Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát: Nghĩa xóm làng, “tấc vàng” cũng hiến (Bài cuối)

Sỹ Hào - 6 giờ trước

Trên hành trình xóa nhà tạm, tinh thần đoàn kết, “lá lành đùm lá rách” tiếp tục bừng sáng với những quỹ đất ở được trao tặng, dù rằng “tấc đất, tấc vàng”.

Dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát – Bài cuối: Nghĩa xóm làng, “tấc vàng” cũng hiến


“Tấc vàng” cho đi, nghĩa tình đọng lại

Gia đình bà Nông Thị Mơ là một hộ nghèo ở thôn Phia Lài, xã Phúc Sơn, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang cũ (nay thuộc xã Minh Quang, tỉnh Tuyên Quang mới). Chồng bà mất sớm vì bạo bệnh, nhà có ba người con thì một đứa đi làm ăn xa, đứa thì mất khả năng lao động do tai nạn giao thông.

Trước đây, mấy mẹ con bà Mơ sống trong ngôi nhà cũ kỹ, dột nát cạnh bờ suối. Nhưng đợt mưa lũ cuối tháng 5/2022 đã cuốn trôi nơi lưu trú tam bợ đó. Để bảo đảm an toàn, chính quyền xã Phúc Sơn đã yêu cầu gia đình bà di dời.

Theo kết quả điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS năm 2024 được Bộ Dân tộc và Tôn giáo công bố ngày 18/7/2025, cả nước vẫn còn 156.613 hộ DTTS đang ở trong nhà thuê mượn; có 9.317 hộ không xác định được hình thức sở hữu nhà ở…

Rất may mắn, bà Mơ được gia đình ông Nông Văn Vắng, người cùng thôn, cho mượn căn nhà không sử dụng để ở tạm. Niềm vui càng vỡ òa hơn khi đầu năm 2025, gia đình bà được đưa vào danh sách hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát của xã.

Vui đó nhưng cũng lại buồn ngay, vì gia đình bà chưa có đất ở. Mảnh đất trước đây của gia đình bà nằm trong vùng có nguy cơ cao về thiên tai, không được phép xây dựng.

Đây cũng là nỗi trăn trở của chính quyền địa phương. Bởi theo quy định thì để được hỗ trợ xóa nhà tạm, gia đình thuộc diện thụ hưởng phải có đất ở, được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

“Nút thắt” này tiếp tục được gia đình ông Nông Văn Vắng tháo gỡ. Ông đã tình nguyện hiến 280 m2 đất vườn của mình để chính quyền địa phương tiến hành cấp sổ đỏ, giúp xã đủ điều kiện pháp lý thực hiện hỗ trợ gia đình bà Mơ xóa nhà tạm. Căn nhà “3 cứng” đang dần hoàn thiện trong niềm vui của không chỉ bà Mơ mà còn là của bà con thôn Phia Lài.

Không riêng gia đình ông Nông Văn Vắng, mà trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang (cũ), tính đến trước ngày 1/7, đã có 10 hộ đã tình nguyện hiến đất với tổng diện tích hơn 1.000 m2 để cùng chính quyền địa phương trao mái ấm cho đồng bào. “Nghĩa đồng bào, tình dân tộc” đã tiếp thêm động lực để cả hệ thống chính trị tỉnh Tuyên Quang mới (sau sáp nhập hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang) nỗ lực hơn trong thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Chị Hồ Thị Bé, xã Trà My, TP. Đà Nẵng được hỗ trợ 60 triệu đồng và vay mượn thêm để xây căn nhà khang trang hơn 200 triệu đồng. (Ảnh: Huy Trường)
Chị Hồ Thị Bé, xã Trà My, TP. Đà Nẵng được hỗ trợ 60 triệu đồng và vay mượn thêm để xây căn nhà khang trang hơn 200 triệu đồng. (Ảnh: Huy Trường)

Theo báo cáo của Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang tại Hội nghị lần thứ nhất sau sáp nhập tỉnh của Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh diễn ra chiều 22/7, tính đến ngày 20/7, toàn tỉnh đã hoàn thành 13.508 nhà. Trong quá trình triển khai chương trình đã có nhiều cách làm hay, huy động sự chung tay của lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên các đoàn thể, cộng đồng dân cư hỗ trợ ngày công, kinh phí, vật liệu, quỹ đất cho các hộ nghèo.

Mỗi người một tay để trao mái ấm

Nghĩa cử hiến đất để xóa nhà tạm, nhà dột nát rất cần được các địa phương khuyến khích, động viên, từ đó nhân rộng thành phong trào; chính quyền cơ sở cũng cần tăng cường tháo gỡ các vướng mắc pháp lý về đất đai. Bởi thực tế, hiện vẫn còn nhiều hộ đang ở trong nhà tạm, nhà dột nát nhưng chưa có đất ở, hoặc có đất ở nhưng chưa đủ pháp lý để thực hiện hỗ trợ.

