Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Du khách mãn nhãn với những trận đấu trong “Đêm võ đài Bình Định”

T.Nhân-N.Triều - 23:02, 02/05/2025

Tối 2/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Định đã tổ chức chương trình “Đêm Võ đài Bình Định” diễn ra tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP.Quy Nhơn), với những trận đấu hấp dẫn mang đến cho người dân và du khách một “bữa tiệc võ thuật” đặc trưng của vùng đất võ.

Hàng nghìn người dân và du khách đến xem "Đêm võ đài Bình Định"
Hàng nghìn người dân và du khách đến xem "Đêm võ đài Bình Định"

Bình Định được biết đến là quê hương của Hoàng đế Quang Trung – Nguyễn Huệ, là cái nôi của Võ cổ truyền Việt Nam. Võ cổ truyền Bình Định là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự lực tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt. Những bài quyền, thế võ, võ y, võ đạo được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thể hiện rõ bản sắc và tinh thần của vùng đất anh hùng.

Nơi đây từng ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt, trong đó có sự vận dụng tài tình võ học vào quân sự để tạo nên đội quân bách chiến bách thắng dưới triều đại Tây Sơn, gắn với thiên tài võ học Quang Trung - Nguyễn Huệ. Truyền thống ấy vẫn được người dân Bình Định gìn giữ, phát huy, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của vùng đất này.

Hai kiện tướng quốc gia Diệp Quốc Thắng và Nguyễn Trúc Anh Ny trình diễn bài Ngọc Trản quyền – tinh hoa võ cổ truyền Bình Định
Hai kiện tướng quốc gia Diệp Quốc Thắng và Nguyễn Trúc Anh Ny trình diễn bài Ngọc Trản quyền – tinh hoa võ cổ truyền Bình Định

Được biết, ngày 31/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho phép gửi hồ sơ đến UNESCO đề nghị công nhận “Võ cổ truyền Bình Định” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là vinh dự to lớn đối với người dân Bình Định – những người luôn xem việc luyện tập võ không chỉ để rèn luyện thể chất, tự vệ mà còn là cách trau dồi đạo đức, nhân cách và truyền thống quê hương.

Trước khi bước vào các trận đấu võ đài, khán giả đã được thưởng thức loạt tiết mục biểu diễn đến từ các võ đường, CLB Võ cổ truyền tiêu biểu của tỉnh. Mở màn là bài “Mãnh hổ quyền” do kiện tướng quốc gia Lê Quang Nhật biểu diễn, đại diện cho Võ đường Hồ Bé (huyện Tây Sơn). Qua phần giới thiệu của bình luận viên, khán giả có thêm hiểu biết về lò võ Hồ Bé – một trong những võ đường tiêu biểu, đã trải qua ba thế hệ gìn giữ những bài quyền quý giá, đậm đà bản sắc của vùng đất Tây Sơn.

Các võ sĩ thi đấu với tinh thần thượng võ chứ không vì thắng thua
Các võ sĩ thi đấu với tinh thần thượng võ chứ không vì thắng thua

Điểm nhấn của chương trình chính là các trận đấu võ đài gay cấn, nơi các võ sĩ trẻ thi đấu hết mình trong không khí cổ vũ cuồng nhiệt từ khán giả. Ông Nguyễn Văn Hòa, một người dân đến xem võ đài chia sẻ: Tôi thật sự tự hào vì Võ cổ truyền Bình Định không chỉ giữ được bản sắc mà còn ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhìn các võ sĩ thi đấu đầy khí phách, tôi như thấy lại hình ảnh hào kiệt của cha ông thời Tây Sơn. “Không chỉ kỹ thuật cao, tinh thần thượng võ của các võ sĩ cũng gây ấn tượng sâu sắc với người xem. Dù thắng hay thua, họ đều dành cho nhau một tôn trọng, với tinh thần giao lư, học hỏi Điều đó mới chính là tinh thần võ đạo thực sự”, ông Hòa nói thêm.

