Cuộc đời đầy những khốn khó và thử thách, nhưng người phụ nữ Tà Ôi ấy đã nỗ lực vượt qua để làm công tác dân tộc và mong cho người dân được sung túc, đủ đầy hơn. Bà là Nguyễn Thị Sửu (Kê Sửu) - người phụ nữ Tà Ôi đầu tiên có học vị Tiến sĩ, từng làm Bí thư Huyện ủy A Lưới, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế và bây giờ là Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chàng trai Và Bá Của ở bản nghèo, xã khó năm nào giờ đã là một cán bộ người dân tộc Mông duy nhất trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp phòng của các sở, ban, ngành tỉnh Nghệ An. Anh đùa vui: Nhìn cũng oai lắm đó. Nhưng với bà con, với đồng bào, mình chỉ là một người con, một công dân nhỏ bé thôi…
Ở thôn Aréh - Đhrồng thuộc xã vùng cao Tà Lu (huyện Đông Giang, Quảng Nam), nhiều năm qua, anh Alăng Thân là một tấm gương Người có uy tín điển hình có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
Chiều 26/4, tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Kim Tân, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai, thừa ủy quyền của Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, anh Đỗ Duy Nam - Phó Bí thư Tỉnh đoàn đã trao Huy hiệu Tuổi trẻ dũng cảm cho em Kpă Nguyên, học sinh lớp 4C, vì đã có thành tích dũng cảm cứu người bị đuối nước xảy ra vào ngày 28/3, tại khu vực thôn Mơ Năng 2 (xã Kim Tân, huyện Ia Pa).
Yên Hòa nằm trong vùng “bốn yên” của xứ Mường Xủng, thuộc huyện Tương Dương (Nghệ An). Địa thế một thời “tứ tắc”, cùng với đói nghèo, lạc hậu… khiến Yên Hòa như thêm cách trở, biệt lập. Đó là câu chuyện của nhiều năm trước. Nay, Yên Hòa đang phấn đấu về đích nông thôn mới (NTM), góp phần để thực hiện mục tiêu này, nhiều phần việc thanh niên đã được xây dựng, nhiều mô hình kinh tế thanh niên đã hình thành… Dấu ấn ấy, có công sức không nhỏ của nữ thủ lĩnh Đoàn Lô Thị Đài Trang.
Ở vùng Bảy Núi, tỉnh An Giang, những Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã và đang có nhiều đóng góp thiết thực trong các phong trào địa phương, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với mong muốn được giúp đỡ những bệnh nhân nghèo khó, điều dưỡng Nguyễn Văn Lâm (sinh năm 1968) - Phó trưởng Trạm Y tế xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An đã dùng số tiền tích góp của mình để mua xe ô tô rồi tình nguyện làm tài xế chở miễn phí.
Trong những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở Bát Xát (Lào Cai) đã thực sự là những nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và củng cố khối Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Sinh ra và lớn lên ở một xã biên giới khó khăn, ngay từ nhỏ, cậu bé Thào A Khư đã ấp ủ ước mơ trở thành một người chiến sĩ Công an Nhân dân để mang lại bình yên cho quê hương. Nhờ nghị lực, ý chí quyết tâm, giờ đây ước mơ ấy không những trở thành hiện thực mà anh còn là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam năm 2022 với những chiến công xuất sắc trong công tác.
Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, nhiều đảng viên là người DTTS đã đi đầu trong phát triển kinh tế hộ gia đình; tuyên truyền, vận động Nhân dân cùng tích cực tham. Qua đó, góp phần thay đổi nhận thức của người dân trong việc phát huy nội lực, tích cực sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vượt lên những khó khăn của cuộc sống, tự mình tôi luyện, nâng cao tri thức, năng lực bản thân, nhiều thanh niên tại các vùng đồng bào DTTS của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đã tự tin, mạnh mẽ khởi nghiệp, tạo việc làm cho nhiều người, tham gia tích cực các phong trào đoàn thể, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần quan trọng vào việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa... Họ thực sự thể hiện được vai trò là những "thủ lĩnh" thanh niên đầy nhiệt huyết nơi trong vùng đồng bào DTTS.
Cô giáo Lý Thị Ba, giáo viên môn Ngữ văn Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Khao Mang là người luôn hiểu, đồng cảm và hết lòng với học sinh.
Trong số 104 cán bộ Đoàn - Hội tiêu biểu cả nước được nhận Giải thưởng “Sao Tháng Giêng”, năm 2022 của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, chàng trai Hoàng Đức Chung, dân tộc Nùng đã gây được ấn tượng đặc biệt bởi những giải thưởng và thành tích nổi bật trong học tập, rèn luyện.
Bao năm nay, vợ chồng cụ Mã Văn Thịnh (92 tuổi) và Nông Thị Vinh (94 tuổi) luôn là niềm tự hào, là tấm gương sáng của bà con người Tày, thôn An Quỳnh, xã Phúc Thịnh, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
Với tình yêu và niềm tự hào về văn hóa dân tộc Thái, ông đã dành hơn nửa cuộc đời để nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn tiếng nói, chữ viết, phong tục tập quán dân tộc Thái (ngành Thái trắng) vùng Pa So. Ông là Nghệ nhân Điêu Văn Thuyển - Chủ tịch Hội Người cao tuổi thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật các DTTS Việt Nam.
Lúng túng với những bước chân khởi nghiệp đầu tiên khi kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh gần như là con số 0 tròn trĩnh, với khát khao quảng bá món ăn truyền thống, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã hiện thực hóa ước mơ mang thịt chua - món ăn truyền thống của dân tộc Mường tại Thanh Sơn, Phú Thọ đến khắp mọi miền Tổ quốc.
Việc triển khai, thực hiện các chính sách dân tộc, chương trình xây dựng nông thôn mới trong nhiều năm qua đã dần đem lại bộ mặt mới cho thôn Co Loi, xã Mẫu Sơn, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn). Đó là kết quả sự nỗ lực, đồng thuận của cả hệ thống chính trị và đông đảo Nhân dân, đặc biệt có một phần đóng góp không nhỏ của Người có uy tín Dương Trùng Lỷ.
“Gương mẫu, tận tụy, năng nổ, gần gũi với bà con và là tấm gương sáng trong việc phát triển kinh tế”, đó là nhận xét của ông Bùi Văn Viên - Chủ tịch UBND xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) dành cho anh A Mảnh, Người có uy tín ở thôn Mô Bành II.
Người Mông có câu “Biết gieo không tốn giống, biết sống không tốn lời”, bởi vậy, bà con ở thôn Quảng Tân, xã Yên Lâm huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) luôn tin tưởng cô cán bộ trẻ Mã Thị Bí, người vừa tài năng, giỏi giang, vừa hết lòng vì mọi người...
Ở Tây Nguyên người ta thường quen với hình ảnh những người đàn ông lớn tuổi am hiểu về phong tục tập quán, hiểu biết sâu rộng và có uy tín, được dân làng bầu giữ chức già làng. Tuy nhiên, vượt qua những định kiến, có nhiều phụ nữ được người dân tin tưởng bầu làm già làng. Điển hình trong số đó,là già Y Pan, dân tộc Brâu ở thôn Đăk Mế, xã Pờ Y (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum).