Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đưa quan hệ Việt Nam-Singapore bước vào kỷ nguyên hợp tác mới

PV - 07:25, 26/03/2025

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính và Phu nhân, Thủ tướng nước Cộng hòa Singapore Lawrence Wong và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam từ ngày 25-26/3/2025. Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong kể từ khi nhậm chức và diễn ra chỉ gần hai tuần sau chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong hội đàm lần đầu tiên trong khuôn khổ cuộc gặp thường niên giữa hai Thủ tướng, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45, tháng 10/2024. (Ảnh: VGP)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lawrence Wong hội đàm lần đầu tiên trong khuôn khổ cuộc gặp thường niên giữa hai Thủ tướng, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 44, 45, tháng 10/2024. (Ảnh: VGP)

Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong diễn ra vào thời điểm quan hệ hai nước đang phát triển hết sức tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực, với nền tảng vững chắc là sự tin cậy chính trị và mối liên kết chặt chẽ trong hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư.

Trong chuyến thăm chính thức mang tính lịch sử mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Singapore, hai bên đã tuyên bố nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác chiến lược toàn diện, mở ra chương mới tươi sáng trên chặng đường đồng hành cùng phát triển kéo dài hơn nửa thế kỷ qua giữa hai nước. Việt Nam cũng là nước đầu tiên mà Singapore thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện trong ASEAN.

Hợp tác chính trị, ngoại giao được hai bên tăng cường với tần suất trao đổi đoàn cấp cao và các cấp gia tăng. Hợp tác trên các kênh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và Nhân dân được thúc đẩy.

Đảng ta duy trì quan hệ hợp tác tốt đẹp với Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền ở Singapore với nhiều hình thức phong phú, thực chất. Lãnh đạo hai Đảng thường xuyên có các cuộc trao đổi ý kiến về kinh nghiệm xây dựng và phát triển đất nước; hai bên đang phối hợp triển khai hiệu quả hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược. Hợp tác nghị viện ghi nhận những bước phát triển, nổi bật là việc hai bên đã ký Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Singapore.

Hợp tác kinh tế là điểm sáng tiêu biểu trong quan hệ Việt Nam-Singapore. Năm 2024, tổng kim ngạch thương mại song phương đạt 10,3 tỷ USD, tăng 14,7% so mức năm 2023. Cũng trong năm 2024, lần đầu tiên, Việt Nam vượt qua Thái Lan và Ấn Độ để trở thành nhà xuất khẩu gạo lớn nhất vào Singapore.

Là nhà đầu tư hàng đầu trong ASEAN tại Việt Nam, Singapore hiện đứng thứ hai trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký lên tới hơn 84 tỷ USD. Mạng lưới các Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP), biểu tượng hợp tác kinh tế thành công giữa hai nước, hiện diện tại 13 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Các VSIP đã đi vào hoạt động thu hút hơn 18,7 tỷ USD vốn đầu tư, tạo việc làm cho hơn 300.000 lao động. Ở chiều ngược lại, Việt Nam hiện có 153 dự án đầu tư tại Singapore, với tổng vốn đăng ký hơn 690 triệu USD, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực khoa học-công nghệ, thông tin-truyền thông.

Những “trái ngọt” trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Singapore có được nhờ sự vun đắp bền bỉ, lâu dài của các thế hệ lãnh đạo và người dân hai nước. Hai nước duy trì hiệu quả cơ chế họp Hội nghị Bộ trưởng Kết nối hai nền kinh tế trên cơ sở Hiệp định khung kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Singapore để rà soát, tháo gỡ vướng mắc, đồng thời trao đổi các định hướng, giải pháp, kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại.

Singapore cũng là quốc gia đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ Đối tác Kinh tế xanh-Kinh tế số (tháng 2/2023), tạo bước khởi đầu quan trọng, giúp dẫn dắt chuyển đổi của hai nền kinh tế sang các lĩnh vực tiềm năng mới như kinh tế số, kinh tế xanh và tuần hoàn, đổi mới sáng tạo, năng lượng sạch, ứng phó biến đổi khí hậu.

