Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Du khách đến Việt Nam phải có bảo hiểm được chi trả điều trị COVID-19 tối thiểu 50.000 USD

Nga Anh (T/h) - 14:54, 04/11/2021

Các địa phương gồm Phú Quốc (Kiên Giang), Khánh Hoà, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Quảng Nam sẽ được thí điểm đón khách quốc tế. Tuy nhiên, du khách đến Việt Nam giai đoạn này sẽ phải đáp ứng nhiều điều kiện cụ thể, trong đó yêu cầu phải có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 50.000 USD.

Quảng Ninh là một trong số các địa phương được thí điểm đón khách quốc tế. Ảnh minh họa: CTV
Quảng Ninh là một trong số các địa phương được thí điểm đón khách quốc tế. Ảnh minh họa: CTV

Những điều kiện cần và đủ để đón khách du lịch quốc tế

Ngày 2/11, Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản 8044/VPCP-KGVX về việc hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam. Theo đó, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đồng ý lộ trình thí điểm đón khách quốc tế đến Việt Nam như đề xuất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL). Các Bộ: VHTT&DL, Công an, Quốc phòng, Ngoại giao, Giao thông -Vận tải, Thông tin - Truyền thông, UBND các tỉnh Kiên Giang, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Quảng Ninh, Quảng Nam và các cơ quan liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện, bảo đảm an toàn, hiệu quả.

Tại tờ trình Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Bộ VHTT&DL khẳng định, hiện tại, Phú Quốc (Kiên Giang) đã hoàn thành việc tiêm vaccine mũi một cho 100% dân cư và người lao động trên 18 tuổi. Một số địa phương trọng điểm du lịch khác như Khánh Hòa, Quảng Nam, Đà Nẵng và Quảng Ninh đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao cho cộng đồng dân cư và người lao động trong ngành du lịch.

Các địa phương đã chủ động chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và lực lượng lao động, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch và đề xuất được đón khách du lịch quốc tế. Bộ Ngoại giao đang tạm thời công nhận “hộ chiếu vaccine” của 72 quốc gia và vùng lãnh thổ và đang trao đổi với gần 80 đối tác khác về công nhận lẫn nhau đối với “hộ chiếu vaccine”. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Việt Nam mở lại hoạt động du lịch quốc tế, góp phần thúc đẩy các ngành, lĩnh vực kinh tế liên quan cùng phát triển.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên và đề xuất của các Bộ, ngành, địa phương cần có hướng dẫn chung về thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ VHTT&DL xây dựng và ban hành hướng dẫn tạm thời thí điểm đón khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, lưu ý đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch, đồng thời tạo thuận lợi cho khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Theo Bộ VHTT&DL, trong giai đoạn thí điểm, khách du lịch quốc tế đến Việt Nam phải đáp ứng nhiều điều kiện. Cụ thể:

Khách có chứng nhận tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 được cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam công nhận (không áp dụng đối với trẻ em dưới 12 tuổi đi cùng cha mẹ hoặc người giám hộ). 

Thời gian tiêm mũi 2 hoặc mũi 1 (đối với loại vaccine 1 mũi) có hiệu lực đủ 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm xuất cảnh.

 Nếu khách đã khỏi bệnh do COVID-19 thì phải có chứng nhận đã khỏi bệnh COVID-19 hoặc các giấy tờ tương đương xác nhận đã khỏi bệnh do cơ quan có thẩm quyền tại nước điều trị cấp và được Việt Nam công nhận. Thời gian từ lúc xuất viện tính đến thời điểm xuất cảnh không quá 6 tháng.

Khách có kết quả âm tính với xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR/RT-LAMP trong vòng 72 giờ trước khi xuất cảnh và được cơ quan có thẩm quyền của nước thực hiện xét nghiệm cấp chứng nhận (tính từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm). 

Khách có bảo hiểm y tế hoặc bảo hiểm du lịch có nội dung chi trả điều trị COVID-19 với mức trách nhiệm tối thiểu 50.000 USD và phải tham gia chương trình du lịch trọn gói của doanh nghiệp lữ hành.

