Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thể thao - Giải trí

Đội tuyển Việt Nam và động lực tinh thần từ Mỹ Đình

PV - 09:15, 23/10/2021

Từ khi chuyển những quả cầu đá khỏi cửa sân Mỹ Đình, nơi đây thực sự trở thành điểm tựa cho chiến thắng của các đội tuyển bóng đá Việt Nam. Những chiến binh áo đỏ đã bất bại 13 trận trước khi chịu thua tối thiểu 0-1 Australia ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022. Vậy nên, việc khán giả được phép tới Mỹ Đình cổ vũ trong 2 trận gặp Nhật Bản và Saudi Arabia tới đây, sẽ là nguồn cổ vũ cực lớn với thầy trò HLV Park Hang Seo.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Điều khiến nhiều người yêu bóng đá Việt Nam buồn nhất thời gian qua có thể không phải là những thất bại được báo trước khi gặp nhiều đội tuyển hàng đầu châu Á mà đó chính là thông tin không thể trực tiếp đến sân xem thầy trò HLV Park Hang Seo thi tài.

Việc lọt vào đến vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là một chương mới trong lịch sử nền bóng đá quốc gia, nên được xem đội tuyển thi đấu ở mặt trận này có thể xem là khoảnh khắc trọng đại với mỗi người hâm mộ nước nhà. Thậm chí, trong tương lai, chưa có gì chắc chắn đội tuyển Việt Nam sẽ lại một lần làm nên chuyện ở đấu trường đẳng cấp này.

Đội tuyển Việt Nam không cần chờ đến những trận giao hữu mà hiện tại, những ngôi sao hàng đầu châu Á và cả thế giới phải đến sân Mỹ Đình để thi đấu chính thức. Không còn những khoản tiền khổng lồ trả cho các đối tác, thầy trò HLV Park Hang Seo buộc các đối thủ mạnh của châu lục tới Việt Nam thi đấu sòng phẳng và có mục tiêu rất rõ ràng - Họ muốn vào World Cup, phải vượt qua đội tuyển Việt Nam! Mệnh đề đó rõ ràng từ trước đến nay nhiều CĐV Việt Nam còn chưa dám nghĩ đến.

Đội tuyển Việt Nam chưa bao giờ cần động lực tinh thần từ các CĐV nước nhà như hiện tại, thời điểm họ thua 4 trận liên tiếp, điều chưa từng xảy ra dưới triều đại HLV Park Hang Seo. Chiến lược gia người Hàn Quốc rất cần các học trò lấy lại sự tự tin vốn có sau những thất bại. Và nếu sân Mỹ Đình có khán giả vào sân cổ vũ khi đội tuyển Việt Nam tiếp Nhật Bản và Saudi Arabia, đó có thể là khởi nguồn cho “địa chấn”.

Đội tuyển Việt Nam chưa hề e sợ đối thủ nào khi có điều kiện chơi trên sân nhà. Và chính Mỹ Đình là điểm tựa để đưa thầy trò HLV Park Hang Seo đến mục tiêu lịch sử hiện giờ. Họ trải qua 13 trận bất bại trong nhiều giải quốc tế đến trước khi đọ sức với Australia, đội tuyển Top 5 châu Á đã vô địch Asian Cup.

Thầy trò ông Park thua tối thiểu đội tuyển tới từ xứ sở chuột túi vẫn còn gây tiếc nuối cho CĐV. Sân Mỹ Đình suýt chút nữa đã khiến Australia phải thất vọng. Trận cầu để lại nhiều dư âm từ chuyên môn đến mặt sân hôm đó vẫn còn chưa phai trong trí nhớ CĐV.

Sân Mỹ Đình hiện tại đã có chất lượng cỏ tốt hơn hẳn sau quá trình cải tạo liên tục hơn 1 tháng qua. Đội tuyển Việt Nam có thể nghênh đón các đối thủ mạnh nhất châu Á trên sân nhà với tâm thế khác hẳn. Và thật là hoàn hảo khi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) thuyết phục được các cơ quan chức năng cho phép CĐV vào sân.

