Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiểu đúng cúm mùa và cách phòng ngừa

Minh Nhật - 20:53, 18/02/2025

Người dân không chủ quan, nhưng cũng không quá hoang mang, lo sợ vì bệnh cúm mùa. Chúng ta cần hiểu đúng và hiểu đủ về cúm mùa, cũng như cách để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi loại Virus thường niên này.

Một bệnh nhân cúm A điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: BVCC.
Một bệnh nhân cúm A điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ. Ảnh: BVCC.

Những ngày qua, thông tin về diễn biến phức tạp của dịch cúm tại Việt Nam và trên thế giới khiến nhiều người dân hoang mang, lo lắng. Đặc biệt, sau khi một nữ diễn viên nổi tiếng người Đài Loan (Trung Quốc) tử vong do mắc cúm, càng dấy lên những lo ngại về dịch bệnh tưởng như không còn xa lạ này.

Nhiều người dân TP. Hồ Chí Minh cũng tìm mua thuốc Tamiflu - loại thuốc kháng Virus dùng trong điều trị cúm, nhưng nơi thông báo hết hàng, nơi còn hàng thì bị đẩy giá lên khá cao.

“Hiện trên thế giới hàng khan hiếm, nên để nhập được thuốc rất khó khăn, chúng tôi buộc phải tăng giá bán”, câu nói nhiều nhất người dân được nghe khi đi mua thuốc Tamiflu những ngày qua.

Lý giải về tình trạng nhiều người dân đổ xô đi tiêm Vaccine và mua thuốc Tamiflu dự trữ, bác sĩ Trương Hữu Khanh - Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP. Hồ Chí Minh cho rằng, do tâm lý quá lo lắng của người dân. Có lẽ, sau COVID-19, sự lo lắng, hoang mang của người dân thường bị đẩy lên quá mức mỗi khi đối diện với dịch bệnh, dù thực ra cúm A là dịch bệnh xuất hiện từ rất lâu. Chính sự lo lắng có phần thái quá này gây nên tình trạng khan hiếm đối với các mặt hàng sử dụng trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Cũng lúc này, các chiêu bài “găm hàng, tạo sốt ảo, đẩy giá” của một số kẻ cơ hội, trục lợi trên nỗi sợ hãi của đồng bào lại tiếp diễn. Câu chuyện khan hiếm vaccine cúm, thuốc Tamiflu… cũng tương tự như các câu chuyện khan hiếm, đẩy giá đối với khẩu trang trong COVID-19 hay thuốc nhỏ mắt trong đợt dịch đau mắt đỏ diễn ra thời gian trước.

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chủng Virus gây ra bệnh cúm tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay không phải là Virus mới, độc lực cũng không thay đổi. Tuy nhiên, năm nay, thời tiết lạnh kéo dài hơn nên là điều kiện thuận lợi để Virus cúm phát triển và lây lan. Tại Việt Nam, thời tiết khu vực miền Bắc đang lạnh nên nhiều người dễ mắc cúm hơn, còn ở khu vực miền Nam nắng ấm hơn nên số người mắc cúm không nhiều, người dân không nên quá lo lắng.

Liệu chúng ta đã hiểu đúng và hiểu đủ về cúm mùa cũng như cách để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi loại Virus thường niên này?

Cúm mùa là một bệnh lý lây nhiễm quen thuộc, có lịch sử bùng phát lần đầu tiên vào thế kỷ 16, năm nào cũng xuất hiện và cho đến gần đây vẫn khiến nhiều người trong cộng đồng lo ngại.

Vậy hiểu thế nào cho đúng về cúm mùa? Làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân và gia đình? Ngay sau dip Tết Nguyên đán, sự ra đi của ngôi sao nổi tiếng này sau khi nhiễm Virus cúm trong chuyến du lịch tới Nhật Bản không chỉ khiến cộng đồng thương xót mà còn làm dấy lên một nỗi lo sợ về bệnh cúm mùa. Đặc biệt là tại Nhật Bản - quốc gia vốn là điểm đến du lịch được ưa thích bậc nhất châu Á.

Dịch cúm mùa bùng phát tại Nhật Bản

Năm nay, Nhật Bản ghi nhận số ca mắc cúm mùa tăng cao. Tuy nhiên, những tuần gần đây nước này đã ghi nhận đà giảm đáng kể về số ca mắc cúm mùa. Trong báo cáo mới nhất của Viện Quốc gia về bệnh truyền nhiễm Nhật Bản, trong tuần đầu tháng 2 này, số ca nhiễm cúm mới được báo cáo là gần 29.000 - giảm một nửa so với tuần trước đó và giảm 11 lần so với tuần đỉnh dịch.

Số lượng ca nhiễm mới trên một cơ sở y tế là 5,8 bệnh nhân, thấp hơn nhiều so với ngưỡng cảnh báo là 10 ca nhiễm mới. Như vậy, trong số 47 tỉnh thành của Nhật Bản, chỉ còn 4 tỉnh đang còn nằm ở ngưỡng cảnh báo là tỉnh Yamagata, Niigata, Okinawa và Iwate.

