Dự án thiện nguyện "Sưởi 2023"được thành lập bởi tập thể lớp Quản lý hoạt động tư tưởng - văn hóa K42, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Đây là một dự án ý nghĩa nhằm gây quỹ ủng hộ trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn vào tháng 1/2024, tại điểm trường thôn Séo Lủng A (xã Sảng Tủng, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang).
Tin tức -
Minh Đức - Vũ Mừng -
08:03, 19/12/2023 Nhiều ngày qua, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng mạnh, nền nhiệt độ tại huyện vùng cao Mèo Vạc đang giảm sâu, xuất hiện tình trạng rét đậm rét hại. Trước tình hình trên, cấp ủy, chính quyền huyện tích cực tuyên truyền, vận động đồng bào chủ động các biện pháp phòng, chống rét, bảo đảm sức khỏe.
Xín Mần là huyện vùng cao biên giới phía Tây của tỉnh Hà Giang và là huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Đây là nơi sinh sống của 16 dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Mông, Phù Lá, Hoa, La Chí, Cao Lan…
Hòa vào dòng chảy mạnh mẽ của cuộc cách mạng 4.0, du lịch vùng cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) với những bước chuyển động tích cực, nhanh nhạy đã bước đầu bắt nhịp với xu thế phát triển. Nền tảng công nghệ được đầu tư, nguồn nhân lực và các loại hình dịch vụ được số hóa đang mang tới nhiều tiện ích mới cho du khách, góp phần tạo nên những gam màu tươi sáng cho bức tranh chuyển đổi số (CĐS) của địa phương.
Hà Giang không chỉ nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ, nên thơ mà còn hấp dẫn du khách bởi những ngôi nhà cổ kính, rêu phong có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Đó là dinh thự cổ họ Vừ ở thôn Há Súng (xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang). Dinh thự cổ nằm cách Cột cờ Lũng Cú 24 km, cách Dinh thự Nhà Vương chưa đầy 3 km. Dinh thự có một công trình kiến trúc cổ kính nằm sâu ẩn mình sau dãy núi đá cao, có nguồn gốc lịch sử thuộc về họ Vừ. Dù đã trải qua trên dưới 100 năm tuổi nhưng "dinh thự" này vẫn gần như nguyên vẹn, từ kiến trúc cổ kính cho đến cách bài trí không gian, nội thất khiến mọi người khi đặt chân đến đây đều có cảm giác như đang tận hưởng cuộc sống của người Mông thời xưa. Dưới đây là những hình ảnh do nhóm phóng viên ghi lại tại "dinh thự" cổ trên 100 tuổi của họ Vừ ở Đồng Văn (Hà Giang).
Theo số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang, năm 2023 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 27.357 lao động, đạt 153,7%. Trong đó lao động đi làm việc ngoài tỉnh là 17.814 người và xuất khẩu lao động (XKLĐ) là 311 người, chủ yếu là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, số còn lại là trong tỉnh.
Trời vừa nhá nhem, sương mù đã ôm trọn thị trấn Mèo Vạc, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Tôi háo hức chờ trời sáng để theo chân anh Nguyễn Minh Đức, cán bộ Trung tâm VHTTDL huyện đi chơi chợ. Anh Đức bảo: “Ở Mèo Vạc một năm có 50 lần Tết, Tết của người Mông, Tết của người Kinh và 48 ngày Tết chợ”.
Ngày 14/12, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương do đồng chí Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương làm Trưởng đoàn đã đến thăm, dự Lễ chào cờ tại Cột cờ Quốc gia Lũng Cú và tặng quà cho Người có uy tín, học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại 2 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang).
Nhận thức rõ việc đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, là một trong những biện pháp góp phần xậy dựng tổ chức Đảng vững mạnh, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, những năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy Mèo Vạc (Hà Giang) đã tập trung lãnh đạo các tổ chức Đảng đổi mới cách thức tổ chức sinh hoạt, thực hiện nề nếp sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ.