Một pha ra đòn đẹp mắt của võ sĩ trong "Đêm võ đài Bình Định"
Một pha ra đòn đẹp mắt của võ sĩ trong "Đêm võ đài Bình Định"

Chị Lý Thị Hạnh một du khách đến từ TP.HCM, cho biết: Tôi và gia đình rất may mắn được trải nghiệm chương trình này trong chuyến du lịch. Các võ sĩ thi đấu trung thực, cống hiến hết mình, khiến khán giả thực sự khâm phục. Đây cũng là dịp để con cháu hiểu thêm về văn hóa dân tộc thông qua Võ cổ truyền Bình Định.

Theo lãnh đạo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Bình Định, “Đêm Võ đài Bình Định” không chỉ là một sự kiện giải trí, mà còn là nhịp cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa di sản văn hóa và du lịch, góp phần lan tỏa tinh thần võ đạo của dân tộc Việt đến với bạn bè bốn phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hơn 250 vận động viên tham gia Giải Cầu lông các CLB tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025

Hơn 250 vận động viên tham gia Giải Cầu lông các CLB tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025

Nằm trong chuỗi sự kiện Văn hoá – Thể thao – Di lịch chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và quốc tế lao động 1/5, sáng 2/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định phối hợp với Liên đoàn Cầu lông tỉnh tổ chức lễ khai mạc Giải Cầu lông các Câu lạc bộ (CLB) tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025. Giải đấu sẽ diễn ra đến ngày 4/5.
Tin nổi bật trang chủ
Tìm về miền đất huyền thoại

Tìm về miền đất huyền thoại

Phóng sự - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Khu căn cứ cách mạng Thồ Lồ - nay là xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) là vùng đất sinh sống lâu đời của người đồng bào DTTS (chủ yếu là người Ba Na và Chăm). Trong chiến tranh, người dân cùng đồng cam cộng khổ với các chiến sĩ cách mạng làm nên những chiến công hiển hách và được xem là vùng đất bất khả xâm phạm. Trong hoà bình, đồng bào nơi đây đoàn kết một lòng, cùng nhau xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp.​
Người đưa con cá tầm lên đại ngàn Nà Hẩu

Người đưa con cá tầm lên đại ngàn Nà Hẩu

Gương sáng - Hoàng Yên – Thu Nhài - 3 giờ trước
Giúp người Mông từng bước thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách làm, biến tiềm năng lợi thế do thiên nhiên ban tặng thành của cải, vật chất, đẩy lùi cái đói nghèo đã đeo bám đồng bào từ bao đời nay là hướng đi và cũng là mục tiêu mà người đảng viên kỳ cựu Giàng A Châu, sinh năm 1960 ở thôn Trung Tâm xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái đang làm trong nhiều năm qua.
Lào Cai: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

Lào Cai: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Ngay sau khi kiện toàn bộ máy, Sở Dân tộc và Tôn giáo Lào Cai đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, phòng dân tộc các huyện, thành phố tập trung bám nắm cơ sở làm tốt công tác quản lý về lĩnh vực tôn giáo.
Tiếng kèn trên rẫy

Tiếng kèn trên rẫy

Sắc màu 54 - Xuân Hòa - 3 giờ trước
Nằm nép mình dưới chân những đồi cà phê bạt ngàn ở thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk), buôn Trinh - một trong những buôn cổ của người Ê Đê vẫn giữ nhịp sống chậm rãi, trầm mặc. Dù trong những ngày Đông se lạnh hay giữa trưa Hè nắng cháy, đâu đó dưới bóng cây rừng, bên bến nước hay rẫy cà phê, vẫn vang vọng tiếng kèn đinh năm. Âm thanh da diết, dồn dập ấy như hòa nhịp với hơi thở của núi rừng.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Chung tay xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bền vững

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Chung tay xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bền vững

Công tác Dân tộc - Khánh Thư - 3 giờ trước
Từ ngày 06 đến 08/5, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc (LHQ) - Lễ vì hòa bình của LHQ lần thứ 20 sẽ được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh. Đây là lần thứ tư Việt Nam là nước chủ nhà của một lễ hội văn hóa tôn giáo tầm cỡ quốc tế, nơi hội tụ đức tin về hòa bình, phát triển bền vững.
Gìn giữ di sản cho đời sau

Gìn giữ di sản cho đời sau

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 29/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Xếp hạng di tích Bãi đá có hình khắc cổ ở Hòa Bình. Chùa Monivongsa Bopharam nơi thành phố cực Nam. Gìn giữ di sản cho đời sau. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Phật giáo Nghệ An - Sáng mãi cùng quê hương xứ Nghệ”

