Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Huyện Krông Ana (Đắk Lắk): Hiệu quả từ Nghị quyết thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS

Lê Hường - 16:16, 24/12/2024

Cùng với việc triển khai linh hoạt các chương trình, dự án, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS, thì việc thực hiện Nghị quyết 07/NQ-HU ngày 11/10/2019 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk về phát triển kinh tế - xã hội các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025 (gọi tắt là Nghị quyết 07) đã thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS huyện Krông Ana. Nổi bật là ngày càng có nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, đời sống của người dân được cải thiện, nâng lên rõ rệt.

Vườn cây tái canh cà phê theo hướng xen canh sầu riêng của gia đình anh K’Nich bắt đầu cho thu hoạch
Vườn cây tái canh cà phê theo hướng xen canh sầu riêng của gia đình anh K’Nich bắt đầu cho thu hoạch

Đưa Nghị quyết vào cuộc sống

Dẫn chúng tôi thăm một số mô hình hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế theo Nghị quyết 07, bà H’Ban Niê Kdăm, Trưởng Phòng Dân tộc huyện Krông Ana phấn khởi thông tin, sau 4 năm triển khai, hiện nay nhiều mô hình được hỗ trợ đều đang phát huy hiệu quả rất tốt. Đồng bào DTTS được thụ hưởng thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đời sống kinh tế ngày càng nâng lên.

Sau thời gian rèn luyện trong quân ngũ, anh K’Nich trở về buôn Dur 1, xã Dur Kmăl tập trung phát triển kinh tế. Tham gia mô hình tái canh cà phê theo Nghị quyết 07, anh K’Nich được hỗ trợ 600 cây cà phê và 45 cây sầu riêng trồng trên diện tích 6 sào đất nông nghiệp. Canh tác bài bản, khoa học, vườn cây xanh của gia đình anh trở thành mô hình mẫu để bàn con thăm quan, học tập.

Chia sẻ với chúng tôi, anh K’Nich nói: Bản thân vừa là Bí thư Chi bộ, trưởng buôn, muốn nói dân nghe, dân tin và làm theo thì mình phải làm tốt. Năm 2021, tôi nhận hỗ trợ xây dựng mô hình tái canh cà phê theo hướng xen sầu riêng và dành nhiều thời gian chăm sóc cây trồng. Ngoài tham gia các lớp tập huấn, thực hiện tái canh theo đúng quy trình, tôi còn sang Lâm Đồng học hỏi kinh nghiệm, mua thêm giống về ghép để nâng cao năng suất. Đến nay, diện tích cà phê mô hình tái canh đã cho thu bói.

Tổ hợp tác xây dựng buôn Tuôr B nhận được nhiều công trình xây dựng, đời sống của tổ viên được nâng lên
Tổ hợp tác xây dựng buôn Tuôr B nhận được nhiều công trình xây dựng, nhờ đó đời sống của tổ viên được nâng lên

Tổ mô hình tái canh cà phê theo Nghị quyết 07 tại buôn Dur 1 có 5 hộ tham gia, anh K’Nich không chỉ tiên phong phát triển mô hình, mà còn tận tình hướng dẫn 4 thành viên trong tổ cải tạo vườn cà phê xen canh.

Cũng là mô hình tiêu biểu từ thực hiện Nghị quyết 07, Tổ hợp tác Xây dựng buôn Tuôr B, xã Dray Sáp đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng chục lao động. Năm 2020, Tổ hợp tác Xây dựng buôn Tuôr B, với 12 tổ viên đều là người được học nghề xây dựng và bồi dưỡng tay nghề theo các chương trình, chính sách. Tham gia mô hình Nghị quyết 07, Tổ hợp tác được hỗ trợ 1 máy trộn, 10 bộ giàn giáo, 2 xe rùa phục vụ công việc. Trong gần 4 năm hoạt động, Tổ đã nhận thầu nhiều công trình từ tường rào, nhà chăn nuôi đến nhà ở, bình quân thu nhập từ công trình của mỗi tổ viên từ 5 đến 7 triệu đồng mỗi tháng, riêng Tổ trưởng Tổ xây dựng là 12 triệu đồng/tháng.