Đơn cử tại tỉnh Bình Thuận cũ (từ ngày 1/7 sáp nhập với Lâm Đồng, Đăk Nông thành tỉnh Lâm Đồng mới), ngày 4/3/2025, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 431/QĐ-UBND phê duyệt Đề án xóa nhà tạm, nhà dột nát giai đoạn 2024 - 2025. Qua rà soát, toàn tỉnh có 867 hộ có nhu cầu về xây dựng và sửa chữa nhà ở nhưng còn vướng pháp lý về đất ở.

Hay tại huyện Đakrông của tỉnh Quảng Trị cũ (từ ngày 1/7 bỏ cấp huyện, hình thành 5 xã: La Lay, Tà Rụt, Đakrông, Ba Lòng, Hướng Hiệp), năm 2025, địa phương này phấn đấu xóa 3.017 nhà tạm, nhà dột nát. Nhưng qua rà soát, thì có 52 hộ chưa có đất ở, 1.068 hộ chưa được cấp sổ đỏ, 730 hộ làm nhà ở trên đất đã được cấp sổ đổ nhưng mang tên bố, mẹ, người thân…

Bàn giao nhà mới cho gia đình ông A Giới, ở làng Trang, xã Ya Ly, tỉnh Quảng Ngãi (trước thuộc xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum - Ảnh: Ngọc Chí)
Bàn giao nhà mới cho gia đình ông A Giới, ở làng Trang, xã Ya Ly, tỉnh Quảng Ngãi (trước thuộc xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum - Ảnh: Ngọc Chí)

Những vướng mắc này đã và đang được các địa phương tháo gỡ theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Môi trường tại văn bản số 1066/BNNMT-QLĐĐ ngày 15/4/2025 để bố trí đất xây dựng nhà ở đối với hộ có khó khăn về đất ở để đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Tính đến ngày 19/7, cả nước đã hỗ trợ được 266.511 nhà, tăng thêm 1.989 nhà so với thời điểm ngày 8/7.

Từ nay đến 31/8, dự kiến còn khoảng 9 nghìn căn nhà cần được hoàn thành để trao chốn an cư cho người yếu thế. Số lượng tuy không còn nhiều, nhưng cũng phải xác định, càng gần “về đích” thì nhiệm vụ càng nặng nề.

Bởi những hộ còn lại đều là những hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khó có khả năng huy động vốn đối ứng. Chính lúc này, vai trò của những Người có uy tín trong đồng bào DTTS; những già làng, trưởng bản, trưởng khu phố... cần được phát huy tối đa, để huy động sự giúp đỡ của cộng đồng

Bà Lý Thị Phương, dân tộc Khmer, ở ấp 6, xã U Minh, tỉnh Cà Mau có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà ở tạm bợ. Được hỗ trợ 60 triệu đồng xóa nhà tạm, nhưng để dựng căn nhà “3 cứng” thì chi phí cũng lên cả trăm triệu đồng. Bà bị khuyết tật, mọi chi tiêu sinh hoạt hằng ngày chủ yếu trông vào thu nhập bấp bênh của người con trai làm nghề phụ hồ.

Diện mạo mới ở vùng cao Quảng Ngãi. (Ảnh: Ngọc Chí)
Diện mạo mới ở vùng cao Quảng Ngãi. (Ảnh: Ngọc Chí)

Biết được hoàn cảnh của bà, ông Danh Hoài Riêm, Trưởng ấp 6, đã chủ động liên hệ, vận động bạn bè, người thân, với phương châm “ai có gì góp nấy”, người cho tiền, người góp vật liệu…; các đoàn thể như thanh niên, phụ nữ cũng góp công xây nhà. Ông cũng đã cùng cán bộ xã đứng ra vận động nhà thầu giảm giá thi công… Nhờ đó, căn nhà kiến cố mà bà Phương mơ ước bao lâu nay đã thành hiện thực.

Cách làm của Trưởng ấp Danh Hoài Riêm đã cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Trong các phiên họp của Ban Chỉ đạo, Thủ tướng đều kêu gọi “Có gì góp nấy, ai có công góp công, ai có của góp của, ai có nhiều góp nhiều, ai có ít góp ít” để cùng cả nước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 31/8/2025.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đồng bào giáo xứ Plơi Ia Ba sống “Tốt đời, đẹp đạo”

Đồng bào giáo xứ Plơi Ia Ba sống “Tốt đời, đẹp đạo”

Thực hiện đúng giáo lý, giáo luật, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đó là đường hướng hoạt động phát triển của đồng bào công giáo ở giáo xứ Plơi Ia Ba, xã biên giới Ia Pnôn, tỉnh Gia Lai trong bao năm qua.
Đồng bào giáo xứ Plơi Ia Ba sống “Tốt đời, đẹp đạo”

Đồng bào giáo xứ Plơi Ia Ba sống “Tốt đời, đẹp đạo”

