Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hơn 25 triệu người Ấn Độ mắc COVID-19, số ca nhiễm mới/ngày ở Malaysia cao nhất kể từ tháng 1

PV - 10:14, 19/05/2021

Đến sáng 19/5, thế giới có trên 164,7 triệu người mắc COVID-19, trong đó hơn 3,41 triệu trường hợp đã tử vong vì đại dịch này.

Hơn 164,7 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)
Hơn 164,7 triệu người trên thế giới đã nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: AP)

Quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất bởi dịch COVID-19vẫn là Mỹ với trên 33,7 triệu ca mắc và gần 601.200 trường hợp tử vong. Trong ngày qua, Mỹ ghi nhận thêm hơn 20.300 người nhiễm virus SARS-CoV-2.

Mỹ sẽ xuất khẩu 80 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng 6 tới nhằm hỗ trợ các nước đẩy lùi dịch COVID-19. Quyết định trên đánh dấu lần đầu tiên Mỹ chia sẻ số vaccine vốn chỉ được phép tiêu thụ nội địa cho các nước. Số vaccine trên sẽ bao gồm 20 triệu liều của các hãng Pfizer, Moderna hoặc Johnson & Johnson vốn trước đây chỉ được phép tiêu thụ nội địa tại Mỹ, cùng 60 triệu liều vaccine AstraZeneca mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên kế hoạch cung cấp cho các nước khác. Tổng thống Biden không nêu rõ những nước nào được ưu tiên sử dụng số vaccine trên, tuy nhiên cho biết sẽ phối hợp với chương trình COVAX trong việc phân phối.

Hiện chính quyền Tổng thống Biden đang phải chịu sức ép lớn trước những lời kêu gọi sử dụng số lượng vaccine dư thừa lớn trong nước để giúp các nước khác. Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng Giám đốc WHO Tedros vừa lên tiếng cảnh báo, thế giới đã đi đến tình trạng "phân biệt trầm trọng về vaccine", không chỉ đối mặt với nguy cơ này nữa.

Tại tâm dịch COVID-19 lớn thứ hai thế giới Ấn Độ, vào ngày 18/5, nước này ghi nhận hơn 267.100 ca mắc mới COVID-19. Như vậy, kể từ đầu dịch đến nay, quốc gia Nam Á này ghi nhận tổng số ca mắc COVID-19 ở mức hơn 25,4 triệu ca, đứng thứ hai thế giới về tổng số ca nhiễm, sau Mỹ. Cùng ngày, Ấn Độ báo cáo hơn 267.100 ca nhiễm COVID-19 mới, mức thấp nhất trong hơn 3 tuần qua, và trên 283.200 trường hợp tử vong.

Chỉ trong vòng một tháng qua, số ca mắc COVID-19 của Ấn độ đã tăng gấp 3 lần, còn số ca tử vong tăng gấp 6 lần, con số thể hiện sự tàn phá nặng nề của dịch bệnh. Trước tình hình này, Ấn Độ đã phát hành 2-DG, loại thuốc điều trị COVID-19 có khả năng giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn và giúp giảm phụ thuộc vào oxy bổ sung. Theo giới chức Ấn Độ, loại thuốc này giúp mang lại tia hy vọng mới cho đất nước ứng phó với tình trạng dịch hiện nay. Lô hàng đầu tiên gồm 10.000 liều thuốc 2-DG sẽ được bán ra thị trường trong tuần tới.

Theo Hiệp hội Y khoa Ấn Độ, ít nhất 269 bác sĩ đã tử vong kể từ khi làn sóng COVID-19 thứ hai tấn công Ấn Độ. Với con số này, trung bình có 20 - 25 bác sĩ Ấn Độ tử vong mỗi ngày. Hiện Ấn Độ đang bị thiếu trầm trọng nhân viên y tế tại các khoa điều trị tích cực. Trước tình hình trên, nhiều sinh viên y khoa Ấn Độ đã tốt nghiệp đại học tại Nga, Trung Quốc và Ukraine đã kêu gọi Chính phủ Ấn Độ cho phép họ tham gia cuộc chiến chống COVID-19 thay vì phải chờ được cấp phép hành nghề trong nước.

