Trong 6 tháng đầu năm, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa đã tăng cường tuyên truyền phổ biến pháp luật trong lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Thực hiện ký cam kết đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh “Không sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm”.
Sáng 14/10, tại Trụ sở Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia) tổ chức họp tổng kết công tác 9 tháng năm 2021 và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì cuộc họp.
Những năm gần đây, việc mua sắm trên các sàn thương mại điện tử, hay đơn giản hơn là trên mạng xã hội như: Zalo, Facebook… ngày càng phổ biến. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, xu hướng mua sắm trực tuyến càng phát triển mạnh. Bên cạnh những tiện lợi dễ nhận thấy, thương mại điện tử còn tiềm ẩn một số yếu tố tiêu cực, phức tạp, nhất là tình trạng hàng giả, hàng cấm, hàng nhập lậu khó kiểm soát.
Để bình ổn thị trường hàng hóa, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tăng cường đấu tranh, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại (BLGLTM), hàng giả, hàng kém chất lượng. TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Theo đánh giá của UBND TP. Hà Nội, thông qua việc triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, người tiêu dùng trên địa bàn TP. Hà Nội, nhất là người tiêu dùng ở các địa bàn vùng miền núi, vùng DTTS của Thủ đô, đã nâng cao cảnh giác với các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái. Các doanh nghiệp cũng nhận thức rõ hơn về trách nhiệm, quyền lợi của mình trong các hoạt động kinh doanh.
Mới đây, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Lào Cai đã tổ chức Hội nghị sơ kết 9 tháng, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2020.
Bạn đọc -
Khánh Thư -
10:01, 27/03/2020 Lợi dụng nhu cầu lớn của người dân về dung dịch nước rửa tay nhằm phòng, chống dịch Covid-19, một số cá nhân, tổ chức đã sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng để trục lợi. Đáng chú ý, một vài vụ việc đã được phát hiện từ trước nhưng lại không được xử lý triệt để.
Phát hiện sớm để giúp cơ quan chức năng ngăn chặn từ xa những hành động làm hàng giả, hàng độc hại gây phương hại đến sức khỏe cộng đồng là một việc làm cấp thiết.