Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hòa Bình: Phát huy vai trò Người có uy tín để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

Lê Anh - 17:33, 07/12/2024

Những năm qua, việc phát huy vai trò của người có uy tín (NCUT) tại tỉnh Hòa Bình trở thành cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư. Người có uy tín không chỉ giúp tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước mà còn đóng góp không nhỏ trong công tác phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

Ông Sùng A Dếnh cùng chính quyền xã Hang Kia đi đến từng nhà vận động hàng chục người nghiện tự giác đi cai nghiện
Ông Sùng A Dếnh cùng chính quyền xã Hang Kia đi đến từng nhà vận động hàng chục người nghiện tự giác đi cai nghiện

Góp sức xây dựng kinh tế và giảm nghèo bền vững

Người có uy tín trong vùng DTTS đã phát huy tốt vai trò gương mẫu, trách nhiệm trong vận động nhân dân. Tiêu biểu là ông Sùng A Dếnh, Trưởng dòng họ Sùng tại xóm Thung Mặn, xã Hang Kia, huyện Mai Châu. Bằng sự kiên trì và tận tâm, ông đã vận động hàng chục người nghiện tự giác đi cai nghiện, khuyến khích nhiều đối tượng truy nã nguy hiểm ra đầu thú, đồng thời tuyên truyền để người dân tránh xa các tệ nạn xã hội. Những đóng góp của ông đã góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương và được UBND huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình ghi nhận qua nhiều bằng khen, giấy khen.

Hay tại phường Kỳ Sơn, TP Hòa Bình, bà Phạm Thị Đạo, Bí thư chi bộ và Người có uy tín của khu I, đã phối hợp với chính quyền vận động người dân hiến hơn 1.000 m² đất làm đường giao thông, góp hàng trăm ngày công xây dựng các tuyến đường trục khu dân cư. Không chỉ vậy, bà còn tích cực tuyên truyền phong trào “5 không, 3 sạch”, thúc đẩy xây dựng đô thị văn minh tại địa phương.

Người có uy tín tại tỉnh Hòa Bình còn tiên phong trong việc phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả, góp phần giảm nghèo bền vững. Ông Bùi Văn Quỷa, ở xóm Bái Trang, xã Đông Lai, huyện Tân Lạc là một điển hình. Gia đình ông đã xây dựng mô hình kinh tế tổng hợp với gần 10 ha trồng bưởi đỏ, keo lai, kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm, mang lại thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm. Không chỉ tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương, ông còn vận động người dân hiến hàng nghìn mét vuông đất xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới.

Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS ở TP Hòa Bình đã giảm đáng kể, từ 2,40% năm 2021 xuống 1,06% năm 2023, nhờ sự chung tay góp sức của Người có uy tín. Họ không chỉ giúp đỡ người dân phát triển kinh tế mà còn tích cực vận động, hỗ trợ bà con tiếp cận nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, Người có uy tín đã chứng minh vai trò quan trọng qua việc vận động nhân dân hiến đất, hoa màu, ngày công lao động để mở rộng hệ thống giao thông và các công trình hạ tầng. Từ năm 2021 đến 2023, người dân trên địa bàn TP Hòa Bình đã hiến hơn 5.711 m² đất và đóng góp hàng chục nghìn ngày công. Những nỗ lực này đã giúp 100% các xã trong TP đạt chuẩn nông thôn mới, cải thiện rõ rệt diện mạo nông thôn.

Gìn giữ bản sắc văn hóa và an ninh trật tự

Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc và duy trì khối đại đoàn kết toàn dân. Nhiều phong tục, tập quán đẹp của đồng bào DTTS, như tổ chức các lớp học tiếng Dao, các trò chơi dân gian, lễ hội truyền thống, đã được duy trì và phát huy.

Những người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, các chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Ảnh: Minh Nguyễn.
Những người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, các chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Ảnh: Minh Nguyễn.

Bên cạnh đó, họ còn tích cực tham gia giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, góp phần giữ gìn an ninh trật tự địa phương. Điển hình, nhiều vụ việc mâu thuẫn đã được giải quyết ổn thỏa thông qua sự hòa giải của Người có uy tín.

Nhằm ghi nhận và khuyến khích đóng góp của Người có uy tín, Hòa Bình đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ thiết thực. Từ năm 2021 đến 2023, địa phương đã tổ chức hàng loạt chương trình cung cấp thông tin, tập huấn, thăm quan, tặng quà và khen thưởng những người có thành tích xuất sắc. Cụ thể, 440 lượt người đã được cung cấp thông tin qua các hội nghị; 157 lượt người tham gia học hỏi kinh nghiệm; 440 suất quà Tết được trao tặng hàng năm.

Người có uy tín tại tỉnh Hòa Bình thực sự là những tấm gương sáng, đi đầu trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Những đóng góp to lớn của họ không chỉ giúp ổn định an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ gìn bản sắc văn hóa và xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc. Với sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời từ chính quyền và sự đồng lòng của cộng đồng, vai trò của người có uy tín sẽ ngày càng được phát huy mạnh mẽ, góp phần xây dựng một Hòa Bình ngày càng phát triển, bền vững và thịnh vượng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Tin nổi bật trang chủ
Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Khẩn trương rà soát các luật về tổ chức bộ máy trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội

Chiều 11/12, phát biểu bế mạc phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh: Trong tháng 2/2025 dự kiến sẽ diễn ra kỳ họp thứ 9 để sửa đổi các luật liên quan, phục vụ triển khai việc sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, đề nghị các cơ quan của Quốc hội phối hợp các cơ quan của Chính phủ khẩn trương chuẩn bị tài liệu bảo đảm tiến độ trình theo chương trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề ra.
Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Nghệ An: “Đưa pháp luật” về bản làng

Pháp luật - An Yên - 2 giờ trước
Đó là một trong những nội dung mà Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thực hiện những năm qua, từ việc triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719). Kết quả rõ nhất từ việc đưa pháp luật về bản làng, là nhận thức, suy nghĩ của người dân về các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước đã được nâng lên; đây cũng là điều kiện quan trọng để đồng bào DTTS thực hiện phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống mới ngày càng tốt hơn.
Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Tin tức - Lê Tuấn - 5 giờ trước
Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 11 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 11 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 12 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lúa rẫy . Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 12 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Công tác Dân tộc - PV - 12 giờ trước
Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Môi trường sống - Minh Nhật - 12 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Môi trường sống - Anh Trúc - 12 giờ trước
Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Công tác Dân tộc - V.Long - N.Tâm - 12 giờ trước
Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.