Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

“Gỡ khó” cho cảng Cửa Lò- Liệu có hết khó?

Nguyễn Thanh - 17:32, 17/02/2022

Có lịch sử hình thành lâu đời, lại được sự “hỗ trợ” của sân bay quốc tế và cửa khẩu quốc tế nên Cảng Cửa Lò (Nghệ An) hội tụ nhiều điều kiện để phát triển. Nhưng tất cả các yếu tố, điều kiện đó, vẫn chưa đủ để cảng này dẫn đầu khu vực, bởi nguyên nhân là hạ tầng giao thông kết nối nội địa hạn chế, hệ thống luồng lạch chưa được nạo vét và có cả những bất cập từ cơ quan quản lý.

Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cửa Lò
Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Cửa Lò

Cảng quốc tế “bí” đường nội địa

Cảng Cửa Lò xây dựng vào năm 1979, nằm ở phía Nam bờ sông Cấm, thuộc địa phận phường Nghi Tân, thị xã Cửa Lò. Sau nhiều lần mở rộng và nâng cấp, cảng có tổng diện tích 32ha, với 4 cầu cảng dà 780m; độ sâu vùng đậu tàu là 7,5m, độ sâu vùng luồng là 5,5m. Tại cảng, được trang bị nhiều thiết bị hiện đại đồng bộ, có cần cẩu sức nâng 130 tấn để bốc xếp các loại hàng siêu trường siêu trọng.

Hiện nay, cảng đã được nạo vét, mở rộng, nâng cấp để có thể đón tàu 20.000 tấn và nâng khối lượng hàng hóa thông qua cảng mỗi năm trên 2 triệu tấn. Về lâu dài, với kế hoạch phát triển du lịch để biến Cửa Lò thành khu du lịch nghỉ mát, việc sử dụng tàu nhỏ và vừa là điều khả thi.

Cảng Cửa Lò nằm ở vị trí tốt của khu vực Bắc Trung bộ, thuận lợi cho giao dịch thông thương hàng hóa quốc tế, đặc biệt là trung chuyển hàng cho nước bạn Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cảng Cửa Lò có 6 bến, trong đó có 4 bến (bến số 1, 2, 3, 4) đang hoạt động, được thiết kế cho cỡ tàu 1 vạn tấn, do CTCP cảng Nghệ Tĩnh quản lý và 2 bến còn lại (số 5, 6) được thiết kế cho tàu 3 vạn tấn, do chính CTCP đầu tư xây dựng Tuấn Lộc đầu tư.

Điều rất đáng quan tâm, cảng Cửa Lò xứng đáng là cảng chiến lược khi có hệ thống giao thông đường bộ nối liền thông suốt giữa cảng với Sân bay quốc tế Vinh và Ga đường sắt Nghệ Tĩnh; cách Quốc lộ 1A khoảng 11km.

Lợi thế là vậy, nhưng sự phát triển của cảng Cửa Lò lại chưa tương xứng và đang bị các cảng lân cận như Vũng Áng (Hà Tĩnh), Nghi Sơn (Thanh Hóa)… , vốn “sinh sau, đẻ muộn”, bỏ xa. Một trong các nguyên nhân khiến cảng Cửa Lò chưa được khai thác xứng tầm, được cho là do thế “kẹt” của hạ tầng giao thông kết nối nội địa.

Vướng mắc hiện hữu lâu nay cảng Cửa Lò đang gặp phải, là hệ thống luồng lạch chưa được khơi thông, nạo vét bảo đảm độ sâu từ 8 - 9m, nên tàu vận tải hàng lớn trên dưới 30.000 DWT không thể ra, vào. Vì vậy, với tàu khoảng trên dưới 10.000 DWT vào, ra thì công suất vận tải hàng hóa chưa thể đáp ứng được nhu cầu. Kéo theo đó, dịch vụ logistics cũng bị “mắc cạn”.

Mặt khác, do hạ tầng kỹ thuật đường bộ, hệ thống luồng lạch chưa phát triển tương xứng, nên sau khi bến cảng số 5, số 6 đã được hoàn thiện giai đoạn 1 đưa vào sử dụng nhiều năm nay, nhưng chưa thể phát huy hết công suất.

