Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội nghị liên kết phát triển du lịch Sơn La - Hủa Phăn năm 2024

Minh Nhật - 07:21, 22/03/2024

Ngày 21/3 tại tỉnh Hủa Phăn - nước CHDCND Lào, đã diễn ra Hội nghị liên kết phát triển du lịch Sơn La - Hủa Phăn năm 2024.

Toàn cảnh Hội nghị
Toàn cảnh Hội nghị

Sự kiện nằm trong khuôn khổ của hoạt động “Ngày hội Du lịch văn hóa Sơn La - Hủa Phăn” năm 2024, được tổ chức từ ngày 21 - 23/3, tại Hủa Phăn, do Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Sơn La phối hợp với Sở Thông tin Văn hóa và Du lịch tỉnh Hủa Phăn tổ chức, với nhiều hoạt động du lịch, văn hóa đặc sắc.

Gắn kết tình đoàn kết Việt - Lào

Hội nghị có sự tham dự của bà Tráng Thị Xuân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La (Việt Nam); ông Phút Phăn - Kẹo Vông Xay - Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn (Lào) cùng đại diện các sở, ngành, huyện của Sơn La và Hủa Phăn; Câu lạc bộ lữ hành Unesco TP. Hà Nội cùng đại diện của gần 100 công ty lữ hành, doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực du lịch của TP. Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn.

Bà Hoàng Ngân Hoàn - Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Sơn La cho biết: "Hội nghị liên kết phát triển du lịch Sơn La - Hủa Phăn được tổ chức nhằm đẩy mạnh hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Sơn La- Hủa Phăn mãi mãi xanh tươi đời đời bền vững. Qua đó, tăng cường liên kết, hợp tác phát triển toàn diện; tạo cơ hội quảng bá, giới thiệu về văn hóa, con người, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của hai tỉnh, hai quốc gia đến với du khách trong nước và quốc tế từ đó hình thành, mở rộng kết nối tuyến du lịch Sơn La - Hủa Phăn".

Theo bà Hoàn, Hội nghị là dịp để giới thiệu các sản phẩm du lịch của 2 tỉnh, xây dựng Tour du lịch mới Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn. Đồng thời bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng về thủ tục hành chính liên quan đến xuất nhập cảnh phục vụ phát triển du lịch; trao đổi thông tin, tìm kiếm cơ hội liên kết, hợp tác, phát triển sản phẩm du lịch, tour du lịch của doanh nghiệp hai tỉnh....

Sơn La và Hủa Phăn là hai tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội và có nền văn hóa tương đồng. Núi liền núi, sông liền sông, có truyền thống lịch sử, tình đoàn kết, hữu nghị đặc biệt, gắn bó keo sơn. Sơn La và Hủa Phăn đều là nơi có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, con người thân thiện, mến khách, đậm đà bản sắc dân tộc. Sơn La có di tích quốc gia đặc biệt Khu căn cứ cách mạng Việt Nam - Lào, Hủa Phăn có Khu di tích lịch sử cách mạng Lào; giữa 2 tỉnh có chung đường biên giới, dài 242,042 km, có 2 cặp cửa khẩu chính (gồm: Cặp Cửa khẩu Quốc tế Loóng Sập và Cửa khẩu Quốc gia Pa Háng; Cửa khẩu Quốc gia Chiềng Khương và Cửa khẩu Quốc gia Bản Đán).

Ông Phút Phăn - Kẹo Vông Xay - Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn Phút Phăn - Kẹo Vông Xay phát biểu khai mạc hội nghị.
Ông Phút Phăn - Kẹo Vông Xay - Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn Phút Phăn - Kẹo Vông Xay phát biểu khai mạc hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phút Phăn - Kẹo Vông Xay - Phó Tỉnh trưởng tỉnh Hủa Phăn nhấn mạnh: Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh Kỷ niệm 69 năm ngày thành lập Đảng cách mạng nhân dân Lào và nhằm tăng cường hợp tác, quảng bá sản phẩm du lịch và thu hút khách du lịch từ tỉnh Hủa Phăn sang tỉnh Sơn La và ngược lại. Đồng thời, tạo cơ hội cho các đơn vị doanh nghiệp du lịch hai bên được gặp gỡ, trao đổi thông tin về du lịch, dịch vụ du lịch ngày càng có chất lượng tốt hơn.

“Chúc tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào nói chung và Sơn La - Hủa Phăn nói riêng mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”, ông Phút Phăn - Kẹo Vông Xay nhấn mạnh.

Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La - Tráng Thị Xuân nêu cụ thể: Trong những năm qua, hoạt động hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam - Lào, Sơn La - Hủa Phăn không ngừng được nâng cao và đã giành được những kết quả quan trọng.

