Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Du lịch ở vùng lõi Vườn Quốc gia Hoàng Liên

PV - 10:17, 18/01/2022

Séo Mý Tỷ (xã Tả Van, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) là một trong 5 thôn bản nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Hoàng Liên - Vườn Quốc gia quan trọng bậc nhất của Việt Nam được khoanh vùng để bảo tồn, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên đặc hữu, quý hiếm. Sở dĩ chỉ cách trung tâm thị xã Sa Pa 25km, nhưng Séo Mý Tỷ rất lâu chẳng ai biết đến vì khu vực này tồn tại như một ốc đảo xa xăm, cách biệt với bên ngoài vì con đường mòn đi lên núi quanh co, vào sâu và rất khó di chuyển.

Hồ Séo Mý Tỷ ở trên độ cao 1.600m so với mực nước biển. Ảnh: Hải Ninh
Hồ Séo Mý Tỷ ở trên độ cao 1.600m so với mực nước biển. Ảnh: Hải Ninh

Cuối năm 2021, quãng đường vào Séo Mý Tỷ được đầu tư sang sửa mở rộng, trải bê tông mặt đường hoàn thiện. Nơi này nổi lên như một điểm đến mới mẻ, hoang dã của du lịch Tây Bắc. Kỳ nghỉ dịp Giáng sinh 2021 và đón chào năm mới 2022, Sa Pa đạt kỷ lục lượng khách du lịch lên đến hơn 20 ngàn lượt người. Một phần du khách nán lại Sa Pa để đến Séo Mý Tỷ khám phá hồ nước lưng chừng trời, viên ngọc xanh của rừng già Hoàng Liên.

Séo Mý Tỷ có một hồ nước ngọt nhân tạo nằm trên độ cao 1.600m so với mực nước biển. Đây là hồ nước ngọt cao nhất Việt Nam, xét về địa hình độ cao thì hồ nằm trong số các hồ cao nhất nhì cả vùng Đông Nam Á. Nguồn nước xuất phát từ bên sườn của dãy Hoàng Liên Sơn, chảy dài 16km và tụ lại giữa một thung lũng bao quanh là núi thành hồ Séo Mý Tỷ. Bọc quanh hồ là 80 hộ dân người Mông của bản Séo Mý Tỷ, có một điểm trường nhỏ và không có chợ.

Vì ở trên cao nên không khí khu vực này trong trẻo, thanh sạch. Trong vùng, nhiều loài thực vật đặc hữu của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, các loại chịu khí lạnh và sinh sống phù hợp với độ cao từ 1.500m trở lên. Đặc biệt là cây sa mộc được người dân trồng quanh hồ tạo nên cảnh quan vùng ôn đới khác lạ. Một vài hộ dân bắt đầu kinh doanh du lịch homestay, tuy cơ sở vật chất còn sơ sài. Họ bán cá hồi và cá tầm, cho thuê dụng cụ, lều cho những khách du lịch muốn cắm trại dã ngoại bên hồ. Đặc biệt là các khu đất quanh hồ bắt đầu manh nha vào guồng quay mua đi bán lại do nhu cầu du lịch bắt đầu xuất hiện. Và nếu địa phương buông lỏng quản lý, có thể Séo Mý Tỷ sẽ rất nhanh trở thành nơi sốt đất, mọc lên các công trình dịch vụ hỗn độn, làm mất nét hoang dã của cảnh hồ trên núi đặc sắc.

Du khách ưa thích Séo Mý Tỷ bởi vùng hồ khác biệt hẳn với sự đông đúc, đô thị và tình trạng dịch vụ du lịch chen chúc ở trung tâm thị xã Sa Pa. Hơn thế nữa, đường đi tới Séo Mý Tỷ cũng không dễ. Chưa kể trời mưa, đường trơn, một bên là vực sâu thử thách sự kiên trì và sức khỏe của du khách. So với thành thị, Séo Mý Tỷ chẳng khác nào nơi thâm sơn cùng cốc, khả năng gặp sương mù giăng và sương giá rất cao khiến đường đi rất nguy hiểm.

Rừng Hoàng Liên vốn là cái phin lọc lòng dũng cảm, chỉ thích hợp với du khách ưa khám phá, đi vào hoang dã để trải nghiệm. Xung quanh dãy Hoàng Liên kéo dài còn rất nhiều khu vực hoang vu như Séo Mý Tỷ nhưng không có đường giao thông vào tận nơi như chiếc hồ nước ngọt này. Với hiện tượng đầu cơ đất đai ở đây, khả năng xâm lấn công trình dịch vụ từ Sa Pa vào Séo Mý Tỷ là có thật.