Trong chuyến thăm chính thức Singapore của Tổng Bí thư Tô Lâm vào tháng 3/2025, hai bên đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác trong lĩnh vực thương mại điện gió, chuyển đổi số, đổi mới tài chính…, tạo cơ sở quan trọng nhằm triển khai thiết thực, hiệu quả quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Singapore trong thời gian tới.

Bên cạnh kinh tế, hợp tác giữa Việt Nam và Singapore trong các lĩnh vực khác cũng gặt hái nhiều thành công, trong đó phải kể đến sự sôi động trong hợp tác giáo dục-đào tạo. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác giáo dục vào tháng 8/2023; kết nghĩa giữa các cơ sở đào tạo và cung cấp cho nhau nhiều suất học bổng về đào tạo đại học, sau đại học; trao đổi, giao lưu nhiều đoàn cán bộ, giảng viên, học sinh, sinh viên hai nước.

Kể từ cuối những năm 90, hằng năm, Chính phủ Singapore dành cho Việt Nam 30 suất học bổng cấp phổ thông, sau đó tăng lên gấp đôi từ năm 2023. Ngoài ra, 5 thỏa thuận giữa hai Bộ Ngoại giao về đào tạo cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Singapore đã được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng, đội ngũ cán bộ.

Trong bối cảnh hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Singapore là sự kiện quan trọng, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị ở mức độ cao giữa hai nước và đưa quan hệ Việt Nam-Singapore bước vào kỷ nguyên hợp tác mới. Chuyến thăm cũng khẳng định, Việt Nam cùng Singapore và các nước thành viên ASEAN quyết tâm xây dựng Cộng đồng ASEAN đoàn kết, vững mạnh, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực và trên thế giới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Tạo niềm tin từ chính sách (Bài 2)

Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Tạo niềm tin từ chính sách (Bài 2)

Sức khỏe - Mỹ Dung - 22 phút trước
Nhằm đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi, những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh đã triển khai một số chính sách hỗ trợ nhằm cải thiện tình hình thiếu nguồn nhân lực y tế có chuyên môn sâu. Theo đó bằng những chính sách thiết thực, tỉnh không chỉ đang thu hút bác sĩ từ các nơi khác về địa phương công tác, mà còn phát triển nguồn nhân lực y tế tại chỗ. Sự quyết tâm này đang từng bước giúp nâng cao chất lượng y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là ở những địa bàn khó khăn.
Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Chính sách thu hút chưa đủ lực (Bài 1)

Đảm bảo nguồn nhân lực y tế vùng DTTS và miền núi- Nhìn từ thực tế ở Quảng Ninh: Chính sách thu hút chưa đủ lực (Bài 1)

Sức khỏe - Mỹ Dung - 23 phút trước
Bao năm qua, dù các tỉnh, thành phố, nhất là ở các tỉnh vùng đồng bào DTTS và miền núi đã triển khai rất nhiều các giải pháp, cơ chế chính sách tạo nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân lực y tế là đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên việc thu hút và giữ chân bác sĩ ở lại gắn bó, phát triển sự nghiệp ở vùng miền núi, vùng cao luôn là bài toán nan giải, cần tiếp tục được điều chỉnh với những chính sách đủ lực hơn để người thầy thuốc không chỉ đến theo nhiệm kỳ mà ở lại cống hiến chuyên môn và gắn bó lâu dài với người dân. Tỉnh Quảng Ninh đang quyết tâm hướng đến mục tiêu này, để mỗi người dân ở bất kỳ địa bàn khó khăn nào cũng được tiếp cận với y tế
Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Trang địa phương - Mỹ Dung - 25 phút trước
Sau cơn bão số 3, hàng trăm hecta rừng keo của bà con vùng cao Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) bị tàn phá nặng nề. Vừa mới bắt đầu gượng dậy sau thiệt hại do thiên tai, người dân lại phải đối mặt với khó khăn mới khi giá cây keo giống tăng vọt. Việc tái trồng rừng giờ đây trở thành một thử thách lớn, khi chi phí cao và nguồn lực thiếu thốn khiến quá trình phục hồi sinh kế của bà con càng thêm trì trệ.
Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trải nghiệm các hoạt động tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Media - BDT - 27 phút trước
Nằm yên bình giữa không gian xanh mát của vùng ngoại ô Hà Nội, Làng Văn hóa - Du lịch các Dân tộc Việt Nam tựa như một bức tranh thu nhỏ, sống động và đầy màu sắc về cộng đồng 54 dân tộc anh em. Với diện tích rộng lớn lên đến 1544 ha, trải dài trên khu vực hồ Đồng Mô, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, nơi đây không chỉ là một điểm đến du lịch độc đáo mà còn là một trung tâm bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
Thanh Hóa: Cần khắc phục lỗ hổng trong công tác quản lý dược