Trước đó, vào năm 2015, để từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng - kỹ thuật giao thông vận tải, Nghệ An đã “trải thảm” để Công ty CP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc vào xây dựng bến cảng số 5, số 6 cảng Cửa Lò; chia thành 2 giai đoạn, với tổng nguồn vốn 1.180 tỷ, quy mô diện tích 23,4ha. Thế nhưng, dự án đã đưa vào sử dụng nhưng vẫn không phát huy được tối đa hiệu quả do hệ thống luồng lạch không được nạo vét, tàu hàng lớn không dám cập cảng vì sợ mắc cạn.

Một góc cảng Cửa Lò
Một góc cảng Cửa Lò

Gỡ khó có hết khó?

Do không có lợi thế là cảng nước sâu tự nhiên, và nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng hạn chế nên sức cạnh tranh cảng Cửa Lò bị suy giảm đáng kể. Báo cáo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải hồi tháng 9/2021 cho biết: Trong 5 năm lại đây, sản lượng hàng hóa bốc dỡ qua cảng khu vực miền Trung ngày càng lớn, nhưng phần tăng nhanh chủ yếu thuộc về cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh) và cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa).

Trước những bất cập về hạ tầng kỹ thuật tại cảng Cửa Lò, ngày 13/8/2021, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý, đã ký Quyết định số 36 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đường giao thông từ Quốc lộ 46 đến bến số 5, bến số 6 của cảng Cửa Lò. Kinh phí để thực hiện toàn bộ dự án khoảng hơn 200 tỷ đồng.

Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, nếu dự án sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng sẽ tạo bước đệm ý nghĩa cho việc tận dụng tiềm năng, vị thế của Nghệ An trong phát triển dịch vụ logistics. Nhưng, để làm được điều đó, thì vấn đề hoàn thiện hạ tầng đường bộ, hệ thống luồng lạch cảng Cửa Lò đáp ứng tàu hàng tải trọng lớn, cũng cần được thực hiện song song.

Hạ tầng kỹ thuật đã hạn chế, bất cập nhưng nguồn hàng thông quan qua cảng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Phó Giám đốc Xí nghiệp xếp dỡ Cửa Lò (thuộc CTCP Cảng Nghệ Tĩnh) Yên Văn Phúc cho hay: Muốn cảng phát triển, thì trước hết phải có nguồn hàng, kể cả nội địa và xuất nhập khẩu. Theo ông Phúc, nguồn hàng lại phụ thuộc vào kinh tế vùng miền ở tỉnh Nghệ An, đặc biệt là khu công nghiệp sản xuất, khu chế xuất. Khi các khu công nghiệp phát triển thì mới có nguồn hàng phát triển.

Ông Phúc nói thêm: Những năm trước, Cảng chỉ có Khu công nghiệp Nam Cấm, sản xuất hàng hóa chưa được nhiều. Từ khi Khu công nghiệp VSIP ra đời, hàng hóa dần dần phát triển lên, tuy nhiên, so với những Cụm công nghiệp Nghi Sơn (Thanh Hóa), Vũng Áng (Hà Tĩnh), là những nơi có nguồn hàng rất lớn, thì Cảng Cửa Lò gặp nhiều khó khăn, bất lợi hơn.

Quá trình trao đổi, ông Phúc “tiết lộ” thêm rằng: Các cảng khác gần như là tư nhân, liên doanh, riêng cảng Cửa Lò mặc dù đã cổ phần hóa nhưng vẫn do Nhà nước chi phối, ràng buộc dẫn tới cạnh tranh bị mất lợi thế. Chưa kể, về giá cả, với khách hàng phải xin cấp trên, thậm chí phải đăng ký giá từ đầu năm, và vấn đề kiểm soát tải trọng phải làm theo quy định pháp luật, nhưng tư nhân thì thoải mái hơn.

Cũng theo ông Phúc, đường khu dân cư chật hẹp cũng là một điểm bất lợi. Riêng vấn đề xin chính sách di dân, làm đường ven cảng cũng trầy trật nhiều năm, nhưng vẫn chưa thể triển khai. Cảng có lịch sử lâu đời, lại nằm bên trong, nên bồi lắng về luồng tàu ra vào. Khi xin chủ trương nạo vét cũng phải qua nhiều bộ, ngành, các cơ quan quản lý về biển đảo nên cực kỳ khó khăn...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Đắk Lắk: Quý I/2024, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội đạt hơn 7.536 tỷ đồng