Theo Chủ tịch Ủy ban Cúm của Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Nhật Bản, dịch bệnh do loại cúm A gây ra đã lắng xuống, nhưng vẫn cần theo dõi tình hình cúm B trong một thời gian nữa, đồng thời khuyến cáo các biện pháp chống nhiễm trùng cơ bản như rửa tay và đeo khẩu trang, nhất là ở chỗ đông người.

Theo các chuyên gia Ủy ban Cúm thuộc Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm Nhật Bản, thời tiết hanh khô - thuận lợi cho cúm mùa lây nhiễm - rơi đúng vào thời điểm nghỉ năm mới kéo dài. Những người bị nhiễm cúm tại nơi học tập, làm việc đã dễ dàng lây cho các thành viên trong gia đình vào đợt nghỉ này.

Một nguyên nhân được nhiều chuyên gia chỉ ra là các biện pháp kiểm soát lây nhiễm trong giai đoạn đại dịch COVID-19 khiến tất cả các bệnh truyền nhiễm khác bị suy giảm - bao gồm cả bệnh cúm, dẫn đến suy giảm miễn dịch cộng đồng trên diện rộng với bệnh này. Khi những biện pháp kiểm soát lây nhiễm được gỡ bỏ, cách bệnh truyền nhiễm như cúm quay trở lại và dễ dàng tấn công vào cộng đồng.

Trẻ em được tiêm phòng vắc xin tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh
Trẻ em được tiêm phòng vắc xin tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh

Đặc tính của Virus cúm mùa

Không chỉ Nhật Bản, trong những tuần qua, số ca nhiễm cúm mùa tăng cao cũng ghi nhận tại nhiều quốc gia khác.

Theo CDC Mỹ, số ca nhiễm cúm trên khoảng 12 bang của nước này đang ở mức cao nhất trong vòng 15 năm qua do thời tiết mùa Đông lạnh giá kéo dài. Đợt lây lan thứ 2 gây ra nhiều ca lây nhiễm hơn làn sóng đầu tiên.

Tại Bỉ, số lượt khám cúm trong tuần cuối tháng 1 đã tăng gấp đôi so với mùa trước, với tỷ lệ người đến khám lên tới 1.199/100.000 dân.

Tuy nhiên, phải nhấn mạnh rằng đây là dịch bệnh gây ra bởi Virus và lặp đi lặp lại hằng năm theo mùa. Có một số những hiểu nhầm về cúm mùa mà nhiều người vẫn mắc phải.

Cúm khác hẳn với cảm lạnh thông thường, dù chúng ta vẫn hay có thói quen gộp chung 2 bệnh và nói là "tôi bị cảm cúm". Nhiều người nghĩ rằng cúm giống như cảm lạnh và coi nhẹ, nhưng thực tế, cúm có khả năng lây lan rất nhanh và gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác. Nếu ở nhóm người rủi ro cao, cúm có thể gây biến chứng tới tử vong.

Có các chủng cúm A, B và C ở người, cúm A được ghi nhận có tỉ lệ người nhiễm nhiều nhất, phổ biến hơn cả và chiếm tới 75% số ca nhiễm cúm. Trong các chủng cúm A, có chủng A/H7N9 và A/H5N1 thường lưu hành ở gia cầm, có khả năng lây sang người và tạo thành dịch cúm ở người.

Tuy vậy, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ khẳng định cả hai loại cúm A và B đều nguy hiểm như nhau và có thể gây bệnh nặng, đặc biệt ở những đối tượng có nguy cơ cao như trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ có thai, người lớn trên 65 tuổi, người mắc các bệnh nền.

Vì sao dịch cúm mùa diễn biến phức tạp?

Yếu tố thời tiết là một trong những nguyên nhân chính giải thích lý do mọi người dễ mắc cúm vào mùa Đông. Giới chuyên gia cho rằng các yếu tố trong mùa Đông - như nhiệt độ lạnh hơn và ít nắng hơn - có thể làm trầm trọng thêm sự lây lan của bệnh cúm, do nhiệt độ lạnh hơn hạn chế phản ứng miễn dịch bẩm sinh của con người.

Nghiên cứu vào năm 2022 chỉ ra rằng trên thực tế, việc giảm nhiệt độ bên trong mũi chỉ 5°C sẽ tiêu diệt gần một nửa trong số hàng tỷ tế bào chống vi khuẩn và Virus trong lỗ mũi. Ngoài ra, không khí khô khiến các giọt dịch tiết từ đường hô hấp bốc hơi nhanh hơn, làm cho các giọt bắn và hạt chứa Virus cúm trở nên nhỏ nhẹ hơn, có thể di chuyển xa hơn và tồn tại lâu hơn, làm tăng nguy cơ lây nhiễm khi ho hoặc hắt hơi.

Nguy hiểm hơn, không cần phải giao tiếp trực tiếp với người bị cúm mới bị lây. Chúng ta có thể nhiễm cúm khi chạm vào những bề mặt đồ vật có Virus.

Giới chuyên gia y tế Bỉ nhận định dịch cúm trên thế giới diễn biến phức tạp còn do sự xuất hiện của chuỗi các loại Virus đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong những tuần cuối năm 2024, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính gia tăng tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu do Virus cúm mùa, Virus hợp bào hô hấp (RSV) và các Virus khác.

Biện pháp phòng ngừa cúm mùa

Tiêm Vaccine cúm, nhưng kể cả việc tiêm phòng cũng cần thực hiện đúng cách, đúng thời điểm và định kỳ để có hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. Ngoài việc tiêm vaccine, một số quốc gia cũng đã có những biện pháp phòng ngừa triệt để hơn khi số nhiễm ca tăng lên.

Khuyến cáo của  Bộ Y Tế: Để phòng ngừa bệnh cúm mùa người dân cần:

  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp
  • Đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng
  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi)
  • Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết
  • Tiêm Vaccine cúm mùa phòng bệnh
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm Virus cúm, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cảnh báo những mối nguy hại khó lường khi dùng phải sữa giả

Cảnh báo những mối nguy hại khó lường khi dùng phải sữa giả

Việc sử dụng sữa giả, không đạt chuẩn chất lượng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ nhỏ, như có thể gây chậm phát triển nhận thức, giảm khả năng học hỏi, tư duy; đặc biệt là nguy cơ nhiễm độc nếu sữa giả có chứa kim loại nặng, chất tạo màu, hoặc chất bảo quản vượt mức cho phép.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Thủ tướng: Chúng ta đang nắm trong tay trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang trước mối đe dọa lớn nhất với hành tinh

Chiều 16/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự Lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 với chủ đề "Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm".
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025

Thời sự - PV - 19:15, 16/04/2025
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, nhìn về tương lai, Việt Nam đang nhanh chóng thúc đẩy các đột phá chiến lược, nỗ lực chuẩn bị tốt nhất cho quá trình phát triển vừa nhanh, vừa xanh, bao trùm và bền vững.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai Nghị quyết Trung ương 11

Thời sự - BDT - 16:35, 16/04/2025
Sáng 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm dự, phát biểu chỉ đạo Hội nghị tại điểm cầu Trung ương. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Tác dụng của lá hẹ với sức khỏe

Media - BDT - 16:03, 16/04/2025
Lá hẹ là loại rau được sử dụng làm gia vị trong nhiều món ăn và còn là vị thuốc trong Đông y, có tác dụng chữa nhiều bệnh. Theo Đông y, hẹ có tên gọi Phỉ thái, có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ ôn trung, hành khí, tán ứ, chủ trị các trường hợp đau ngực, nấc, chấn thương… tăng cường thể lực, thúc đẩy tuần hoàn máu qua đó giúp cải thiện tình trạng dương khí suy yếu.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Media - BDT - 16:03, 16/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Đền thờ Mẫu – Chốn linh thiêng ở kỳ quan Đèo Ngang

Dân tộc - Tôn giáo - Phạm Tiến - 15:38, 16/04/2025
Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.
Mùa bánh trứng kiến

Mùa bánh trứng kiến

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Thắk-kôn của đồng bào Khmer Sóc Trăng. Mùa bánh trứng kiến. “Vua sâm” giúp dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Đại tướng Phan Văn Giang tham gia Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 tại Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 15:36, 16/04/2025
Sáng 16/4, các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9 chính thức diễn ra. Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) tham dự Lễ chào, tô son Cột mốc 1.116 và sau đó xuất cảnh qua Cửa khẩu Hữu Nghị tham gia hoạt động giao lưu tại Trung Quốc.
Thủ tướng chủ trì Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thủ tướng chủ trì Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị Thượng đỉnh P4G

Thời sự - PV - 15:35, 16/04/2025
Chiều 16/4, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón chính thức các Đoàn khách quốc tế tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025.
Lời tự tình của đàn goong

Lời tự tình của đàn goong

Sắc màu 54 - Tiêu Dao - 15:29, 16/04/2025
Giữa không gian thảo nguyên bao la, tiếng đàn goong dìu dặt vang lên như lời tự tình của người Ba Na gửi vào gió núi, sương rừng. Mộc mạc mà tha thiết, tiếng đàn gói trong đó cả tình yêu, nỗi nhớ, niềm vui và sự gắn kết cộng đồng. Như hơi thở đại ngàn, âm thanh ấy đã, đang và sẽ mãi ngân vang trong không gian văn hóa Tây Nguyên.
Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Hiệu quả từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719: Văn hóa đã trở thành động lực phát triển kinh tế

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 15:24, 16/04/2025
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Đắk Nông: Phát huy hiệu quả tín dụng chính sách trong giai đoạn mới

Kinh tế - Phương Linh - Nguyễn Lương - 15:21, 16/04/2025
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển trong bối cảnh mới, ngày 30/10/2024, Ban Bí thư Trung ương Ðảng ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách trong giai đoạn mới. Chỉ thị số 39-CT/TW tiếp nối thành công của Chỉ thị 40-CT/TW trước đó được triển khai, đã góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tại tỉnh Đắk Nông, đây là một trong những giải pháp quan trọng của Ðảng và Nhà nước để đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân trên địa bàn.