Bà Tráng Thị Xuân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La phát biểu tại Hội nghị
Bà Tráng Thị Xuân - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La phát biểu tại Hội nghị

Năm 2023, sự phối hợp giao lưu văn hóa và phát triển du lịch ngày càng được mở rộng. Trong tương lai không xa, cặp cửa khẩu Loóng Sập và Pa Háng sẽ chính thức trở thành cửa khẩu quốc tế; Mộc Châu - Sơn La được Tổ chức giải thưởng du lịch thế giới (World Treval Awards) công nhận là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới”, Mộc Châu sẽ chính thức được công nhận là Khu du lịch quốc gia theo quy định của Luật Du lịch, Sơn La đang phấn đấu trở thành Trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc Việt Nam. Đã đón 4,65 triệu lượt khách, trong đó có rất nhiều du khách muốn trải nghiệm, tham quan du lịch Sơn La - Hủa Phăn để tìm hiểu về văn hóa, con người tại Hủa Phăn, về hình ảnh “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp”.

Theo bà Tráng Thị Xuân, việc tổ chức Ngày hội Du lịch Văn hóa Sơn La - Hủa Phăn với chủ đề “Bản tình ca Sơn La - Hủa Phăn” là sự kiện hết sức quan trọng, đặc biệt là việc tổ chức khảo sát, đánh giá các sản phẩm du lịch, xây dựng Tour du lịch mới Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn và Tổ chức Hội nghị liên kết phát triển du lịch nhằm cụ thể hóa các hoạt động hợp tác phát triển du lịch Sơn La - Hủa Phăn, xây dựng sản phẩm du lịch mới để tạo sức hấp dẫn cho du lịch Sơn La - Hủa Phăn; tạo cơ hội hợp tác, đưa ra các giải pháp kích cầu, hỗ trợ phát triển du lịch giữa hai tỉnh,

Đây cũng là dịp để nghiên cứu, bàn các giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về thủ tục xuất nhập cảnh, tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng trong việc đưa - đón khách du lịch giữa hai nước Việt Nam - Lào, hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn để du lịch phát triển, góp phần tạo việc làm tăng thu nhập cho người dân hai tỉnh xóa đói giảm nghèo đặc biệt là vùng DTTS, vùng biên giới.

Xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, chất lượng

Tại hội nghị, ông Phùng Xuân Khánh - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Tiên Phong (Hà Nội) - Trưởng ban Xúc tiến - Câu lạc bộ Lữ hành Unesco Hà Nội đã trình bày Tour du lịch mới Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn và những khó khăn, vướng mắc; trình chiếu clip chương trình khảo sát tuyến du lịch mới này do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La phối hợp với Sở TTVH&DL tỉnh Hủa Phăn cùng với Câu lạc bộ Unesco Hà Nội và Công ty Du lịch Tiên Phong thực hiện. Từ đó cho thấy, đây là sản phẩm du lịch độc đáo, sẽ góp phần tạo sức hấp dẫn mới, thu hút khách du lịch đến với Sơn La và Hủa Phăn đông hơn, ở dài ngày hơn và sử dụng nhiều dịch vụ hơn mà trong thời gian tới chúng ta cần khai thác, phát huy.

Ông Phùng Xuân Khánh - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Tiên Phong (Hà Nội) trình bày tour du lịch mới Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn
Ông Phùng Xuân Khánh - Giám đốc Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Tiên Phong (Hà Nội) trình bày tour du lịch mới Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn

Hội nghị đã nghe 7 báo cáo, Video Clip và nhiều ý kiến tham luận từ các chuyên gia, các nhà quản lý, các công ty, doanh nghiệp và Hiệp hội du lịch của hai tỉnh Hủa Phăn và Sơn La. Hội thảo tập trung thảo luận, bàn sâu những vấn đề cần thiết về xây dựng sản phẩm du lịch, Tour du lịch mới Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn; đưa ra các chương trình kích cầu, cam kết hỗ trợ phát triển du lịch giữa Sơn La và Hủa Phăn, đồng thời bàn các giải pháp tháo gỡ những khó khăn vướng mắc về thủ tục xuất nhập cảnh để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.

Kết thúc hội nghị, Lãnh đạo hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn ghi nhận và biểu dương tinh thần hợp tác, phát triển của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam và Lào đã có nhiều nội dung hết sức thiết thực, hiệu quả và ý nghĩa, đặc biệt là việc đưa ra các chương trình hỗ trợ, kích cầu, ký kết Biên bản hợp tác về liên kết phát triển du lịch cũng như kỳ vọng những nội dung đã ký cam kết sẽ được triển khai thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.

Hai bên cùng thống nhất cần tiếp tục phối hợp, triển khai có hiệu quả các hoạt động phát triển Du lịch - Văn hóa nhằm khẳng định vị trí, vai trò của Du lịch hai tỉnh Sơn La - Hủa Phăn trên bản đồ Du lịch của Việt Nam - Lào.