“Phật giáo Nghệ An - Sáng mãi cùng quê hương xứ Nghệ”

Dân tộc - Tôn giáo - An Yên - 3 giờ trước
Suốt tiến trình phát triển, với tinh thần từ bi, trí tuệ, hòa hợp, hướng thiện và nhập thế, Phật giáo xứ Nghệ đã luôn đồng hành và đóng góp tích cực cùng sự phát triển của quê hương. Tinh thần đó của giáo lý nhà Phật là sợi chỉ đỏ xuyên suốt để mỗi tín đồ, Phật tử tích cực thực hiện hoạt động Phật sự “ích đạo lợi đời” bằng những việc làm, hành động cụ thể.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Doanh nghiệp hỗ trợ dừng thi công, nhiều căn nhà dang dở (Bài 2)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Doanh nghiệp hỗ trợ dừng thi công, nhiều căn nhà dang dở (Bài 2)

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trước thực trạng bà Nguyễn Thị Kim Thảo, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc và bà Y Phím dừng thi công "nhà tình thương" dù đã nhận tiền làm hồ sơ và một phần tiền đối ứng của các hộ dân đã tạo ra tâm lý lo lắng, bức xúc trong các hộ dân ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô (Kon Tum). Một số hộ dân đã có đơn kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng và ý kiến tại các buổi tiếp xúc cử tri. Tuy nhiên, đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở ĐăkTô: Hỗ trợ đồng bào DTTS tiền xây nhà, đồng bào DTTS phải bán đất, vay tiền đóng tiền đối ứng (Bài 1)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở ĐăkTô: Hỗ trợ đồng bào DTTS tiền xây nhà, đồng bào DTTS phải bán đất, vay tiền đóng tiền đối ứng (Bài 1)

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trên danh nghĩa hỗ trợ xây dựng “nhà tình thương” cho các hộ khó khăn về nhà ở, từ năm 2023 đến năm 2024, bà Nguyễn Thị Kim Thảo, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc và bà Y Phím, trú huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã hỗ trợ kinh phí cho nhiều hộ gia đình là người đồng bào DTTS tại xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô xây dựng nhà và sau đó, một số hộ đã phải bán đất rẫy, vay tiền để đóng tiền đối ứng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều ngôi nhà vẫn chưa xây dựng xong dù đã nhận tiền đối ứng của người dân. Việc làm khuất tất này đã gây mất lòng tin trong Nhân dân.
Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Người dân cảnh tỉnh, địa phương khó trong việc giải quyết (Bài 3)

Góc khuất từ những căn “nhà tình thương” ở Đăk Tô: Người dân cảnh tỉnh, địa phương khó trong việc giải quyết (Bài 3)

Pháp luật - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Trước sự thờ ơ của bà Nguyễn Thị Kim Thảo, đại diện doanh nghiệp K. Ngọc, người hỗ trợ kinh phí làm "nhà tình thương" và bà Y Phím, người đứng ra làm hồ sơ và nhận tiền đối ứng của người dân, những căn “nhà tình thương” ở xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô (Kon Tum) đang đợi chờ ngày hoàn thiện trong sự vô vọng. Người dân cũng dần cảnh tỉnh trước cám dỗ và chính quyền địa phương thì khó khăn trong việc giải quyết những kiến nghị của người dân.
Dấu ấn của một nữ Trưởng Ban Dân tộc

Dấu ấn của một nữ Trưởng Ban Dân tộc

Gương sáng - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Những ngày về với các khu dân cư vùng đồng bào DTTS và miền núi nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước và Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống cơ quan quản lý Nhà nước về công tác dân tộc, chúng tôi cảm nhận rõ sự khởi sắc, yên bình trong đời sống nơi đây. Trong những câu chuyện chân tình, bà con nhắc nhớ đến nữ cán bộ Pi Năng Thị Thủy, nguyên Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận với tấm lòng yêu quý và sự trân trọng sâu sắc. Với họ, bà là người luôn gần gũi, tận tụy, hết lòng chăm lo cho sự no ấm của bản làng.