Ông Y Kun Kbuôr, Tổ trưởng Tổ hợp tác Xây dựng buôn Tuôr B cho biết: Ngoài thành viên chính thức, tổ còn có 20 thợ phụ, thời điểm nhiều việc, làm 2 - 3 nhóm thợ đi làm. Công việc đều, thu nhập đều, thợ phụ 250 nghìn/đồng ngày, thợ chính 350 nghìn/ngày nên đời sống của các gia đình tổ viên, thợ phụ ngày càng khá hơn. Tổ không chỉ xây dựng ở địa phương mà còn được người dân các xã lân cận tin tưởng ký kết xây dựng công trình.

Thực hiện Nghị quyết 07 Phòng Dân tộc huyện Krông Ana hỗ trợ tái canh cà phê hướng xen canh sầu riêng cho nhiều hộ đồng bào DTTS
Thực hiện Nghị quyết 07 Phòng Dân tộc huyện Krông Ana hỗ trợ tái canh cà phê hướng xen canh sầu riêng cho nhiều hộ đồng bào DTTS

Góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS

Huyện Krông Ana có 7 xã và 1 thị trấn, với 72 thôn, buôn, tổ dân phố. Huyện có 26 buôn đồng bào DTTS, hiện vẫn còn 11 buôn đặc biệt khó khăn. Toàn huyện có 30 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 23,54% dân số toàn huyện.

Chú trọng đào tạo nghề, giải quyết việc làm, huyện Krông Ana xây dựng và triển khai hiệu quả các hoạt động đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68,68%, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25,2%, từ năm 2021 đến nay, có 33 người đi xuất khẩu lao động. 

Huyện còn quan tâm tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho học viên đã hoàn thành lớp sơ cấp nghề từ Nghị quyết 07. Qua đó, thay đổi nhận thức, nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn phát triển kinh tế gia đình, áp dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống.

Nghị quyết 07 còn quan tâm xây dựng và triển khai hiệu quả các mô hình phát triển sản xuất, ngành nghề. Một số mô hình đã mang lại hiệu quả thiết thực cho đồng bào DTTS được thụ hưởng.

Mô hình tái canh cà phê xen sầu riêng trở thành mô hình mẫu
Mô hình tái canh cà phê xen sầu riêng trở thành mô hình mẫu

Cụ thể: Huyện đã xây dựng 8 mô hình tổ hợp tác xây dựng, với 80 thành viên; 1 tổ hợp tác may mặc 30 thành viên; hỗ trợ 47 hộ tham gia mô hình thâm canh cây lúa nước trên diện tích 25,8ha; 164 hộ tham gia mô hình tái canh cây cà phê theo hướng xen canh cây sầu riêng, cây điều tại các xã Dray Sáp, Ea Na, Ea Bông, Băng Adrênh và Dur Kmăl, với diện tích tổng diện tích 63,1 ha; hỗ trợ 160 hộ tham gia mô hình cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao (cây dừa) để tạo cảnh quan phát triển buôn du lịch cộng đồng và xây dựng đô thị văn minh với 1,560 cây; hỗ trợ 12 hộ tham gia mô hình cải tạo vườn tạp buôn Kuốp, xã Dray Sáp với diện tích 2,3ha.

Triển khai Nghị quyết 07 linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế, nhiều hộ đồng bào DTTS được thụ hưởng đều nỗ lực vươn lên, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần được nâng lên đáng kể.

Bà H’Ban Niê Kdăm, Trưởng phòng Dân tộc huyện Krông Ana cho biết: Năm 2018, Huyện ủy Krông Ana giao UBND huyện chỉ đạo Phòng Dân tộc đi khảo sát mọi mặt đời sống của đồng bào DTTS. Sau đó, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết 07 về phát triển kinh tế - hội các buôn đồng bào DTTS trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025.

 Huyện ủy chỉ đạo Phòng Dân tộc xây dựng kế hoạch, tham mưu hỗ trợ các mô hình đầu tư hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế. Năm 2020, chương trình đã hỗ trợ các Tổ hợp tác xây dựng, may mặc, mô hình tái canh cà phê theo hướng xen canh, trồng lúa theo hướng an toànKhi triển khai mô hình, phòng phối hợp với Trạm khuyến nông tổ chức tập huấn cho bà con nắm bắt khoa học, kỹ thuật; Đồng thời giám sát, theo dõi phát triển mô hình. Qua 4 năm thực hiện, chúng tôi nhận thấy, các mô hình sát với nhu cầu của người dân và đạt hiệu quả tích cực.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách có thể thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.
Tin nổi bật trang chủ
Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trách nhiệm và nghĩa vụ của HSSV, thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

“Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS là nỗ lực học tập, rèn luyện vì kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” là mong muốn của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh gửi tới các HSSV, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024, trong buổi gặp mặt được tổ chức chiều 27/12, tại Hà Nội.
Khói thuốc lá và những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người xung quanh

Khói thuốc lá và những tác hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của những người xung quanh

Sức khỏe - PV - 4 giờ trước
Khói thuốc lá không chỉ gây hại cho người hút trực tiếp mà còn tác động nghiêm trọng đến những người xung quanh – những "nạn nhân thầm lặng" của khói thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng mỗi năm có hơn 1,2 triệu người tử vong do hút thuốc lá thụ động, chiếm gần 15% tổng số ca tử vong liên quan đến thuốc lá. Nguy hiểm hơn, những người không hút thuốc nhưng sống chung hoặc làm việc cùng người hút thuốc vẫn phải hít phải khói thuốc và đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết này sẽ làm rõ tác hại của khói thuốc lá đối với những người xung quanh và kêu gọi hành động để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những

Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Vẫn còn những "điểm nghẽn" cần tháo gỡ trong giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho lao động DTTS

Xã hội - Tào Đạt - 6 giờ trước
Triển khai thực hiện Tiểu dự án 3 - Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), đã và đang mang lại nhiều chuyển biến tích cực về giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng đồng bào DTTS tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng. Tuy nhiên, để chủ trương, chính sách có thể thực sự đi vào cuộc sống thì vẫn cần tháo gỡ các vướng mắc. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Thanh, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thị xã Vĩnh Châu.
Sơn Dương (Tuyên Quang): Nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống

Sơn Dương (Tuyên Quang): Nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 7 giờ trước
Huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có 21 dân tộc cùng sinh sống, hội tụ nhiều giá trị văn hoá. Những năm qua, bằng nhiều giải pháp linh hoạt, Sơn Dương đã nỗ lực, bảo tồn và phát huy nét đẹp truyền thống của các dân tộc.
Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Đầu tư nguồn lực phát triển hệ thống trường dự bị đại học dân tộc nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS

Giáo dục - Hà Anh - 22:17, 27/12/2024
Nhiều năm qua, hệ thống trường Dự bị đại học dân tộc trên phạm vi toàn quốc luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư nguồn lực phát triển cả về con người và cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ đào tạo giảng dạy, tạo nguồn cán bộ đặc biệt là người DTTS. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nguồn lực từ Tiểu dự án 2, thuộc Dự án 4, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 1, từ 2021 -2025 đã dành riêng để đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp

Kiện toàn, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc các cấp

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 22:12, 27/12/2024
Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025 được đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025, do UBND tỉnh Lào Cai tổ chức, chiều 27/12.
15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát

15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 27/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc. 15 ngày xóa hơn 160 nhà tạm, nhà dột nát . Người tiên phong ở bản Hà Lệt. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Điểm lại một số thành tựu nổi bật của ngành Nông nghiệp năm 2024

Kinh tế - Hoàng Minh - 22:09, 27/12/2024
Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn khẳng định vai trò trụ đỡ, điểm tựa của nền kinh tế đất nước, bảo đảm an sinh xã hội quốc gia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu và sẵn sàng phát huy lợi thế để cùng với đất nước bước vào kỉ nguyên mới.
Kon Tum: Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Kon Tum: Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình

Trang địa phương - Ngọc Chí - 22:08, 27/12/2024
Sáng 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thi giao lưu sáng kiến truyền thông về thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình năm 2024.
Kon Tum: Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS

Kon Tum: Tuyên dương những tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS

Gương sáng - Ngọc Chí - 22:08, 27/12/2024
Sáng 27/12, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị biểu dương các thanh niên, học sinh, sinh viên, hội viên, Người có uy tín tiêu biểu và tấm gương khởi nghiệp thành công ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024

Cần Thơ: Nhiều kết quả tích cực trong thực hiện công tác dân tộc năm 2024

Công tác Dân tộc - Tào Đạt - 22:06, 27/12/2024
Ngày 27/12, Ban Dân tộc TP. Cần Thơ đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Ông Trần Việt Trường - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ đã đến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Nghệ An: Tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2024

Nghệ An: Tổng kết công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2024

Công tác Dân tộc - Việt Lê - 21:57, 27/12/2024
Chiều 27/12, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và chính sách dân tộc năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.