Các địa phương đã sẵn sàng phương án

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Nam, cho biết tỉnh này đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để thí điểm đón khách quốc tế trong tháng 11. Cụ thể, ở giai đoạn 1, tỉnh lựa chọn các khu, điểm du lịch và cơ sở cung ứng dịch vụ phục vụ đón khách quốc tế là: Khu phố cổ Hội An, khu đền tháp Mỹ Sơn, khu nghỉ dưỡng phức hợp Hoiana, khu nghỉ dưỡng TUI BLUE Nam Hội An, Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An, VinWonders Nam Hội An, Vinpearl Golf Nam Hội An và một số đơn vị vận chuyển.

Khách quốc tế khi đến Quảng Nam có thể tham gia các chương trình du lịch kết hợp sử dụng dịch vụ tại các khu, điểm và các đơn vị đã được lựa chọn phục vụ. Khách phải tuân thủ những quy định như Bộ VHTT&DL yêu cầu.

Để kích cầu du lịch, TP. Hội An giảm 50% giá vé tham quan khu phố cổ và các làng nghề truyền thống; tổ chức các hoạt động văn hóa - văn nghệ, sự kiện, lễ hội hấp dẫn...

Tại TP Đà Nẵng, ông Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Sở Du lịch, cho biết Sở đang thực hiện các bước chuẩn bị thí điểm đón khách quốc tế sau khi được Chính phủ cho phép. Ở giai đoạn 1, TP. Đà Nẵng dự kiến chủ yếu đón khách quốc tế, Việt kiều đi theo mục đích thương mại, công vụ, hồi hương và mục đích du lịch theo tour hoặc combo trọn gói khép kín. Các cơ sở dịch vụ du lịch tham gia phục vụ tour trọn gói phải bảo đảm các điều kiện phòng chống dịch, được TP Đà Nẵng xét chọn tham gia.

Khu du lịch Núi Thần Tài (TP Đà Nẵng) chỉnh trang lại nhiều hạng mục để chuẩn bị mở cửa đón khách vào đầu tháng 12 Ảnh: BÍCH HƯƠNG
Khu du lịch Núi Thần Tài (TP Đà Nẵng) chỉnh trang lại nhiều hạng mục để chuẩn bị mở cửa đón khách vào đầu tháng 12 Ảnh: BÍCH HƯƠNG

Tại Khánh Hòa, ông Lê Văn Nghĩa, Giám đốc Công ty CP Du lịch Nhật Minh cho biết, Công ty đã có văn bản gửi UBND tỉnh và Sở Du lịch tỉnh về việc tổ chức các tour du lịch trọn gói bằng máy bay thuê bao đưa khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc đến nghỉ dưỡng.

Dự kiến ngày 11/11, Công ty sẽ tổ chức một chuyến bay từ sân bay quốc tế Incheon (Hàn Quốc) và một chuyến bay từ sân bay quốc tế Narita (Nhật Bản) đến sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) để thử nghiệm đưa khách Nhật Bản, Hàn Quốc đến Khánh Hòa. Nếu thuận lợi, Công ty sẽ tiến tới đón khách Nhật Bản 3 chuyến/tuần, Hàn Quốc 2 chuyến/tuần và Đài Loan 1 chuyến/tuần trong mùa Đông năm nay. Mỗi chuyến bay có khoảng 200 "khách du lịch xanh" đáp ứng điều kiện tiêm đủ 2 mũi vắc-xin.

Ngoài ra, doanh nghiệp này có kế hoạch tổ chức 6 chuyến bay/tuần đưa khách Nga từ Novosibirsk, Vladivostok, Irkut đến Khánh Hòa từ đầu tháng 12/2021. Từ đó, mở rộng đón khách ở 10 thành phố của vùng Viễn Đông (Nga) với tần suất khoảng 20 chuyến bay/tuần từ đầu năm 2022.

Bà Nguyễn Thị Lệ Thanh, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, cho hay theo kế hoạch của UBND tỉnh, trong giai đoạn 1, tỉnh sẽ sử dụng 12 resort ở khu du lịch Bắc bán đảo Cam Ranh để thí điểm đón khách quốc tế. Bên cạnh đó, ngành du lịch tỉnh cũng đã chuẩn bị các điểm tham quan, vui chơi giải trí để phục vụ khách quốc tế đi tour trọn gói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Sắc màu 54 - Ngọc Ánh - 1 giờ trước
Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Viết từ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc: Ấm no trên những bản làng vùng cao (Bài cuối)

