Media -
BDT -
08:01, 23/04/2024 Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Già làng Đinh Yom, 84 tuổi, dân tộc Ba Na ở làng kháng chiến Stơr, xã Tơ Tung, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai là một già làng uy tín, một Cựu chiến binh phát huy tốt phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ trong thời bình. Rời quân ngũ về địa phương, với vai trò là già làng, Người có uy tín trong suốt 24 năm qua, già làng Đinh Yom có nhiều đóng góp tích cực, cùng chung sức xây dựng buôn làng ngày càng giàu đẹp.
Gần 20 năm sau khi rời làng, nhường đất cho công trình thủy điện Plei Krông đến ở khu tái định cư, đến nay vẫn còn 25 hộ dân tộc Ba Na ở làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà (Kon Tum) chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mảnh đất mà họ đã ở bấy lâu nay. Không có giấy tờ gì để chứng minh, người dân muốn canh tác, sử dụng mảnh đất vào việc gì cũng không được.
Sáng 12/3, tại xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (Kon Tum), Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh Kon Tum phối hợp với Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh tổ chức Ngày hội Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng.
Ngày 9/6, tại xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định), Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Bình Định đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho 60 học viên là công chức văn hóa xã, Trưởng thôn, làng, Người có uy tín, đồng bào dân tộc Ba Na (nhóm Ba Na Kriêm) ở địa phương.
Ở xã Sơn Lang, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, nhiều hộ dân rất tin tưởng, học kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng của gia đình anh Đinh Văn Quý (SN 1991). Mô hình không chỉ góp phần tăng thu nhập cho gia đình anh, mà còn lan tỏa cách làm du lịch, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều người dân trong làng, trong xã.
Làng du lịch cộng đồng Kon Jơ Dri, xã Đăk Rơ Wa cách trung tâm thành phố Kon Tum (Kon Tum) khoảng 6km, nằm sát bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa và thơ mộng, với hơn 190 hộ dân tộc Ba Na sinh sống. Những ngày này, bà con làng Kon Jơ Dri tạm gác lại công việc nương rẫy, chung sức, đồng lòng ''tân trang" lại nhà Rông truyền thống của làng để đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Trong 2 ngày 3 - 4/3), tại Tp. Pleiku (Gia Lai), Nhà hát ca múa nhạc Tổng hợp Đam San tổ chức tập huấn “Bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Ba Na - Gia Rai” cho 100 cán bộ làm công tác quản lý văn hóa tại các xã, phường trên địa bàn tỉnh.
Theo đề án Bảo tồn di sản Không gian văn hóa cồng chiêng giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Gia Lai phục dựng một số lễ hội có sử dụng cồng chiêng của dân tộc Ba Na và Gia Rai; mở các lớp dạy đánh chiêng.
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 09/QĐ-UBND phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, với kinh phí dự kiến là 16,38 tỷ đồng.
Xã hội -
PV -
09:56, 09/02/2023 Thực hiện Tiểu dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, thời gian qua, xã Song An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân được tiếp cận nguồn thông tin hữu ích để cải thiện cuộc sống.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự chung sức, đồng lòng của người dân, làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1, phường Trường Chinh, Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xây dựng được nhà rông mới theo đúng truyền thống của dân tộc Ba Na.
Là một trong các nội dung, dự án thành phần thuộc Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023 - 2025, Dự án khôi phục Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sẽ được tỉnh Gia Lai triển khai xây dựng 6 mô hình, gồm 6 nhà rông truyền thống và 6 bến nước truyền thống; mỗi năm xây dựng 2 mô hình, bắt đầu từ năm 2023.
Media -
Ngọc Thu -
09:43, 10/08/2022 Huyện Kbang (Gia Lai) không chỉ là vùng căn cứ cách mạng, nơi khởi nguồn của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, nơi sinh ra người anh hùng Núp huyền thoại… mà còn là mảnh đất giàu tiềm năng du lịch, “cái nôi” của nền văn hóa truyền thống các dân tộc Tây Nguyên - đặc biệt là dân tộc Ba Na.
Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 vừa được Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Đây là Đề án tổng thể với nhiều nội dung, nhiệm vụ, giải pháp thiết thực nhằm góp phần bảo vệ toàn vẹn không gian di sản văn hóa cồng chiêng.
Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh sống lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc.
Ngày 25/3, ông Lê Tấn Hùng - Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Đoa (Gia Lai) cho biết: Vụ Đông Xuân 2011 - 2022, huyện Đăk Đoa đã triển khai cánh đồng lúa một giống, chất lượng cao HN6 tại địa bàn 3 xã gồm Hà Bầu, Ia Pết, Glar với quy mô 237 ha.
Hằng năm, cứ đến ngày 16 tháng Giêng, đồng bào DTTS Chăm, Ba Na ở xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên cùng nhau mở hội Trống đôi, cồng ba, chiêng năm. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân nơi đây vào những ngày đầu Xuân.
Ngày 8/12, tại làng Brang Đak Kliết, xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, Gia Lai), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Văn hóa, thông tin và Thể thao huyện Đak Pơ tổ chức phục dựng Lễ Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Ba Na.
Media -
Kim Anh - Tố Oanh -
20:00, 06/06/2022 Dân tộc Ba Na là một trong những cư dân sinh tụ lâu đời ở Trường Sơn - Tây Nguyên. Cũng như nhiều dân tộc khác ở Tây Nguyên, người Ba Na có những phong tục tập quán, văn hóa phong phú và giàu bản sắc.