Đẩy mạnh hợp tác trao đổi các thông tin, xây dựng sản phẩm du lịch, thị trường khách du lịch; chia sẻ thông tin kinh nghiệm trong quảng bá xúc tiến du lịch, kêu gọi xúc tiến đầu tư du lịch; ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch; phối hợp tổ chức các chương trình truyền thông, quảng bá, xúc tiến du lịch, tổ chức các sự kiện Du lịch - Văn hóa; xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch kết triển khai các tour du lịch giữa Sơn La và Hủa Phăn, khai thác, phát huy hiệu quả thị trường khách du lịch, các sản phẩm du lịch, hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch.

Hội nghị với sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn
Hội nghị với sự tham dự của gần 100 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của Hà Nội - Sơn La - Hủa Phăn

Lãnh đạo tỉnh Sơn La cũng đã đề nghị tỉnh Hủa Phăn tiếp tục trình Chính phủ Lào đẩy nhanh tiến độ nâng cấp cửa khẩu quốc gia Pa Háng thành cửa khẩu quốc tế, đây là cơ sở và là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch giữa hai tỉnh.

Lãnh đạo hai tỉnh cũng đã yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các cơ quan liên quan như: Biên phòng, Hải quan, Công an… của hai tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển du lịch của hai tỉnh trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân, nhất là vùng sâu vùng xa vùng biên giới Sơn La - Hủa Phăn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Lễ hội Mừng lúa mới của dân tộc Xtiêng

Media - PV - 3 giờ trước
Dân tộc Xtiêng còn có nhiều tên gọi khác, như: Điêng, Xa Điêng, Xơ Điêng, Xa Chiêng, là dân tộc sinh sống lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và miền Đông Nam bộ.
Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Đổi thay ở vùng đất khó khăn Đại Dực

Phóng sự - Mỹ Dung - 4 giờ trước
Giữa trập trùng núi rừng huyện Tiên Yên (Quảng Ninh), đồng bào Sán Chỉ xã vùng cao Đại Dực đang viết nên câu chuyện mới cho vùng đất nghèo khó, với nhiều thay đổi ấn tượng từ nhận thức đến hành động. Đặc biệt là việc gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng, góp phần cho sự phát triển bền vững tại vùng cao nơi đây.
“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

“Tôi luôn nhớ mãi lời Bác dạy”

Phóng sự - Thanh Hải - 4 giờ trước
Đời người, có những ký ức không thể nào quên, như là động lực, là niềm tin, là tự hào, là hãnh diện mãi mãi. Khoảnh khắc gặp Bác, khi thì ở Phủ Chủ tịch, khi lại ở quê nhà… với một cụ bà đã vượt qua hơn một thế kỷ cuộc đời, là tất cả như thế. Cụ là Nguyễn Thị Thức, 106 tuổi, ở làng Hồng Lĩnh, xã Hậu Thành, Yên Thành (Nghệ An).
70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

70 năm nhìn lại cuộc chia tay lịch sử tại Cảng Quy Nhơn

Tin tức - T.Nhân - N.Triều - 4 giờ trước
Tối 16/5, tại quảng trường Nguyễn Tất Thành, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm hoàn thành việc chuyển quân tập kết ra Bắc của cán bộ, chiến sĩ, đồng bào và học sinh miền Nam (16/5/1955 - 16/5/2025). Đây là dịp để ôn lại một chặng đường lịch sử hào hùng, nơi hàng vạn cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam rời quê hương trong niềm tin “ra đi để trở về”, góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Khánh Hòa: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025

Dân tộc - Tôn giáo - T.Nhân - H.Trường - 4 giờ trước
Ngày 16/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Khánh Hòa tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025. Tham dự hội nghị có hơn 50 đại biểu là chức sắc, chức việc, nhà tu hành đại diện các tổ chức tôn giáo.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Ý nghĩa chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” tại xã biên giới của Long An

Nhịp cầu nhân ái - Tào Đạt - Sa Rây - 4 giờ trước
Ngày 16/5, tại xã Bình Thạnh (huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An), Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) tỉnh Trà Vinh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Trà Vinh phối hợp với Hội LHPN tỉnh Long An và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Long An đã tổ chức Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” năm 2025.
Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Các nạn nhân bị thương vụ sạt lở tại huyện Phong Thổ đang được điều trị tích cực

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở tại công trường thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu đã làm 05 người mất tích và 04 người bị thương. Hiện, các nạn nhân bị thương đang được điều trị tích cực tại Bệnh viên Đa khoa tỉnh Lai Châu.
Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Xác định danh tính các nạn nhân mất tích vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Vụ sạt lở đất tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, thuộc bản Lản Nhì Thàng, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, ngày 16/5 làm 9 người bị thương và mất tích.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Ánh sáng từ bi lan tỏa nơi vùng cao A Lưới

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Minh Ngọc - 23:08, 16/05/2025
Không chỉ làm tốt Phật sự, nhiều tăng ni và Phật tử Phật giáo ở A Lưới, TP. Huế còn chung tay với chính quyền và các ban ngành đoàn thể làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát giúp đồng bào DTTS miền biên giới ngày càng no ấm hơn.