Phóng sự - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Trải qua những năm tháng khó khăn, bất ổn, được sự quan tâm chăm lo đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; tinh thần trách nhiệm của các cấp, lực lượng chức năng... diện mạo cơ sở hạ tầng, đời sống của đồng bào DTTS ở những bản làng vùng biên giới nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc hôm nay đã và đang ngày càng khởi sắc.
Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Điện Biên: Đề án 09 giúp 5 nghìn hộ đồng bào nghèo an cư

Xã hội - Văn Hoa - 2 giờ trước
5.000 ngôi nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Điện Biên được hoàn thành trong hơn 200 ngày đêm. Đây là kết quả phản ánh những nỗ lực của địa phương trong thực hiện Đề án vận động hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (Đề án 09). Thành công này, càng khẳng định tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết của toàn hệ thống chính trị chung tay thực hiện chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước đối với hộ đồng bào nghèo.
Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Rối nước -“Hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần nơi làng quê

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 2 giờ trước
Tiếng trống, tiếng mõ rộn rã thúc giục từng hồi, những đợt pháo thăng thiên, pháo mở cờ ngoạn mục vang lên, từng con rối bắt đầu được thổi hồn, thoát ẩn thoát hiện tài tình trên mặt nước. Dưới mái thủy đình ngói đỏ cong cong, múa rối nước chính là kho tàng lưu giữ nét văn hóa dân gian Bắc Bộ, là “hiện thân” sống động của những giá trị nhân sinh trong đời sống tinh thần, của những làng quê vùng đồng bằng sông Hồng.
Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Lan tỏa tinh thần khởi nghiệp trong thanh niên DTTS ở Lai Châu

Kinh tế - Trọng Bảo - 2 giờ trước
Thời gian qua, với nỗ lực của bản thân và được hỗ trợ về nguồn vốn chính sách, nhiều thanh niên DTTS trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã xây dựng được những mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, tạo sự lan lỏa tinh thần khởi nghiệp tuổi trẻ. Qua đó, góp phần cải thiện thu nhập tiến tới làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Tin trong ngày - 25/4/2024

Tin trong ngày - 25/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động đặc sắc trong phiên chợ vùng cao dịp 30/4 - 1/5 tại “Ngôi nhà chung”. Kon Rẫy (Kon Tum): Đường ĐH22 chậm tiến độ, đồng bào DTTS lo lắng. Gia đình 7 đời làm nghề chạm bạc trên cao nguyên đá. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Quỳ Hợp (Nghệ An): Nhiều công trình thuộc nguồn vốn Chương trình MTQG 1719 chưa thể khởi công

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyễn - 2 giờ trước
Nhiều dự án thuộc nguồn vốn đầu tư phát triển tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) chưa thể khởi công, đã kéo theo tiến độ chung của việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) đạt thấp. Địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện để hoàn thành các dự án theo kế hoạch của nhiệm kỳ.
Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Vân Đồn (Quảng Ninh): Nhiều hộ dân “ở không được, đi cũng không xong”

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, hàng chục hộ ở 2 thôn 10/10, xã Vạn Yên và Đồng Dọng cũ, xã Bình Dân, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) chật vật gần 20 năm nay do dự án hồ chứa nước Đồng Dọng "án binh bất động". Tại đây, không ít hộ dù chưa được đền bù giải phóng mặt bằng nhưng cũng bị giải tỏa, mất kế sinh nhai.
Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Quảng Ngãi: Xây dựng nông thôn mới ở các xã miền núi còn nhiều thách thức

Chính sách dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 2 giờ trước
Nhằm khuyến khích các xã khó khăn nỗ lực để về đích nông thôn mới (NTM), ngày 1/3/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 211/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, tại Quảng Ngãi để các xã khu vực II, III đạt các tiêu chí về đích NTM không dễ dàng...
Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sự kiện - Bình luận - Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024
Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.
Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho đảng viên thuộc Đảng bộ Ủy ban Dân tộc

Tin tức - Hoàng Quý - 22:25, 25/04/2024
Sáng 25/4, tại Hà Nội, Đảng bộ cơ quan Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Đảng bộ Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn vận hành, sử dụng Sổ tay Đảng viên điện tử cho toàn thể đảng viên thuộc Đảng bộ cơ quan UBDT. Chủ trì buổi tập huấn có đồng chí Cầm Văn Thanh - Phó Bí thư Đảng bộ, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp UBDT. Đồng chí Mai Anh Chung - Ủy viên Ban Thường vụ, Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Thông tin và Truyền thông là Báo cáo viên tại buổi tập huấn.