Đến nay, Ấn Độ ghi nhận trên ca mắc và hơn trường hợp tử vong vì COVID-19. (Ảnh: AP)
Đến nay, Ấn Độ ghi nhận trên ca mắc và hơn trường hợp tử vong vì COVID-19. (Ảnh: AP)

Trong 24 giờ qua, Brazil ghi nhận trên 71.700 ca mắc COVID-19. Đến nay, hơn 439.000 bệnh nhân COVID-19 đã không qua khỏi trong tổng số trên 15,7 triệu người nhiễm bệnh ở quốc gia này.

Tượng Chúa Cứu thế ở Rio de janeiro của Brazil vào cuối tuần qua được thắp sáng với dòng chữ mang thông điệp đặc biệt: "Đoàn kết vì vaccine". Đây là sự kiện được Phong trào bình đẳng vaccine Brazil khởi xướng với sự hỗ trợ của Công ty quảng cáo Ogilvy nổi tiếng. Nội dung là kêu gọi sự bình đẳng vaccine trong bối cảnh là dịch bệnh đang tiếp tục lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới và những nước đang phát triển vẫn chật vật với nguồn cung vaccine hạn hẹp. Bản thân Brazil cũng đang trong tình trạng thiếu vaccine, trong khi số ca nhiễm mới hàng ngày vẫn là hàng chục nghìn trường hợp.

Từ ngày 19/5, Pháp đã bắt đầu nới lỏng hạn chế sau 6 tuần phong tỏa. Tất cả cửa hàng, bao gồm cả các cửa hàng không thiết yếu, trung tâm mua sắm lớn được phép mở cửa trở lại, quy mô 8 m2/khách hàng. Các bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim và phòng hòa nhạc, không gian ngoài trời tại các quán cà phê và nhà hàng cũng được mở cửa với 50% công suất, giới hạn 6 người/bàn.

Trong những ngày qua, số ca bệnh phải điều trị tích cực tại Pháp đã giảm xuống. Chương trình tiêm chủng cũng được đẩy mạnh đã tạo đà cho Pháp thúc đẩy mở cửa trở lại. Đến nay, hơn 20 triệu người dân, tương đương 30% dân số Pháp đã tiêm ít nhất 1 liều vaccine.

Tình hình dịch COVID-19 tại một số nước Đông Nam Á tiếp tục diễn biến phức tạp, buộc chính quyền nhiều nước thắt chặt các biện pháp kiểm soát. Từ ngày 18/5, 30/34 tỉnh, thành phố của Indonesia tiếp tục thực hiện lệnh hạn chế hoạt động dự kiến sẽ được kéo dài đến hết tháng 5. Riêng 4 tỉnh còn lại là Maluku, Tây Sulawesi, Bắc Maluku và Gorontalo không phải thực hiện do tỷ lệ lây nhiễm thấp.

Đây là biện pháp mới nhất của Indonesia nhằm ngăn chặn nguy cơ bùng phát đỉnh dịch mới tại nước này sau kỳ nghỉ lễ Eid al-Fitr của người Hồi giáo, nhiều người dân về quê bất chấp lệnh cấm đi lại của Chính phủ. Theo thống kê mới nhất, trong 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận thêm gần 4.200 ca nhiễm mới COVID-19, nâng tổng số người nhiễm tại nước này lên hơn 1,74 triệu trường hợp, trên 48.400 bệnh nhân đã tử vong.

Từ ngày 18/5, Indonesia đã bắt đầu chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 do doanh nghiệp tài trợ. Theo đó các công ty tư nhân có thể mua vaccine và cung cấp cho người lao động cũng như người nhà của họ. Mục tiêu là đẩy nhanh chương trình tiêm chủng của Indonesia. Cụ thể, từ tháng 8 hoặc muộn nhất là tháng 9 tới, Indonesia có thể tiêm chủng cho khoảng 70 triệu người. Đến nay, Indonesia đã tiêm phòng cho khoảng 14 triệu người, trong đó 9 triệu người đã được tiêm đủ 2 liều. Vaccine Sinopharm của Trung Quốc là vaccine đầu tiên được Indonesia cấp phép cho chương trình tiêm chủng tư nhân. Còn về chương trình tiêm chủng của Chính phủ, Indonesia đã phê duyệt vaccine Sinovac của Trung Quốc, Novavax và Pfizer của Mỹ và AstraZeneca của Anh.

