Tri thức thổ canh hốc đá của đồng bào các dân tộc sinh sống trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Phương thức canh tác này phản ánh đầy đủ nhất từ kỹ thuật xếp nương đá, tận dụng những hốc đá và gùi đất đổ vào hốc đá để trồng cây lương thực; là minh chứng cho nghị lực chiến thắng tự nhiên, cũng thể hiện ý chí “sống trên đá, thoát nghèo trên đá và làm giàu trên đá”.
Công viên địa chất toàn cầu (CVĐCTC) UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ có giá trị địa chất, địa hình, tính đa dạng sinh học mà nơi đây còn là vùng đất giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các DTTS. Phát huy tiềm năng, lợi thế đó, những năm qua, chính quyền và Nhân dân các dân tộc 4 huyện Cao nguyên đá đã luôn nỗ lực phát triển kinh tế du lịch, từng bước mang lại cuộc sống ấm no cho mỗi bản làng.
Thực hiện Dự án 5 – Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, giai đoạn 2021 – 2025 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đến nay tỉnh Hà Giang đã có 2.684 hộ được hỗ trợ xây mới, 958 hộ được hỗ trợ sửa chữa nhà ở đảm bảo “3 cứng”.
Là những nữ cán bộ Đoàn ở các xã vùng sâu, vùng xa, bằng nhiệt huyết, sức trẻ, khát khao được cống hiến, có tinh thần trách nhiệm, Lô Thị Đài Trang, dân tộc Thái, Bí thư Đoàn xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, Nghệ An và Cháng Thị Sen, dân tộc Nùng, Phó Bí thư Đoàn xã Hồ Thầu, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng, góp sức xây dựng quê hương.
Từ trước tới nay, phụ nữ DTTS vẫn là nhóm người yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã hội, họ bị mắc kẹt trong những rào cản, định kiến đã tồn tại qua nhiều thế hệ khiến cho nhận thức, năng lực tham gia các hoạt động xã hội của phụ nữ DTTS bị hạn chế, cơ hội việc làm cũng khó khăn hơn, công việc chủ yếu là lao động chân tay nặng nhọc, thu nhập thấp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhờ các chính sách, dự án và hiệu quả tuyên truyền vận động, phụ nữ người DTTS đã dần vươn lên khẳng định vai trò trong gia đình và xã hội.
Với mục tiêu phấn đấu giảm gần 1.500 hộ nghèo đa chiều, đồng thời hạn chế hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh, huyện vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang) đang tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung thực hiện hiệu quả các dự án, nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
Media -
Thùy Anh -
15:27, 05/11/2023 Nằm nép mình dưới chân núi Rồng, Lô Lô Chải thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tự hào còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà ở, văn hóa tín ngưỡng và trang phục truyền thống, không bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại. Người Lô Lô ở Lũng Cú đã phát huy những lợi thế về văn hóa, cảnh quan và con người để phát triển thành bản du lịch cộng đồng, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Du lịch -
Tào Đạt - Văn Hoa -
18:47, 01/11/2023 Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang, trong dịp Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IX năm 2023 (từ 27 - 29/10) và các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội, tổng lượng khách du lịch đến Hà Giang đạt hơn 58 nghìn lượt người, trong đó khách nước ngoài gần 3.500 lượt, khách nội địa gần 55 nghìn lượt. Tổng thu du lịch ước đạt 137 tỷ đồng.
Từ một ngôi làng nhỏ “vô danh”, đời sống người dân gặp rất nhiều khó khăn vì nguồn sống chủ yếu dựa vào mấy vạt ngô trồng trên núi đá tai mèo; đến nay, thôn Lô Lô Chải, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) đã khoác lên mình diện mạo mới. Những đổi thay từ cách nghĩ, cách làm của đồng bào Lô Lô đã biến nơi này thành điểm “sáng” về du lịch cộng đồng (homestay) trên bản đồ du lịch của Hà Giang, đem lại cuộc sống ấm no cho đồng bào DTTS dưới chân núi Rồng.
Từ vùng đất nghèo, gắn liền với đá và nổi tiếng khô khát, xã Phú Lũng (huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang) hôm nay đã trở thành xã NTM. Sự chuyển mình này, là kết quả từ việc thực hiện các chương trình dự án chính sách dân tộc của Trung ương, của tỉnh đầu tư, đặc biệt là sự thay đổi trong nhận thức, ý chí vươn lên thoát nghèo của người dân.
Tin tức -
Văn Hoa - Tào Đạt -
12:08, 29/10/2023 Nhằm đánh giá sâu sắc, toàn diện về thực trạng và giải pháp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Hà Giang trong giai đoạn mới, ngày 28/10, Tỉnh ủy Hà Giang tổ chức Hội nghị văn hóa năm 2023.
Sắc màu 54 -
Tào Đạt - Văn Hoa -
01:40, 28/10/2023 Diễn ra ngày 28/10, tại huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IX gắn với sự kiện đón danh hiệu Thành viên mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn lần thứ III.
Tin tức -
Tào Đạt - Văn Hoa -
06:32, 27/10/2023 Ngày 26/10, tại Tp. Hà Giang (tỉnh Hà Giang) đã khai mạc Hội thi trà Shan tuyết Hà Giang năm 2023. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ các hoạt động gắn với sự kiện Hội nghị Văn hóa và Lễ hội hoa Tam giác mạch lần thứ IX năm 2023.
Vừa qua, Văn phòng Chủ tịch nước, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Vĩnh Thuận (Thành phố Hồ Chí Minh) đã tổ chức chương trình thiện nguyện tặng quà cho học sinh trường PTDTBT THCS xã Niêm Tòng, (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) với tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng.
Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã ưu tiên, tập trung lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang triển khai gần đây, được kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn căn bản, thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện, bền vững.
Huyện Quang Bình (Hà Giang) có 12 dân tộc cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 92,38%. Những năm qua, Quang Bình đã được thụ hưởng nhiều chính sách dân tộc, qua đó đời sống của đồng bào từng bước được nâng lên, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống từng bước được đẩy lùi.
Ở xã Xuân Giang, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang, dân tộc Tày chiếm 80% số dân trên địa bàn. Một trong những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Tày ở đây là nghề đan nón lá.
Phóng sự -
Thanh Hải -
20:52, 12/09/2023 Một chợ phiên đậm nét văn hóa của đồng bào các dân tộc miền núi phía Bắc, một cao nguyên Suối Thầu hoang sơ và hấp dẫn, những ngôi nhà tường trình chất chứa bao giọt mồ hôi mặn chát ngày vợ cùng chồng cõng đá, nhào đất… Chúng tôi đã không hẹn mà gặp ở Xín Mần (Hà Giang) những hình ảnh như thế và còn hơn thế.
Tin tức -
Văn Hoa - Minh Đức -
16:39, 12/09/2023 Chỉ còn gần một tháng nữa, Giải Marathon quốc tế “Chạy trên cung đường Hạnh Phúc” tỉnh Hà Giang năm 2023 sẽ chính thức diễn ra. Theo Ban tổ chức Giải Marathon, tính đến hết tháng 8/2023 đã có gần 3.500 vận động viên đăng ký tham gia giải.
Hoàng Su Phì (Hà Giang) là huyện có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống, trong những năm qua, tình hình tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã có xu hướng giảm.