Là tỉnh vùng cao biên giới, thời gian qua, Lào Cai luôn quan tâm đến công tác giáo dục cho con em đồng bào các DTTS. Trong đó, tỉnh dành nhiều nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc dạy và học.
Xác định việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua môi trường giáo dục sẽ giúp học sinh có những hiểu biết về truyền thống, bản sắc văn hóa, thời gian qua, nhiều trường học, nhất là các trường PTDT nội trú trên địa bàn, tỉnh Quảng Bình đã quan tâm triển khai hoạt động này bằng nhiều hình thức. Từ đó, góp phần giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo môi trường học đường lành mạnh, thân thiện.
Tại ngôi trường vùng cao Khánh Yên Thượng, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai bằng nguồn xã hội hóa và tiết kiệm chi thường xuyên nhà trường đã xây dựng nhiều mô hình di tích lịch sử. Qua các giờ học thực tế, các em học sinh được trải nghiệm, tìm hiểu những mốc son lịch sử của dân tộc thông qua các mô hình mô phỏng. Qua đó, tạo hứng thú cho học sinh trong giờ học Lịch sử - môn học lâu nay được xem là khô cứng, khó thu hút học sinh...
Nhiều tháng nay, một số lớp học trên địa bàn Tp. Pleiku (Gia Lai) vẫn sáng đèn và vang vọng tiếng đọc của những học viên đặc biệt đến từ các làng đồng bào DTTS. Những lớp học này được thực hiện từ nguồn hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đang triển khai trên địa bàn.
Ngày 28/2, tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Nhà báo Bông Mai đã cùng các sinh viên Học viện Dân tộc khóa 1 và khóa 2 tham quan, trải nghiệm tại triển lãm "Dám sống một cuộc đời rực rỡ".
Nhằm hình thành văn hóa đọc trong nhà trường, bằng nguồn kinh phí của nhóm từ thiện, Trường Tiểu học Tam Chung (Mường Lát) đã xây dựng mô hình Thư viện xanh trong khuôn viên nhà trường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú. Theo đó, học sinh DTTS rất ít người được tuyển thẳng vào trường phổ thông dân tộc nội trú.
Ngày 23/2, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 241/QĐ-BTC về việc xuất gạo dự trữ quốc gia hỗ trợ học sinh học kỳ II năm học 2022 - 2023. Theo đó, hơn 33,5 nghìn tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia sẽ được cấp không thu tiền cho khoảng 531.000 học sinh tại các trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn tại 42 tỉnh.
UBND tỉnh Cà Mau vừa ban hành Quyết định số 02/2023/QĐ-UBND Quy định địa bàn tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thuộc diện tuyển sinh vào các trường PTDT nội trú của tỉnh.
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Gia Lai vừa có văn bản gửi UBND huyện, thị xã, thành phố và các trường phổ thông công lập trực thuộc về việc rà soát nhu cầu xây dựng nhà ở bán trú, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh dân tộc bán trú ở các trường phổ thông trên địa bàn.
Vừa dạy kiến thức văn hóa, vừa dạy Ngữ văn Khmer và tiếng Pali cho học viên, sau gần 30 năm thành lập, Trường Bổ túc văn hóa (BTVH) Pali Trung cấp Nam Bộ đã đào tạo được một nguồn nhân lực chất lượng là các sư sãi, người dân tộc Khmer Nam Bộ của 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng DTTS.
Đến thời điểm này, học sinh cả nước đã quay trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, ở một số địa phương, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vẫn còn tình trạng học sinh chưa đến trường đầy đủ.
Những năm qua, học sinh, sinh viên DTTS của tỉnh Khánh Hòa theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học luôn được các cấp, ngành, địa phương quan tâm. Qua đó, góp phần vào việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Đắk Lắk, chiều 16/1/2023, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết và tặng quà Ban Giám hiệu, cán bộ, thầy cô giáo và học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Lơng trên địa bàn Tp. Buôn Ma Thuột.
Ngày 11/1/2023, Đoàn công tác của Ủy ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr làm Trưởng đoàn đã tới thăm, chúc Tết đồng bào DTTS tại xã Đức Xuân, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng.
Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và toàn xã hội đối với công tác phổ cập giáo dục phân luồng học sinh và xóa mù chữ cho người lớn, góp phần nâng cao trình độ dân trí phát triển nguồn nhân lực, nhiều lớp học xóa mù chữ đang được triển khai nơi vùng cao Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn.
Những năm qua, hệ thống các trường dân tộc nội trú, trường dân tộc bán trú trên địa bàn tỉnh Hòa Bình được đầu tư xây dựng khang trang, hiện đại. Tỉnh có nhiều thầy, cô giáo, học sinh là người DTTS có thành tích xuất sắc trong dạy và học. Chất lượng giáo dục đại trà của học sinh DTTS chuyển biến rõ nét, tỷ lệ học sinh khá, giỏi đều tăng.
Trường THPT Dân tộc nội trú Thanh Hóa vừa tổ chức “Phiên chợ vùng cao giữa lòng thành phố” tại khuôn viên nhà trường. Đây là hoạt động thường niên hàng năm của nhà trường nhân dịp chào đón năm mới.
Ngày 29/5/2009, Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú (PTDTNT) và các trường dự bị đại học dân tộc được ban hành. Các trường PTDTNT trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã thực hiện tốt các quy định, chế độ theo Thông tư như: Công tác tuyển sinh; quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí của Nhà nước hỗ trợ đối với học sinh... Tuy nhiên, trong qua trình triển khai thực hiện Thông tư 109 đã bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại nhất định; đòi hỏi cần có sự điều chỉnh để phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
Lớp học xóa mù chữ xã Trịnh Trường (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) không đơn thuần chỉ là học chữ, học số mà đã trở thành “ngôi nhà thân thiện” để học viên và giáo viên cùng chia sẻ những hiểu biết về cuộc sống, về tình người, về những điều tốt đẹp mà Đảng và Nhà nước ta dành cho đồng bào mình, để không ai bị bỏ lại phía sau.