Indonesia thực hiện lệnh hạn chế hoạt động tại 30/34 tỉnh, thành phố. (Ảnh: AP)
Indonesia thực hiện lệnh hạn chế hoạt động tại 30/34 tỉnh, thành phố. (Ảnh: AP)

Tại Singapore, trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 trong những ngày qua, nước này đang tính đến việc điều chỉnh chiến lược tiêm vaccine. Theo đó, Singapore sẽ tập trung vaccine để ưu tiên tiêm cho càng nhiều người càng tốt, dù chỉ là 1 mũi tiêm. Để làm được điều này, Singapore sẽ tăng thời gian tiêm mũi thứ 2 lên 6 đến 8 tuần, thay vì 4 tuần như hiện nay. Điều này được cho là không ảnh hưởng đến hiệu quả của vvaccine. Đến nay, đã có 1/4 dân số Singapore được tiêm đủ 2 liều vaccine và có ít nhất 1/3 dân số đã được tiêm ít nhất 1 mũi.

Việc đẩy nhanh chương trình tiêm vắc xin được xem là yếu tố quan trọng để Singapore ứng phó tình hình dịch COVID-19 hiện nay. Ngày 17/5, nước này tiếp tục ghi nhận 21 ca nhiễm cộng đồng mới, trong đó có 11 ca chưa rõ nguồn gốc. Đến nay, Singapore báo cáo trên 61.600 ca mắc COVID-19, bao gồm 31 trường hợp thiệt mạng.

Ngày 18/5, Malaysia thông báo 4.865 ca mắc mới, mức tăng theo ngày cao nhất kể từ ngày 31/1 và cũng là số ca nhiễm mới trong một ngày cao thứ 4 kể từ khi đại dịch bùng phát ở nước này. Nước này cũng ghi nhận 47 ca tử vong vì COVID-19 trong ngày 18/5.

Quan chức cấp cao của Bộ Y tế Malaysia, Tiến sỹ Noor Hisham Abdullah cho biết, bang Selangor tiếp tục là địa phương ghi nhận số ca nhiễm mới hàng ngày nhiều nhất cả nước với 1.743 ca. Đến nay, Malaysia xác nhận tổng cộng trên 479.400 trường hợp mắc và gần 2.000 ca tử vong vì COVID-19.

Thủ tướng Lào đã yêu cầu mua thêm vaccine và đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Phát biểu tại cuộc họp trực tuyến chiều 17/5 bàn về công tác phòng chống COVID-19, Thủ tướng Lào Phankham Viphavan đã chỉ đạo các bộ ngành liên quan tìm kiếm nguồn cung và mua thêm vaccine để đẩy nhanh chương trình tiêm chủng quốc gia, coi đây là ưu tiên hàng đầu và cần được đẩy mạnh hơn nữa.

Bộ Y tế Lào chiều 18/5 cho biết, nước này ghi nhận 49 ca nhiễm mới, trong đó trừ 15 ca nhập cảnh và được cách ly ngay tại tỉnh Champasak, số còn lại đều là các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng. Trong khi thủ đô Vientiane chỉ có 8 ca mắc mới, tỉnh Bokeo tiếp tục là điểm nóng dịch bệnh khi ghi nhận 26 trường hợp, trong đó có 25 người được phát hiện tại huyện Ton Pheung, nơi có đặc khu kinh tế Tam Giác Vàng, nâng tổng số người nhiễm tại tỉnh này từ ngày 22/4 đến nay lên 310 người, chủ yếu được phát hiện tại Ton Pheung. Hiện Lào ghi nhận tổng cộng 1.687 ca nhiễm, trong đó 686 người đã khỏi bệnh và 2 ca tử vong.

Ngày 18/5, Campuchia đắt bắt đầu tiêm vaccine cho người dân tại thủ đô Phnom Penh. Mục tiêu là đẩy nhanh quá trình tiêm chủng trước khi số ca nhiễm và tử vong gia tăng do virus SARS-CoV-2. Vaccine được sử dụng là vaccine Sinovac của Trung Quốc. Campuchia có kế hoạch tiêm vaccine cho ít nhất 10 triệu người trong tổng số 16 triệu dân số.

Campuchia trong ngày 18/5 đã ghi nhận 345 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên gần 22.900 người, trong đó có 156 trường hợp tử vong.

Cùng ngày, Nhật Bản thông báo áp đặt các quy định nghiêm ngặt hơn trong kiểm soát nhập cảnh từ Bangladesh, Maldives và Sri Lanka. Quy định được đưa ra khi những nước này đang gia tăng số ca nhiễm virus biến thể mới phát hiện tại Ấn Độ. Cụ thể, những người nước ngoài thường trú tại Nhật có lịch sử đi đến Bangladesh và Maldives sẽ bị cấp nhập cảnh trong thời gian này, trừ khi thuộc trường hợp đặc biệt. Công dân Nhật Bản đi du lịch từ 3 quốc gia đó và người nước ngoài thường trú tại Nhật Bản đến từ Srilanka sẽ phải cách ly tại 1 cơ sở do Chính phủ chỉ định trong 6 ngày. Các quy định này sẽ có hiệu lực từ ngày 20/5.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Khởi động Năm du lịch Tuyên Quang 2024

Tối 27/4, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuyên Quang, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Năm du lịch tỉnh Tuyên Quang 2024. Tham dự Lễ khai mạc có các vị lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang; lãnh đạo Cục Du lịch quốc gia Việt Nam; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Hà Giang, Lạng Sơn cùng đông đảo Nhân dân và du khách thập phương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng

Thời sự - BDT - 2 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 41/CĐ-TTg ngày 27/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng.
Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Khánh thành thêm 2 dự án huyết mạch, cả nước có hơn 2.000 km cao tốc

Thời sự - PV - 19:10, 28/04/2024
Chiều 28/4, tại tỉnh Ninh Thuận, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo và thông xe đưa vào khai thác cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt (đoạn từ Diễn Châu đến Quốc lộ 46B) - hai dự án thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng chiều dài đường cao tốc trên cả nước vượt mốc hơn 2.000 km.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thực hiện các giải pháp đồng bộ đưa Ninh Thuận phát triển nhanh và bền vững

Thời sự - PV - 11:05, 28/04/2024
Sáng 28/4, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, nhân dịp Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng tỉnh Ninh Thuận (16/4/1975 - 16/4/2024) và Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư tỉnh Ninh Thuận với chủ đề “Ninh Thuận - Miền đất hội tụ những giá trị khác biệt”.
Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Du lịch - Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024
Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Sắc màu 54 - PV - 08:43, 28/04/2024
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Người chắp cánh ước mơ cho học sinh DTTS

Giáo dục - Hờ Bá Hùa - 08:38, 28/04/2024
Gần 26 năm gắn bó với học sinh các DTTS ở xứ Nghệ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Thị Kiều Hoa, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An đã dìu dắt biết bao thế hệ học trò miền núi vượt khó vươn lên, chinh phục ước mơ, tự tin bay ra “biển lớn”. Đồng thời, cô đóng góp quan trọng đưa trường THPT Dân tộc nội trú Nghệ An trở thành một địa chỉ giáo dục uy tín, chất lượng, không chỉ của tỉnh Nghệ An mà của cả hệ thống các trường Dân tộc nội trú trong toàn quốc.
Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Thảo thơm lễ vật dâng Vua

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thanh - 08:25, 28/04/2024
Với người Việt Nam, Vua Hùng là vị Vua Thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc. Thờ cúng Hùng Vương là một tín ngưỡng thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” ăn sâu vào tâm thức mỗi người con dân Việt xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử. Trong các dịp lễ hội, các thế hệ con Lạc cháu Hồng trên quê hương Đất Tổ luôn có những lễ vật dâng cúng Vua Hùng, thể hiện lòng thành kính, hiếu nghĩa, thảo thơm đối với các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.
Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp xúc cử tri tại An Giang

Thời sự - PV - 21:15, 27/04/2024
Ngày 27/4, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang đã tiếp xúc cử tri tại huyện Thoại Sơn và thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang trước Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Kỳ nghỉ lễ, cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng, thời tiết chưa từng có trong 10 năm qua

Môi trường sống - Minh Nhật - 17:13, 27/04/2024
Trong kỳ nghỉ lễ 5 ngày tới đây, nắng nóng gay gắt diễn ra trên khắp cả nước ta, có những nơi nắng nóng đặc biệt gay gắt. đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua mà cả 3 miền ở nước ta đều xảy ra nắng nóng trong kỳ nghỉ lễ như vậy.
U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

U23 châu Á: Uzbekistan khiến Saudi Arabia trở thành cựu vương

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 17:07, 27/04/2024
Trong trận tứ kết giải U23 châu Á, đương kim vô địch Saudi Arabia đã thất bại trước Uzbekistan với tỉ số 2-0, qua đó chính thức mất đi cơ hội bảo vệ chức vô địch của mình.