Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Gam màu sáng cho bức tranh kinh tế năm 2019

PV - 11:03, 14/01/2019

Những thành quả trong năm 2018-có tính đến cả giai đoạn 2016-2018, được xem là “cú hích” cho sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2019 và cả giai đoạn 2019-2020. Tuy nhiên, với những rủi ro được dự báo thì việc xây dựng nền tảng cho tăng trưởng kinh tế phát triển bền vững là rất cần thiết.

Đột phá đa chiều

Năm 2018 là một năm đầy biến động nhưng tăng trưởng kinh tế (GDP) vẫn đạt nhiều kết quả khả quan; 12/12 chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2018 theo nghị quyết của Quốc hội đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức; trong đó 9 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Đặc biệt, GDP năm 2018 đạt 7,08%, là mức tăng cao nhất trong 10 năm gần đầy (2008-2018). Quy mô nền kinh tế năm 2018 theo giá hiện hành đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng; GDP bình quân đầu người ước tính đạt 58,5 triệu đồng, tương đương 2.587 USD, tăng 198 USD so với năm 2017.

Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK đang được xây dựng kỳ vọng thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi trong thời gian tới. (Ảnh: Minh họa) Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK đang được xây dựng kỳ vọng thúc đẩy phát triển vùng DTTS và miền núi trong thời gian tới. (Ảnh: Minh họa)

Tính chung cả giai đoạn 2016-2018, kinh tế nước ta vẫn bảo đảm được đà tăng trưởng ổn định. Theo đó, năm 2016, GDP của nước ta đạt 6,21%; năm 2017 đạt 6,81%; năm 2018 đạt 7,08%. Đặc biệt, ổn định kinh tế vĩ mô là điểm sáng rõ nét trong 3 năm qua; lạm phát được duy trì ổn định ở mức dưới 4%. Đây là thành công của Chính phủ, tác động chủ yếu do điều chỉnh giá dịch vụ công.

Trong sự phát triển chung của đất nước, vùng DTTS và miền núi cũng đã đạt những kết quả tích cực trên tất cả mọi lĩnh vực. Tính đến hết năm 2018, bình quân tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn dưới 40%; có 8 huyện thoát khỏi huyện nghèo, 14 huyện ra khỏi diện hưởng chính sách như huyện nghèo, 34 xã đủ điều kiện ra khỏi diện đầu tư theo Chương trình 135. Trong xây dựng nông thôn mới, đã có 1.052/5.226 xã vùng DTTS, miền núi được công nhận đạt chuẩn.

Vững đà tăng trưởng

Năm 2019 là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016-2020 và kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với những kết quả đạt được trong năm 2018 và sự ổn định trong 3 năm qua (2016-2018), các tổ chức kinh tế cũng như các chuyên gia đều nhận định, năm 2019 và cả năm 2020, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ.

Theo dự báo của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia được đưa ra tại Hội thảo “Tổng quan thị trường tài chính Việt Nam 2018” thì năm 2019, tăng trưởng của Việt Nam vẫn có khả năng đạt 7%. Chính phủ vẫn kiên trì với mục tiêu tái cơ cấu kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh. Đặc biệt, với việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và sắp tới là Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại của nước ta.

Còn theo tính toán của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), nếu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, đẩy mạnh tăng trưởng khu vực tư nhân, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, phát triển khoa học công nghệ và nâng cao năng suất lao động, tích cực thực hiện các hiệp định thương mại tự do thì tốc độ tăng trưởng có thể đạt khoảng 6,9%-7,1%.

Đối với vùng DTTS và miền núi, năm 2019 cũng được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá. Trong năm 2019, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tổng kết, nghiên cứu tích hợp hệ thống chính sách hiện hành cho vùng DTTS và miền núi; tập trung chỉ đạo và bảo đảm nguồn lực, khắc phục phân tán, chồng chéo, kém hiệu quả (Theo Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 của Chính phủ). Cũng trong năm 2019, việc xây dựng đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK theo hướng tích hợp các chính sách, giải pháp nhằm phát triển nhanh, bền vững hơn vùng đồng bào DTTS và miền núi vào chương trình công tác của Chính phủ.

Nhận diện thách thức

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã cắt giảm 0,2 điểm % dự báo triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2018 và 2019, xuống còn 3,7%. Điều này cho thấy kinh tế thế giới 2018 đã không thực sự thuận lợi như kỳ vọng trước đó và năm 2019 có khả năng cũng như vậy. Thương mại thế giới đang đứng trước nhiều thử thách lớn, trong đó có sự nổi lên của tư tưởng bảo hộ, chiến tranh thương mại, nguy cơ xói mòn niềm tin vào hệ thống thương mại tự do.

“Tuy nhiên, với sự lạc quan của những người yêu toàn cầu hóa, đề cao những lợi ích của thương mại tự do, chúng ta vẫn luôn tìm thấy các cơ hội hợp tác rộng mở với dòng chảy chính vẫn là hòa bình, hợp tác và toàn cầu hóa”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Thực tế, năm 2019 và cả năm 2020, kinh tế Việt Nam phát triển trong bối cảnh kinh tế thế giới, thương mại quốc tế được dự báo sẽ suy giảm, giá cả hàng hóa quốc tế, đặc biệt là giá hàng nguyên liệu có xu hướng biến động. Một số nước lớn sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ và chính sách bảo hộ thương mại của các quốc gia, chiến tranh thương mại sẽ ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam.

Nhưng các chuyên gia kinh tế vẫn dự báo những triển vọng của kinh tế Việt Nam. Theo tính toán của Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia, năm 2019 sẽ có hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam. Theo kịch bản thứ nhất, tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 6,84% và kịch bản thứ 2 sẽ là 7,02%. Năm 2020 tình hình khả quan hơn với dự báo tăng trưởng kinh tế sẽ ở hai mức 7 và 7,2%.

Về động lực tăng trưởng cho các năm tới, các chuyên gia kinh tế xác lập 4 động lực, gồm: Phát triển khu vực kinh tế tư nhân; cải cách thể chế, môi trường kinh doanh; khoa học công nghệ, nâng cao năng suất lao động và tăng cường năng lực bộ máy Nhà nước. Việc xác lập và thúc đẩy các động lực tăng trưởng này là then chốt để đưa ra các giải pháp điều hành kinh tế phù hợp trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

SỸ HÀO

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Khai mạc Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình MTQG 1719 khu vực phía Bắc

Sáng ngày 18/12/2024, tại tỉnh Thái Nguyên, Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất Chương trình giai đoạn 2026-2030 khu vực phía Bắc.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Tin tức - Hải Phong _ Khổng Thanh Tuấn - 4 giờ trước
Triển khai thực hiện Dự án 2 về Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và Dự án 3 về Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, huyện Văn Lãng đã hỗ trợ 11 phát triển sản xuất, phát triển mô hình giảm nghèo. Nhờ đó đã giúp họ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có sinh kế, có việc làm, nỗ lực phấn đấu vươn lên.
Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc - Người dân đồng thuận

Triển khai Chương trình MTQG 1719 ở KVBG biển tỉnh Sóc Trăng: Hệ thống chính trị vào cuộc - Người dân đồng thuận

Sóc Trăng xác định công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, để đảm bảo sự nhất quán và sớm phát huy hiệu quả các chương trình, dự án, từ đó đóng góp vào sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra trong thời gian qua, là nhờ tinh thần đoàn kết, sự đồng thuận cao từ đồng bào các DTTS nằm trong vùng dự án.
Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Yên Bái: Quan tâm thực hiện tốt các chính sách cho Người có uy tín

Tin tức - Văn Hoa - 6 giờ trước
Xác định tầm quan trọng của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã luôn quan tâm, thực hiện tốt các chính sách dành cho Người có uy tín, nhờ đó đã giúp Người có uy tín có thêm động lực để thực hiện tốt vai trò của mình trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Hà Nội tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sức khỏe - PV - 6 giờ trước
Kết quả điều tra 2.400 người dân từ 15 tuổi trở lên trên địa bàn thành phố Hà Nội vào năm 2019 cho thấy có 34,8% đã từng nghe về thuốc lá điện tử; 54 người hiện có sử dụng thuốc lá điện tử hoặc đã thử dù chỉ 1 lần (chiếm 2,3%).
Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Đồng Nai: Phụ nữ mang thai tại vùng đồng bào DTTS được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh

Sức khỏe - Khánh Thư - 6 giờ trước
Từ ngày 01/01/2025, phụ nữ mang thai sống tại vùng đồng bào DTTS của tỉnh Đồng Nai được miễn phí thực hiện tầm soát trước sinh (sàng lọc trước sinh). Đây là một trong những chính sách trong Nghị quyết quy định về chính sách khuyến khích, hỗ trợ đối với tập thể, cá nhân thực hiện tốt công tác dân số trên địa bàn vừa được HĐND tỉnh Đồng Nai thông qua.
Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam - Sắc màu hội tụ. Đặc sản mới ở Thái Nguyên. Người Xơ Đăng thay đổi để vươn lên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Độc đáo nghi lễ lên nhà mới của người Lự

Media - BDT - 23:06, 17/12/2024
Sinh sống ở vùng xa xôi, điều kiện sống còn không ít khó khăn, nhưng đồng bào dân tộc Lự, tỉnh Lai Châu vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình, trong đó có nghi lễ vào nhà mới
Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Bình Gia: Phát triển rừng hồi để xóa đói giảm nghèo

Media - Thúy Hồng - 22:58, 17/12/2024
Đến với mảnh đất Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn vào đúng mùa thu hoạch hồi vào khoảng tháng 9, tháng 10, sẽ được đắm mình trong không gian xanh ngát, bao la rộng lớn, đâu đâu cũng có mùi hương hồi lan tỏa nồng nàn. Hoa hồi không chỉ là biểu trưng, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn nói chung và của người dân Bình Gia nói riêng, mà còn là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất và con người nơi đây, là "vàng xanh" giúp đồng bào DTTS xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Hiệu quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 22:55, 17/12/2024
Bình Gia là huyện miền núi còn nhiều khó khăn của tỉnh Lạng Sơn. Nơi đây là địa bàn sinh sống của phần đông đồng bào các DTTS như Tày, Nùng, Dao… Do địa hình đồi núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội còn hạn chế, nên đời sống của đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn, vất vả.
Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Hàng triệu xe máy sắp phải kiểm định khí thải phương tiện

Xã hội - Minh Nhật - 22:31, 17/12/2024
Thông tư 47/2024 về “Quy định trình tự, thủ tục kiểm định, miễn kiểm định lần đầu cho xe cơ giới, xe máy chuyên dùng; trình tự, thủ tục chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới cải tạo, xe máy chuyên dùng cải tạo; trình tự, thủ tục kiểm định khí thải xe môtô, xe gắn máy” do Bộ Giao thông vận tải ban hành sẽ chính thức có hiệu lực từ 01/01/2025.
Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Đức Cơ (Gia Lai): Nâng cao năng lực cho cộng đồng, cán bộ triển khai Chương trình MTQG 1719

Tin tức - Ngọc Thu - 22:26, 17/12/2024
Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom, Phòng Dân tộc huyện Đức Cơ (Gia Lai) tổ chức Lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).