Kinh tế - Anh Đức - 13 giờ trước
Vừa qua, ngày 17/4 Ban đại diện Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) Chi nhánh Đắk Lắk đã tổ chức phiên họp đánh giá kết quả hoạt động trong quý I và triển khai nhiệm vụ quý II/2024. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp. Tham dự cuộc họp còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội là thành viên Ban Đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của UBDT trong thực thi công vụ

Tin tức - Việt Cường - 13 giờ trước
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Thị Hà đã chủ trì buổi nghiệm thu đề tài cấp bộ: Nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ số đo lường hiệu suất công việc đối với công chức của Ủy ban Dân tộc (UBDT) trong thực thi công vụ (Bộ chỉ số KPI). Tham dự buổi nghiệm thu đề tài có các thành viên Hội đồng nghiệm thu, đại diện một số vụ, đơn vị của UBDT và một số nhà khoa học.
Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Đâu là động lực cho mảng xuất khẩu của Vinamilk 2024 đang trên đà đi lên

Xã hội - PV - 13 giờ trước
Doanh thu thuần xuất khẩu của Vinamilk 2023 tăng 4,4% trong bức tranh chung nhiều khó khăn. Trước thềm đại hội cổ đông sẽ tổ chức ngày 25/4 tới, dự báo, mảng xuất khẩu của Vinamilk trong quý I duy trì được phong độ so với cùng kỳ năm trước trên mức nền cao.
Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Thanh Hóa: Vốn tín dụng chính sách “đỡ đầu” các doanh nghiệp, HTX miền núi phát triển sản phẩm OCOP

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 13 giờ trước
Từ nguồn vốn tín dụng chính sách gắn với nội dung số 3 thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 3: Thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực cho nhiều doanh nghiệp, HTX mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển sản phẩm OCOP hiệu quả.
Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 13 giờ trước
Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.
Tin trong ngày - 19/4/2024

Tin trong ngày - 19/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 19/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân có công bảo tồn di sản truyền thống. 9.960 ha cây trồng ở Đắk Nông nguy cơ mất mùa do hạn hán. Người giữ “hồn cốt” dân tộc Thái ở Quan Hóa. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024

Trang địa phương - Mỹ Dung - 13 giờ trước
Ngày 19/4, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024.
Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Những điều bạn chưa biết về bệnh than

Sức khỏe - Như Ý - 13 giờ trước
Bệnh than (nhiệt thán) là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây ra bởi vi khuẩn Bacillus anthracis. Bệnh không dễ lây truyền nhưng có thể diễn tiến nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị đúng cách. Vậy bệnh than là gì và bệnh than lây nhiễm như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Thấy gì sau động thái đăng ký mua cổ phiếu SHB của Phó Chủ tịch Đỗ Quang Vinh

Kinh tế - Vũ Mừng - 13 giờ trước
Ông Đỗ Quang Vinh, Phó Chủ tịch SHB sẽ bắt đầu mua hơn 100 triệu cổ phiếu SHB từ ngày 19/4. Nếu hoàn tất mua thành công, ông Vinh sẽ sở hữu tỷ lệ cổ phần SHB cao nhất trong HĐQT ngân hàng. Đó như một lời khẳng định về cam kết đồng hành, phát triển cùng những kỳ vọng lớn của vị Phó Chủ tịch 8x với tương lai SHB.
Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Kiên Giang: Khởi tố và thực hiện lệnh bắt tạm giam các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tại Tp. Phú Quốc

Pháp luật - Như Tâm - 13 giờ trước
Ngày 19/4, Công an Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) triển khai 3 Tổ công tác, đồng loạt tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam các bị can, gồm: Đặng Văn Lĩnh (SN năm 1985); Lê Minh Điệp (SN năm 1991), cùng có địa chỉ thường trú tại Ấp Lê Bát, xã Cửa Cạn, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) và Đặng Văn Hùng (SN 1981) thường trú Ấp Cây Thông Ngoài, xã Cửa Dương, Tp. Phú Quốc (Kiên Giang) cùng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Các quyết định và lệnh trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân Tp. Phú Quốc phê chuẩn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Trịnh Xuân Trường: Huy động hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai Chương trình MTQG 1719 đạt hiệu quả cao nhất

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 14 giờ trước
Là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, những năm qua, các chương trình, chính sách dân tộc đóng vai trò quan trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai. Để hiểu rõ hơn về cách làm và những kết quả đã đạt được trong triển khai các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là kết quả triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trịnh Xuân Trường, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai.