Media -
BDT -
19:25, 09/09/2024 Đồng bào dân tộc Xơ Đăng vùng Tây Nguyên có một nền văn hóa lâu đời, độc đáo và đầy tính nhân văn, với rất nhiều lễ cúng các thần linh, như lễ cúng thần nước, thần lửa, thần rừng... Trong đó đặc biệt phải kể đến Lễ bắc máng nước - một trong những lễ lớn và quan trọng nhất của đồng bào.
Sau hơn một năm sưu tầm, phục hồi, phục dựng trang phục, trang sức, dựa trên cơ sở đóng góp ý kiến của các nhà chuyên môn, nghệ nhân, già làng, huyện Nam Trà My (Quảng Nam) đã ra mắt bộ trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Giáo dục -
Nguyễn Văn Chiến -
16:41, 23/08/2024 Thầy giáo Trần Mạnh Thùy, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở (THCS) bán trú DTTS Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum bấm đốt ngón tay đếm khoảng thời gian mình bám bản: “Thấm thoắt đã 25 năm rồi anh ạ!”. Ở dưới chân núi Ngọc Linh này, đồng bào coi thầy Thùy như “người cha thứ hai” của nhiều thế hệ trẻ em dân tộc Xơ Đăng.
Vào mùa lễ hội, đồng bào Xơ Đăng thường đặt hàng may nhiều đồ thổ cẩm. Họ khoác lên mình những trang phục truyền thống như khố, tấm dồ, váy áo... để dự lễ hội truyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê, mừng lúa mới, đám cưới... Họ mặc bộ trang phục đẹp nhất để dự hội, chúc phúc cho nhau, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới an lành. Do vậy, đồng bào luôn có ý thức gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm, nhưng do nhiều tác động nên vài thập niên qua, nghề dệt có nguy cơ mai một dần. Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang giúp đồng bào Xơ Đăng giữ lại nét đẹp văn hóa này.
Cùng với không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở các thôn, làng trên địa bàn tỉnh Kon Tum, chiều 9/11, thôn Măng Búk, xã Măng Búk, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đến dự và chung vui cùng đồng bào Xơ Đăng nơi đây.
Để tiếng cồng, tiếng chiêng, sắc màu trang phục truyền thống của đồng bào các DTTS không bị mai một, nhiều năm nay, các cấp chính quyền ở huyện Nam Trà My (Quảng Nam) luôn phát huy vai trò của các già làng, Người có uy tín trong công tác bảo tồn văn hóa dân tộc.
Tại thôn Dak Răng, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, già A Lào (SN 1947, người Ca Dong - thuộc dân tộc Xơ Đăng) không chỉ là cựu chiến binh sản xuất kinh doanh giỏi, mà còn là Người có uy tín có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển khối đại đoàn kết các dân tộc tại xã ngã ba biên giới của tỉnh Kon Tum.
Sinh ra, lớn lên gắn bó với rừng và cũng thấu hiểu những hậu quả khi để mất rừng. Giờ đây, cộng đồng người Xơ Đăng ở làng Ty Tu, xã Đăk Hà, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đang ngày đêm giữ lại những cánh rừng nguyên sinh hình thành từ hàng trăm năm trước và nỗ lực trồng thêm rừng. Với ước nguyện những cánh rừng mãi thêm xanh để che chở cho dân làng có cuộc sống bình yên.
Cô giáo Hồ Thị Thùy Vân - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đăk Hà, tỉnh Kon Tum bấm đốt ngón tay đếm lại khoảng thời gian mình bám bản vùng sâu huyện Tu Mơ Rông: “Thấm thoắt cũng đã 23 năm rồi anh ạ!”. Ở dưới chân núi Ngọc Linh này, bà con các DTTS xem cô Vân như “người mẹ thứ hai” của nhiều thế hệ trẻ em dân tộc Xơ Đăng.
Media -
Trương Vui - Đặng Việt Hùng -
18:36, 11/09/2023 Dân tộc Xơ Đăng còn có tên gọi là Hđang, Kmrâng, Con lan, Brila. Đồng bào cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Nhân Kỷ niệm 92 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2022), Nhân dân tại thôn Kon Chênh, xã Măng Cành, huyện Kon Plông (Kon Tum) đã tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Nói đến nghệ thuật chơi đàn Klông pút, không thể không nhắc tới Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Y Sinh, thị trấn Đăk Tô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum. Từ tình yêu đặc biệt với cây đàn Klông pút, lo sợ nguy cơ “biến mất” của đàn Klông pút, NNƯT Y Sinh đã đứng ra truyền dạy cho thế hệ trẻ với mong muốn những giai điệu của đại ngàn sẽ mãi lưu truyền trong đời sống người Xơ Đăng.
Ẩn hiện dưới những tầng mây trùng điệp giữa vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ là những ngôi làng của người Xơ Đăng với mái nhà rông cao vút, xen kẽ đó là những ngôi nhà xây kiên cố, trẻ em ríu rít đến trường trên những con đường bê tông sạch đẹp,....cho thấy sự đổi thay trong đời sống của người Xơ Đăng ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum). Điều đó khẳng định những chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả.
Từng phải dời làng vì sạt lở đất cách đây hơn 5 năm, nhiều người dân làng Cheng Tông (thôn 1, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) hôm nay đã an cư tại nơi ở mới. Trong mùa Xuân mới này, đồng bào tổ chức Lễ hội cúng máng nước theo đúng phong tục của người Xơ Đăng.
Xác định giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, thời gian qua, tỉnh Kon Tum có nhiều chính sách, tập trung nguồn lực để làm tốt việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS.
Khá nhiều các kiến giải, nhận định về thực trạng cũng như tìm cách kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) được ghi nhận tại Hội thảo "Bản sắc văn hóa các DTTS huyện Bắc Trà My - công tác bảo tồn và phát triển" vừa được tổ chức.
Dân tộc Xơ Đăng là một tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trong đó tập trung nhiều trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, người dân nơi đây đã sáng tạo và hình thành nên nét văn hóa cho riêng mình được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ giao tiếp, quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật tạo hình, văn hóa nghệ thuật dân gian… Những nét đẹp văn hóa ấy giờ đây đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy.
Ghé thăm xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum), chúng tôi không khỏi thán phục khi biết 13/13 thôn trên địa bàn xã đều có những nghệ nhân say mê với văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng. Họ chính là những người “giữ hồn” của làng, đang ngày đêm lưu truyền nét đẹp bản sắc văn hóa dân tộc cho con cháu.
Kinh tế -
L.Phương – N.Chí -
17:24, 14/08/2022 Xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei (Kon Tum) nằm trong quần thể dãy núi Ngọc Linh có độ cao 2.598 m, là nơi sinh sống bao đời nay của đồng bào dân tộc Xơ Đăng , hiện còn lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa đặc sắc, nhiều cây dược liệu quý. Ngoài ra, đến với xã Ngọc Linh, nhất là vào mùa lúa chín, còn được chiêm ngưỡng một bức tranh hùng vĩ, nên thơ, yên bình và một bầu không khí hết sức trong lành...