Chủ nhân tương lai của Séo Mý Tỷ, công dân vùng lõi Vườn quốc gia Hoàng Liên. Ảnh: Hải Ninh
Chủ nhân tương lai của Séo Mý Tỷ, công dân vùng lõi Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Ảnh: Hải Ninh

Rất nhiều gia đình người Mông sinh sống ven hồ Séo Mý Tỷ nuôi cá theo kỹ thuật mới là lọc nước và dẫn nguồn nước lạnh từ suối Séo Trung Hô về để đắp ao nuôi cá hồi, cá tầm. Họ bán ra ngoài cho các cơ sở dịch vụ du lịch tại Sa Pa và một phần nhỏ phục vụ du khách có nhu cầu ăn uống tại chỗ. Trước đây, du khách chỉ có thể lên Séo Mý Tỷ bằng xe máy, đường trơn trượt rất khó đi. Đến bản Séo Mý Tỷ, muốn vào rừng nguyên sinh Hoàng Liên phải có người địa phương dẫn đường. Ngày nay, tuy đường dễ đi hơn, có thể đi bằng xe ô tô chuyên dụng, nhưng quãng đường cũng không dễ dàng gì. Bù lại, một số thanh niên người Mông ở trong bản Séo Mý Tỷ học tiếng Anh và làm homestay từ khoảnh đất của gia đình mình. Họ kiêm luôn làm người dẫn đường đường bộ vào rừng và thăm bản, đi suối, câu cá, hạ trại, cung cấp nhiều dịch vụ khác và hỗ trợ khách du lịch chu đáo, từ việc cung cấp thông tin thời tiết, dịch vụ và hiện trạng khu vực này.

Một thanh niên người Mông, chủ một homestay ở Séo Mý Tỷ bày tỏ lo ngại vì thấy cảnh quan xung quanh đã bắt đầu có tác động xấu, bị thay đổi và hiện tượng làm nhà, làm quán hàng một cách cẩu thả hơn, cấp tập hơn. Anh nói, người Mông ở Séo Mý Tỷ có truyền thống làm ruộng bậc thang, làm nhà trình tường và mái lợp gỗ pơ mu. Nay phát triển du lịch đã xuất hiện nhiều nhà tạm, nhà lợp tôn, nhà bằng gỗ tạp đua ra hồ. Có thể Séo Mý Tỷ sẽ phải đánh đổi cả cuộc sống êm đềm vốn có của mình để làm du lịch.

Vùng lõi của Vườn quốc gia Hoàng Liên trải rộng trên 6 xã, trong đó có 4 xã của thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai là San Sả Hồ, Tả Van, Lao Chải và Bản Hồ, 2 xã còn lại của huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu là Mường Khoa và Thân Thuộc. 5 bản vùng lõi ngoài Séo Mý Tỷ còn có Dền Thàng, Tả Trung Hồ, Ma Quái Hồ, Séo Trung Hồ. Vùng đầu nguồn con suối Séo Trung Hồ còn đặc biệt ở chỗ trên dòng suối ngắn và nhỏ này có tới 2 công trình thủy điện được xây dựng là Séo Trung Hồ và Sử Pán. Dòng suối chảy qua thung lũng Mường Hoa thơ mộng, nơi có di tích quốc gia - thắng cảnh quần thể ruộng bậc thang lớn nhất Việt Nam trải dài qua các xã Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào của thị xã Sa Pa. Huyền thoại về con suối Séo Trung Hồ là niềm tự hào của cộng đồng người Mông nắm giữ kỹ thuật canh tác lúa nước ruộng bậc thang nơi đây. Thiên nhiên kì diệu tồn tại song hành với đời sống con người. Cũng như những tảng đá lăn từ con suối này tạo thành bãi đá cổ Sa Pa mà trên đó những hình khắc vẫn còn bí ẩn những lời giải.

Hành trình vào Séo Mý Tỷ đến ngọn nguồn con suối Séo Trung Hồ là một điểm đến mới lạ của du lịch Tây Bắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bay trên đại ngàn Sa Thầy

Bay trên đại ngàn Sa Thầy

Sáng 22/3, UBND huyện Sa Thầy (Kon Tum) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Công ty TNHH Thể thao Hàng không SGP tổ chức Lễ khai mạc Giải Dù lượn tỉnh Kon Tum (mở rộng) “Khám phá đại ngàn - Sa Thầy 2024”.
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 08:42, 28/03/2024
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 08:37, 28/03/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 08:33, 28/03/2024
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 08:25, 28/03/2024
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 08:24, 28/03/2024
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 08:20, 28/03/2024
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 08:17, 28/03/2024
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 08:05, 28/03/2024
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 07:53, 28/03/2024
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 07:34, 28/03/2024
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.