Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề: Hướng đến một thế hệ lao động toàn cầu

PV - 12:29, 05/06/2018

Trong bối cảnh thị trường lao động khu vực và thế giới rộng mở, việc hình thành một thế hệ lao động toàn cầu, đủ kỹ năng, kiến thức đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp nước ngoài là hết sức cần thiết. Trong xu thế đó, 2 trường Cao đẳng (CĐ) Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ và CĐ Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn đã hợp tác với Học viện Chisholm (Australia), mở các lớp nghề trình độ quốc tế nhằm tạo ra một thế hệ lao động toàn cầu.

Sau khi được chứng nhận đạt chuẩn kiểm định theo tiêu chuẩn chất lượng của Australia, những ngày cuối tháng 1/2018, Trường CÐ Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn và Trường CÐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ chính thức triển khai đào tạo các lớp nghề CĐ trình độ quốc tế, với 3 ngành học là: công nghệ sinh học, cơ điện tử và điện tử công nghiệp.

Sinh viên lớp công nghệ sinh học, Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ trong giờ thực hành. Sinh viên lớp công nghệ sinh học, Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ trong giờ thực hành.

Để chuẩn bị cho việc dạy nghề theo tiêu chuẩn quốc tế, các trường đã cho giảng viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ tại Australia. Đến thời điểm hiện tại, các giáo viên phụ trách giảng dạy tại các lớp nghề trình độ quốc tế trên địa bàn tỉnh đều đã có kỹ năng, phương pháp đào tạo, đảm bảo chuẩn đứng lớp đạt Chứng chỉ đào tạo và đánh giá IV, Bằng CĐ nâng cao về nghề tại Australia.

Về những điểm khác biệt trong đào tạo nghề theo chương trình chuyển giao của Australia, ông Nguyễn Trung Tiến, Hiệu trưởng nhà Trường chia sẻ: “Quan điểm đào tạo của Australia là đào tạo song hành với đánh giá. Ở Việt Nam, chúng ta hay đánh giá sinh viên khi kết thúc học kỳ. Nhưng tại chương trình đào tạo chuyển giao này, chúng ta đánh giá sinh viên sau mỗi kỹ năng thực hiện. Sẽ không có quan điểm là đậu hay rớt, điểm cao hay thấp mà chỉ có hai mức đánh giá là đạt hay không đạt. Chính vì thế, sinh viên sẽ không bị áp lực nặng nề về điểm số, thi cử mà tập trung rèn luyện kỹ năng, đảm bảo đạt được các chuẩn năng lực đầu ra theo yêu cầu của gói đào tạo”.

Còn anh Nguyễn Lê Công Minh, giảng viên nghề công nghệ sinh học cho hay: “Với quan điểm đào tạo thiên về thực hành, mỗi sinh viên của chương trình thí điểm đào tạo nghề trình độ quốc tế đều có cơ hội thực hành như nhau, đảm bảo cứ mỗi sinh viên vào thực hành lại có riêng một bộ thiết bị. Có bao nhiêu sinh viên buộc phải có bấy nhiêu bộ. Điểm này rất khác với chương trình đào tạo trước đây của chúng ta bởi do hạn chế về chi phí đầu tư, số lượng thiết bị thực hành ít, nhiều sinh viên phải dùng chung một bộ thực hành”.

Trong quá trình học, ngoài sự giảng dạy trực tiếp của các giảng viên người Việt Nam còn có sự tham gia đào tạo, hướng dẫn từ các chuyên gia nước ngoài, các suất học bổng cho sinh viên, bồi dưỡng giảng viên từ các trường nước ngoài có ý nghĩa quan trọng.

“Dù đã tiếp cận với chương trình đào tạo được chuyển giao từ Học viện Chisholm trước đó và đang truyền đạt, hướng dẫn cho sinh viên theo đúng chương trình, nhưng sự có mặt của các chuyên gia nước ngoài có nhiều ý nghĩa. Từ khi mở lớp tới nay, các chuyên gia Australia đã 3 lần về làm việc với các trường. Thông qua chuyến làm việc, nhất là khi tiếp xúc với các sinh viên, tìm hiểu về thuận lợi và khó khăn của các em, chuyên gia Australia đã tư vấn thêm về phương pháp giảng dạy phù hợp, điều mà nếu chỉ trao đổi qua email, chúng tôi khó mà tháo gỡ, giải đáp hết được”, anh Nguyễn Lê Công Minh, chia sẻ thêm.

Điểm chung dễ nhận thấy của các chuyên gia Australia là, họ quan sát rất kỹ cách sinh viên thực hành, góp ý ngay lập tức cho sinh viên; đồng thời yêu cầu toàn bộ sinh viên phải có cơ hội thực hành tốt nhất. Vì thế, dù mới chỉ tiếp cận với những bài học chuyên ngành đầu tiên song nhiều sinh viên đã bày tỏ ấn tượng với chương trình đào tạo trình độ quốc tế.

Em Tăng Thị Thu Vân (sinh viên nghề công nghệ sinh học tại Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ) cho biết: Học theo giáo trình nước ngoài giúp người học nâng cao kỹ năng nghề nghiệp và nắm vững các kiến thức chuyên sâu về công nghệ. Bên cạnh đó, những tiết học đầu tiên trong chương trình chuyên ngành của chúng tôi là về an toàn trong phòng thí nghiệm. Ở đó nhấn mạnh: An toàn lao động và sức khỏe là một trong những tiêu chuẩn cốt lõi, buộc phải nắm vững trước khi học nghề.

LÊ PHƯƠNG

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Đề xuất năm học 2025-2026, trẻ em mầm non, học sinh phổ thông cả nước được miễn, hỗ trợ học phí

Thời sự - Hoàng Quý - 20 phút trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh: Chìa khóa nâng cao năng lực cạnh tranh ngành chăn nuôi Việt Nam

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước áp lực tái cơ cấu mạnh mẽ để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, việc xây dựng các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc. Đây không chỉ là chìa khóa để mở rộng thị trường xuất khẩu, mà còn là nền tảng để nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của cả ngành.
Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Người đàn ông ở Lai Châu bị ngộ độc do ăn nấm lạ

Tin tức - Anh Trúc - 32 phút trước
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu vừa cứu sống một người đàn ông bị ngộ độc do ăn nấm lạ.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời sự - Hoàng Quý - 34 phút trước
Sáng 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Sầu riêng Việt Nam đón tin vui

Tin tức - Anh Trúc - 3 giờ trước
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa chính thức công nhận thêm 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Bộ Y tế triển khai tháng cao điểm kiểm tra về dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Trong tháng cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ từ 15/5 kéo dài đến 15/6/2025, Bộ Y tế đã thành lập 15 tổ kiểm tra liên quan đến lĩnh vực dược, mỹ phẩm, y dược cổ truyền, sữa, thực phẩm chức năng, thiết bị y tế...
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Làng “nhiều không” và những hệ lụy khôn lường (Bài 2)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 4 giờ trước
Tình trạng chồng lấn địa giới hành chính giữa tỉnh Quảng Nam và Kon Tum khiến thôn 3, xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh bị bỏ quên trong suốt nhiều năm. Hơn 1.000 người dân Xơ Đăng sinh sống tại đây đang phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là khó khăn về hạ tầng cơ sở như điện, đường, trường học, trạm y tế và sóng điện thoại.
Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Nghệ An: Khó khăn còn lại trên tuyến giao thông vào các xã vùng lòng hồ ở Tương Dương

Xã hội - An Yên - 4 giờ trước
Dự án trọng điểm, sử dụng nguồn vốn thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 xây dựng đường vào các xã vùng lòng hồ thuộc huyện Tương Dương, góp phần cải thiện điều kiện đi lại cho người dân các xã vùng sâu vùng xa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Hơn hết, là hoàn thành tiêu chí xã “trắng” đường giao thông ở Nghệ An. Hiện nay, tuyến đường này chỉ còn lại một khó khăn duy nhất, là hạng mục cầu xây dựng hoàn toàn trên lòng hồ thủy điện.
Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa sen hồng bên miệng núi lửa Ia Băng. Chùa Thiên Tượng - Hoan Châu đệ nhị danh thắng. Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mông xã Pà Cò. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

“Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: “Viên ngọc thô” trong cánh rừng Mẫu Sơn. Chùa Phúc Sơn trên núi Phượng Hoàng. Gìn giữ và truyền dạy nghề thêu của người Dao Đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.