Những năm gần đây, trình độ dân trí, đời sống của đồng bào DTTS ở các địa phương vùng cao Hà Giang ngày càng được cải thiện. Trong thành tích chung đó, Người có uy tín được khẳng định là một trong những lực lượng nòng cốt, là "cầu nối" quan trọng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân, vận động đồng bào các DTTS chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sau hơn ba giờ đồng hồ vừa cuốc bộ, vừa leo trèo, vừa "bò" qua những triền đất lở trơn nhẫy bởi trời mưa, cuối cùng chúng tôi cũng nhìn thấy xóm Khuôn Vình nằm tít trên “đỉnh trời” ở độ cao hơn 1400m so với mực nước biển. Xóm mấy chục nóc nhà, nằm rải rác trên mấy đỉnh núi xa mờ, mái thâm đen, vách liêu xiêu vì thời gian. Hai thầy cô giáo lên dạy chữ cho bọn trẻ con, khổ quá thành quen, điều trăn trở lớn nhất là làm thế nào để các học sinh dân tộc Mông, Dao, Giáy ở đây sẽ trưởng thành, ra khỏi thôn bản tiếp tục trau dồi kiến thức rồi quay lại giúp bản làng của mình đỡ khổ, đỡ nghèo.
Tôi chào từ biệt cô giáo Dương Thị Thu Trang để vào điểm trường chính, ngoảnh đầu nhìn lại thấy cô nép sau cánh cửa lớp học, đỏ hoe đôi mắt: “Em chả ước mơ gì đâu, chỉ mong khoảng sân đất của điểm trường được thảm bê tông, vào mùa mưa các cháu đi học không bị trơn trượt". Tôi cười buồn, sao cô không ước gì cho mình? Cô chỉ bảo, em đã lựa chọn lên đây cắm bản thì em là mẹ của mấy đứa trẻ rồi anh ạ!
Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), sáng 1/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) tổ chức Hội thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh năm 2023.
Thời gian qua, việc triển khai Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tạo cơ hội, môi trường cho phụ nữ DTTS vùng cao tỉnh Hà Giang tham gia các hoạt động cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cờ Lao là một trong 5 dân tộc có khó khăn đặc thù (cùng với Bố Y, Lô Lô, Pà Thẻn, Pu Péo) cư trú tập trung thành cộng đồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Từ các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ, diện mạo ở những địa bàn có đông đồng bào dân tộc Cờ Lao sinh sống đã thay đổi rõ nét; tuy nhiên, với đồng bào dân tộc Cờ Lao, nghèo đa chiều đang là một thách thức lớn.
Chương trình gạo dự trữ quốc gia (DTQG) hỗ trợ học sinh học kỳ I năm học 2023-2024 được triển khai theo Nghị định 116 của Chính phủ, được các cục dự trữ nhà nước khu vực xuất cấp, vận chuyển, bàn giao đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng. Theo đó, trong học kỳ I, năm học 2023-2024, tỉnh Hà Giang đã tiếp nhận đủ hơn 3.916 tấn gạo DTQG từ 2 cục dự trữ nhà nước khu vực (Vĩnh Phú và Hà Bắc) để hỗ trợ cho 66.060 học sinh.
Với đặc thù là địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống, thực tế cho thấy, mức sống của các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn thấp; trình độ dân trí chưa đồng đều; hơn nữa, quan niệm, tư tưởng coi trọng nam giới còn khá phổ biến; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và một số hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong một bộ phận đồng bào DTTS. Phụ nữ nông thôn, phụ nữ DTTS còn hạn chế về trình độ, kiến thức, bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, định kiến, quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu.
Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có 225 Người có uy tại 225 thôn, bản. Họ là những trưởng dòng họ, bí thư chi bộ, trưởng thôn, cán bộ nghỉ hưu, thầy cúng, thầy mo, thầy lang, người sản xuất, kinh doanh giỏi…
Bằng ý chí, quyết tâm và tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều bạn trẻ là người DTTS trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã mạnh dạn khởi nghiệp, vươn lên thoát nghèo bằng chính những giá trị nội tại của quê hương mình.
Những năm gần đây, chuyện về những gia đình đồng bào vùng đồng bào DTTS và miền núi tự nguyện xin rút khỏi danh sách hộ nghèo không còn là mới. Tuy nhiên, với đồng bào Mông ở Mèo Vạc (Hà Giang), sinh sống ở địa bàn khó khăn, khắc nghiệt, thổ nhưỡng thì toàn là núi đá...thì việc các hộ xin thoát nghèo thật đáng trân trọng. Điều này còn chứng minh, chính sách của Đảng và Nhà nước đã phát huy hiệu quả thiết thực.