Dân tộc - Tôn giáo - Ngọc Thu - 6 phút trước
Thực hiện đúng giáo lý, giáo luật, các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đó là đường hướng hoạt động phát triển của đồng bào công giáo ở giáo xứ Plơi Ia Ba, xã biên giới Ia Pnôn, tỉnh Gia Lai trong bao năm qua.
Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Dịch tả lợn châu Phi: Một số dấu hiệu nhận biết thịt lợn bị nhiễm bệnh

Sức khỏe - Minh Nhật - 55 phút trước
Cả nước hiện ghi nhận hàng trăm ổ dịch tả lợn châu Phi, và con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Bới đất tìm trường sau cơn lũ

Giáo dục - Thanh Hải - 2 giờ trước
Ngày 28/7, cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Mỹ Lý 2 (Mỹ Lý, Nghệ An) có mặt tại điểm chính, phối hợp cùng lực lượng địa phương, phụ huynh học sinh bới đất tìm trường sau cơn lũ. Mồ hôi hòa lẫn nước mắt trong xót xa, tiếc nuối.
Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Nghĩa xóm, tình làng trong xóa nhà tạm ở vùng cao Quảng Ninh

Xã hội - Mỹ Dung - 2 giờ trước
"...Họ hàng, bạn bè, xóm giềng ai có gì giúp nấy, người cho thùng sơn cũ, người giúp chở vật liệu, người phụ lợp mái, người cho ít gạch...", là chia sẻ của anh Lỷ Tắc Quay ở thôn Nà Nhái, xã Bình Liêu (Quảng Ninh) - một hộ thuộc diện được hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thời gian qua, ngoài sự hỗ trợ từ Nhà nước, thì sự chung tay của bà con, lối xóm đã giúp nhiều hộ dân nơi vùng cao hoàn thiện những căn nhà vững chãi đúng hẹn, để bà con an cư trước mùa mưa bão.
Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Đắk Mil giữ mạch tín dụng thông suốt, phục vụ người dân tận nơi

Kinh tế - Mai Hương - 3 giờ trước
Sau ngày 1/7/2025, khi việc sắp xếp lại đơn vị hành chính theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp chính thức có hiệu lực, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Đắk Mil, tỉnh Lâm Đồng đã chủ động duy trì hiệu quả hoạt động, đảm bảo không gián đoạn, đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của người dân.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Đậm chất quê nơi chợ phiên Hà Giang

Sắc màu 54 - Khánh Huyền - 3 giờ trước
Mỗi sáng cuối tuần, trong làn sương mỏng trên triền núi đá, bước chân người lại rộn ràng đổ về chợ phiên Phương Độ và Phương Thiện - hai phiên chợ truyền thống của đồng bào các DTTS ở phường Hà Giang 1, tỉnh Tuyên Quang. Trải nghiệm với chợ phiên này sẽ được cảm nhận hơn về hình ảnh trao đổi hàng hóa của đồng bào DTTS, cảm nhận hơn về không gian văn hóa đậm đà bản sắc đầy chất quê hương nơi vùng núi Tuyên Quang .
Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Nhiều đường giao thông tại xã vùng cao Măng Ri bị sạt lở, nguy cơ đứt gãy

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ngày 28/7, ông Phạm Xuân Quang - Chủ tịch UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi, cho biết, do ảnh hưởng của mưa bão, nhiều đường giao thông quan trọng trên địa bàn xã đã bị sụt lún, sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân.
Điểm hẹn Quảng Trị

Điểm hẹn Quảng Trị

Sự kiện - Bình luận - An Yên - 3 giờ trước
Bất cứ một ai đã chọn điểm đến là Quảng Trị, thì sẽ gặp nhau trong nỗi xúc động buổi hòa bình. Có lẽ vì thế mà Quảng Trị đã trở thành một điểm hẹn thời hậu chiến, thắp lên trong tâm tưởng mỗi người những rưng rưng thương nhớ, tự hào…
Quảng Ngãi: Rà soát, hỗ trợ người dân trồng sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do mưa bão

Quảng Ngãi: Rà soát, hỗ trợ người dân trồng sâm Ngọc Linh bị thiệt hại do mưa bão

Trang địa phương - Ngọc Chí - 3 giờ trước
Ngày 28/7, Tỉnh ủy Quảng Ngãi có công văn yêu cầu rà soát, hỗ trợ thiệt hại do mưa bão gây ra đối với vùng trồng sâm Ngọc Linh.
Xây dựng 100 trường học cho các xã biên giới - mở chiến dịch thần tốc

Xây dựng 100 trường học cho các xã biên giới - mở chiến dịch thần tốc

Thời sự - Minh Nhật - 4 giờ trước
Tối 27/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về triển khai chiến dịch xây trường học cho các xã biên giới, bao gồm nhà ở nội trú cho học sinh và giáo viên sau khi Bộ Chính trị ban hành Thông báo 81-TB/TW ngày 18/7/2025 về chủ trương đầu tư xây dựng trường học cho các xã biên giới.