Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hòa Bình: Nhân rộng những điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS

Văn Hoa - 21:20, 20/09/2023

Trong những năm qua, đời sống của đồng bào DTTS và miền núi tại tỉnh Hòa Bình có nhiều khởi sắc, tỉ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững, an sinh xã hội được đảm bảo… Kết quả đó một phần nhờ sự đóng góp tích cực của các điển hình tiên tiến người DTTS, là những cán bộ cốt cán, nhân sĩ tri thức, doanh nhân, học sinh, sinh viên, thanh niên tiêu biểu… trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình trao tặng quà và chụp ảnh lưu niệm cùng các điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS tỉnh Hòa Bình năm 2022
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình trao tặng quà và chụp ảnh lưu niệm cùng các điển hình tiên tiến vùng đồng bào DTTS tỉnh Hòa Bình năm 2022

Nêu cao tinh thần tự lực, tự cường 

Tỷ lệ đồng bào DTTS tại tỉnh Hòa Bình chiếm gần 75% dân số, gồm các dân tộc Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, còn lại là một số DTTS khác. Đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK của tỉnh. Đây là khu vực còn nhiều khó khăn nên ngoài nguồn lực đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm của các cấp, các ngành từ trung ương tới địa phương, thì tinh thần tự lực vươn lên của đồng bào các dân tộc là vô cùng quan trọng.

Ông Hà Văn Cương, dân tộc Thái, là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế gia đình, tiên phong trong việc kinh doanh dịch vụ Homstay tại bản Văn, thị trấn Mai Châu. Ông Cương cho biết, trước kia khi làm nông nghiệp, dù rất cố gắng nhưng chỉ đủ ăn, không có của để dành. Khi thấy có nhiều du khách đến thăm quan  tại bản Văn, ông đã nung nấu ý tưởng sẽ kinh doanh dịch vụ lưu trú.

Năm 2000, ông Cương bắt đầu cải tạo ngôi nhà sàn của gia đình và năm 2013, khi có nhiều khách đến thăm quan, ông đã mở rộng thêm nhiều hạng mục công trình. Vừa làm, vừa học hỏi, rút kinh nghiệm, Homstay Hà Văn Cương, với 3 ngôi nhà sàn gỗ đẹp, gần gũi với thiên nhiên đã tạo được dấu ấn với khách du lịch bằng các dịch vụ: lưu trú, thưởng thức ẩm thực của bà con dân tộc Thái; trải nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp như trồng lúa; đạp xe, tổ chức giao lưu văn nghệ… Mỗi năm đón hàng ngàn khách đến lưu trú, trải nghiệm dịch vụ.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong học tập lao động sản xuất, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình năm 2022
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh trao Bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong học tập lao động sản xuất, đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Hòa Bình năm 2022

Khi được hỏi về mức thu nhập của gia đình, ông Cương cười bảo, chắc chắn thu nhập tốt hơn làm nương rất nhiều, đủ tiền nuôi được 4 người con học đại học và có chút dư giả. Và hơn hết, ông còn hỗ trợ, hướng dẫn cho nhiều gia đình tại bản Văn và thị trấn Mai Châu về cách làm du lịch, tạo được nguồn cảm hứng khởi nghiệp cho nhiều người DTTS trong vùng.

Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế gia đình, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khi là Phó Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Mai Châu, từ năm 2010, ông Hà Văn Cương đã  vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen “Đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong phong trào Thi đua yêu nước từ năm 2005-2009, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Năm 2013, ông được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam vinh danh “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013.

Tương tự, thanh niên Trịnh Thị Thanh Hòa, dân tộc Tày, viên chức Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Đà Bắc- Người đã xây dựng nhiều mô hình khởi nghiệp cho bản thân và thanh niên nông thôn tại địa phương, như: Mô hình trồng nấm ăn, nấm dược liệu, mô hình trồng ngô ngọt cắt khúc đóng lon, mô hình trồng và sản xuất các sản phẩm từ cây Sachi...; Thanh Hòa đạt giải Nhì cuộc thi "Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo thanh niên tỉnh Hòa Bình” lần thứ I, năm 2018; giải Vàng cuộc thi "Thách thức sáng kiến kinh doanh", do Tỉnh đoàn tổ chức năm 2021

Giải quyết việc làm cho người lao động

Năm 2022 tại Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Hòa Bình lần thứ Nhất đã có 180 người DTTS trên các lĩnh vực của đời sống xã hội được biểu dương, tôn vinh. Đây cũng là một trong những nội dung của Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Bên cạnh đó, một số tổ chức kinh tế tập thể, doanh nghiệp trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh Hòa Bình, đã biết phát huy nội lực, tranh thủ các điều kiện để phát triển, từ đó nâng cao chỉ số cạnh tranh của tỉnh. Tiêu biểu như, HTX Chăn nuôi lợn đen Mường Pa, huyện Mai Châu, tạo công ăn việc làm cho 180 lao động thường xuyên và lao động thời vụ. HTX Bản Dao, phường Thống Nhất, TP Hòa Bình, tạo công ăn việc làm cho 86 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ. 

