nguy cơ thất truyền, cộng đồng người Sán Dìu, chủ yếu là những người lớn tuổi đã nỗ lực gìn giữ bằng những việc làm cụ thể, dần dần tạo thành phong trào hát và bảo tồn tiếng hát Soọng cô một cách sôi động, bước đầu đã có những kết quả khá tích cực, tạo sức lan tỏa rộng rãi.
Soọng cô là làn điệu dân ca đặc sắc, là niềm tự hào của cộng đồng dân tộc Sán Dìu, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hát soọng cô không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hoàn cảnh, cũng như môi trường diễn xướng, có thể hát một đêm hay nhiều đêm, hát trong nhà, bên bờ suối, khi đi làm nương, trong khi ru con và đi làng khác để hát giao lưu vào những lúc nông nhàn... Soọng cô được ví như một thứ “men say” khiến người Sán Dìu mê đắm, họ coi đó là báu vật, cố gắng gìn gữ cho thế hệ mai sau.
Sắc màu 54 -
Thúy Hồng - Văn Hoa -
17:44, 24/10/2021 Trong kho tàng âm nhạc dân tộc, những làn điệu dân ca mượt mà, sâu lắng như: Sình ca, Soọng cô, hát páo dung... đã làm nên bản sắc riêng, độc đáo của mỗi DTTS. Nhưng trước sự phát triển của đời sống xã hội, quá trình hội nhập và giao thoa văn hóa, loại hình dân ca của các DTTS đang đứng trước những thử thách nghiệt ngã của sự tồn vong.
Mới đây, Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển Văn hóa Sán Dìu (Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam) đã phối hợp cùng Khu du lịch Flamingo Đại Lải (Vĩnh Phúc) tổ chức thành công Lễ hội Văn hóa Sán Dìu. Tại đây, lần đầu tiên điệu hát Soọng cô được đưa vào biểu diễn đã khiến cho khách du lịch rất thích thú, mở ra tín hiệu tích cực trong việc bảo tồn, quảng bá văn hóa dân tộc Sán Dìu.
Sán Dìu, tên của dân tộc này phiên âm theo ngôn ngữ của họ là San Déo, còn có nghĩa là người sống trên núi. Người Sán Dìu tự hào nhất trong vốn văn hóa dân gian của dân tộc mình là khúc hát soọng cô ngọt ngào, véo von như giọng hót của chim sơn ca núi rừng.