Thanh Hóa: Cần khắc phục lỗ hổng trong công tác quản lý dược

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 36 phút trước
Thời gian qua, liên tiếp các vụ việc thực phẩm, thuốc giả bị phanh phui, liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng. Mới đây, đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, hoạt động từ năm 2021 đến nay mới bị triệt phá khiến người dân hoang mang, khi thị trường thuốc giả, thực phẩm chức năng giả đang len lỏi khắp nơi. Điều đáng nói, dường như có một "lỗ hổng" lớn trong hệ thống quản lý dược, tạo điều kiện cho các đối tượng lừa đảo sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc kém chất lượng qua mặt các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa.
Trải nghiệm du lịch cà phê

Trải nghiệm du lịch cà phê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 14/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Trải nghiệm du lịch cà phê. Nhà thờ Cửa Bắc, Hà Nội. Lặng thầm “gieo chữ” vùng biên. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Công nhận thêm 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Công nhận thêm 4 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tin tức - Anh Trúc - 41 phút trước
Ngày 14/5, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Văn Hùng đã ký các quyết định về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo đó, có thêm 4 di sản tại Hà Nội, An Giang và Lào Cai được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Tiếng Tíc vẫn vang lên giữa núi rừng Nam Giang

Tiếng Tíc vẫn vang lên giữa núi rừng Nam Giang

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - Văn Sơn - 42 phút trước
Chúng tôi trở lại thăm vùng biên huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam nơi đồng bào Tà Riềng đã sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn hùng vĩ. Trong đời sống tinh thần phong phú của họ, âm nhạc truyền thống đóng vai trò đặc biệt, với nhiều loại nhạc cụ dân gian độc đáo. Một trong số đó là Tíc – nhạc cụ làm từ ống nứa, với âm thanh mộc mạc nhưng quyến rũ và gắn liền với những lễ hội cộng đồng.
Khi người trẻ thể hiện tình yêu văn hoá truyền thống

Khi người trẻ thể hiện tình yêu văn hoá truyền thống

Sắc màu 54 - T.Nhân-H.Trường - 49 phút trước
Ở huyện miền núi Khánh Vĩnh (Khánh Hoà), nhiều bạn trẻ đã thể hiện tình yêu văn hóa truyền thống theo cách của riêng mình, có bạn thì say mê chế biến các món ẩm thực đặc trưng như muối cá khô, gạo rẫy... , người lại học làm những món đồ mỹ nghệ như đan lát làm gùi, nỏ, đàn chapi…Dù việc làm khác nhau, nhưng các bạn đều cố gắng gìn giữ, lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông để lại.
Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn và tầm nhìn 2033: Khát vọng lớn - Hợp lực thành công

Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn và tầm nhìn 2033: Khát vọng lớn - Hợp lực thành công

Doanh nhân dân tộc - Tào Đạt - 50 phút trước
Ba thập kỷ qua, Phú Thái đã trở thành một phần quan trọng trong dòng chảy phát triển của khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam. Với phương châm “Khát vọng lớn - Hợp lực thành công”, chiến lược “Phú Thái 2033 - Future Ready” thể hiện cam kết mạnh mẽ của Tập đoàn Phú Thái trong việc nâng tầm năng lực cạnh tranh, kiến tạo hệ sinh thái doanh nghiệp thịnh vượng và chủ động dẫn dắt trong bối cảnh hội nhập kinh tế số, hội nhập toàn cầu.
Phú Yên: Bắt tạm giam Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung

Phú Yên: Bắt tạm giam Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung

Pháp luật - T.Nhân - N.Triều - 54 phút trước
Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Phú Yên đã ra quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Kim Quyên (SN 1978), Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công thương miền Trung (trụ sở tại 261 Nguyễn Tất Thành, Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại khoản 3 Điều 221 Bộ luật Hình sự.