HTX dệt thổ cẩm và dịch vụ du lịch Chiềng Châu, huyện Mai Châu, thì lưu giữ nét đẹp bản sắc trang phục vải thổ cẩm của dân tộc Thái, đồng thời tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho các hội viên, góp phần và sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương…

Có thể thấy, từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương, các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã của người DTTS đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nỗ lực phát triển kinh tế, từng bước làm giàu cho bản thân, gia đình. Họ cũng là những nhân tố tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân tham gia thực hiện các phong trào phát triển kinh tế, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng.

Nhiều doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác xã có người đại diện, người đứng đầu là người DTTS đang hoạt động và tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Trong ảnh, ông Hà Văn Cương và Homstay của gia đình).
Nhiều doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác xã có người đại diện, người đứng đầu là người DTTS đang hoạt động và tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (Trong ảnh: Ông Hà Văn Cương và Homstay của gia đình).

Đóng góp tích cực vào sự phát triển ở cơ sở

Bên cạnh các điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, còn rất nhiều những tấm gương người DTTS trong toàn tỉnh đã có những đóng góp, cống hiến trên các lĩnh vực: Đó là những cô giáo, thầy giáo đã dành nhiều tâm sức vượt qua mọi khó khăn, thử thách gieo chữ khắp các bản làng; nhiều học sinh DTTS đã nỗ lực, vượt khó vươn lên, đạt thành tích xuất sắc trong học tập và rèn luyện; nhiều y, bác sỹ, nhân viên y tế, cô đỡ thôn bản ngày đêm thầm lặng, chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK trên địa bàn tỉnh; nhiều nghệ nhân tâm huyết trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc …

Đơn cử như, cô đỡ thôn bản Lường Thị Hà, dân tộc Tày, xóm Chiêng, xã Tân Thành, huyện Mai Châu,  đã tích cực tham gia công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, nâng cao sức khỏe cộng đồng...,góp phần thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở.

Hay bà Bùi Thị Tam (Nghệ sỹ ưu tú Hồng Tam), dân tộc Mường, diễn viên thanh nhạc, phòng Nghệ thuật biểu diễn, Đoàn Nghệ thuật các dân tộc Hòa Bình, có nhiều tác phẩm âm nhạc xuất sắc đạt Huy chương Vàng tại hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc; đóng góp tích cực vào hoạt động nghệ thuật của địa phương...

Từ những nỗ lực của các điển hình tiên tiến đã góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng.
Từ những nỗ lực của các điển hình tiên tiến đã góp phần nâng cao đời sống của Nhân dân, từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa miền núi với đồng bằng.

Đánh giá về vai trò, đóng góp của các điển hình tiên tiến, bà Đinh Thị Thảo,Trưởng ban Dân tộc tỉnh Hòa Bình nhấn mạnh, từ sức ảnh hưởng, lan tỏa tinh thần tích cực của mình, các điển hình người DTTS đã cùng với Nhân dân trong toàn tỉnh rất đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tham gia tích cực vào các hoạt động trong đời sống và đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ đó mà các chỉ tiêu kinh tế -  xã hội của Hòa Bình cơ bản đều đạt và vượt kế hoạch đề ra: Năm 2022 GRDP bình quân đầu người đạt 66,7 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,5%; 74 xã về đích nông thôn mới...

Tính đến hết tháng 6/2022, đội ngũ cán bộ, công chức từ cấp tỉnh đến cấp xã tại Hòa Bình là 29.077 người, trong đó cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS là 14.986 người, chiếm trên 51%. Tổng số doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã, tổ hợp tác xã có người đại diện, người đứng đầu là người DTTS đang hoạt động, tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là 586 người. Bên cạnh đó, có trên 9.000 trưởng bản, cán bộ cốt cán ở cơ sở, trong đó gần 7.000 người là người DTTS, trên 95% trưởng bản, cán bộ cốt cán ở cơ sở trên địa bàn tỉnh biết tiếng DTTS.

Ghi nhận và biểu dương những tấm gương điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS, Chủ tịch HĐND tỉnh Hòa Bình Bùi Đức Hinh nhìn nhận: Đây chính là những điểm sáng trong hàng vạn điểm sáng, được lựa chọn và cần được biểu dương, nhân rộng trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Huyện Văn Lãng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 5 xã biên giới tiếp giáp với thị Bằng Tường, Khu tự trị Dân tộc Choang-Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới dài 36km. Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại với các huyện biên giới luôn được huyện Văn Lãng xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt.
Tin nổi bật trang chủ
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 3 giờ trước
Huyện Văn Lãng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 5 xã biên giới tiếp giáp với thị Bằng Tường, Khu tự trị Dân tộc Choang-Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới dài 36km. Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại với các huyện biên giới luôn được huyện Văn Lãng xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 14 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.