Về khía cạnh kinh tế, nếu khai thác được dưới 50% lượng vé sân Mỹ Đình vốn có sức chứa tối đa hơn 4 vạn CĐV, VFF có thể thu về trên dưới 2 tỷ đồng. Số tiền này thừa sức trả tiền thuê sân bãi, chi phí tổ chức trận đấu. Trong tình hình khó khăn, VFF có thêm một khoản đáng kể để tái đầu tư. Bóng đá Việt Nam cần bật trạng thái “bình thường mới” để vừa giải quyết vấn đề kinh tế, vừa phục vụ mục tiêu giải trí, sức khỏe tinh thần trong nhân dân. Đã rất lâu, các CĐV “thèm” bầu không khí bóng đá. Và càng đặc biệt hơn khi vòng loại thứ 3 World Cup 2022 là sân chơi lịch sử mà bất cứ CĐV nào cũng muốn chứng kiến đội tuyển quê hương thi đấu với các ngôi sao hàng đầu châu lục.

So với những đối thủ hàng đầu châu Á, đội tuyển Việt Nam cho thấy vẫn chưa theo kịp trình độ của họ. Thầy trò HLV Park Hang Seo do đó chỉ kỳ vọng chút may mắn và liều “doping” tinh thần trên khán đài để biến thành động lực nhằm gây sức ép cho đối thủ lẫn các “vua áo đen”, những người có thể chịu nhiều áp lực từ 4 mặt sân. Rõ ràng, với việc khán giả được phép vào sân, mục tiêu điểm số đầu tiên trong tháng 11 của đội tuyển Việt Nam thực sự khả thi./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 08:42, 28/03/2024
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 08:37, 28/03/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.
Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Ca sĩ dân tộc Nùng Sèn Hoàng Mỹ Lam và tình cảm đặc biệt với Điện Biên

Giải trí - Minh Nhật - 08:33, 28/03/2024
Sèn Hoàng Mỹ Lam là cô gái dân tộc Nùng ở Lào Cai. Mỹ Lam từng đăng quang ngôi vị Quán quân dòng nhạc dân gian trong cuộc thi Sao Mai - Điểm hẹn 2017 và đoạt giải Quán quân của cuộc thi Người hát tình ca năm 2018.
Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Hà Nội: Yêu cầu 40 doanh nghiệp trông giữ xe phải áp dụng công nghệ, không sử dụng tiền mặt

Xã hội - Minh Nhật - 08:25, 28/03/2024
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa có văn bản yêu cầu 40 doanh nghiệp trông xe trên địa bàn thành phố báo cáo về kế hoạch thực hiện công nghệ trong việc thu phí đỗ xe trước ngày 30/3.
Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người

Sức khỏe - Thúy Hồng - 08:24, 28/03/2024
Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”, với sự tham gia của đại diện Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố và Lãnh đạo các đơn vị của ngành Y tế và ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Trung ương và địa phương.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Giao xe cho con chưa đủ tuổi gây tai nạn, người mẹ lãnh án 24 tháng tù treo

Pháp luật - Ngọc Thu - 08:20, 28/03/2024
Ngày 27/3, Hội đồng xét xử Tòa án nhân dân huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai mở phiên tòa xét xử lưu động, đồng thời tuyên phạt bị cáo Rơ Mah Pil (38 tuổi, xã Ia Lâu) 24 tháng tù treo về tội “Giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ”.
Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Nắng hạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở Lâm Đồng

Kinh tế - Minh Thu - 08:17, 28/03/2024
Theo thống kê từ ngành nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng, trong 3 tháng đầu năm 2024, lượng mưa trung bình trên địa bàn toàn tỉnh đạt thấp, chỉ bằng khoảng 20% so với cùng kỳ năm trước. Cùng với đó, số ngày nắng nóng tiếp tục tăng, biên độ nhiệt thay đổi giữa ngày và đêm lớn. Mực nước trên các sông suối đang giảm dần, nhất là các suối nhỏ đang giảm mạnh. Gây khó khăn cho tưới tiêu và sản xuất nông nghiệp.
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 08:05, 28/03/2024
Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Media - Ngọc Chí - 07:53, 28/03/2024
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Trà Bồng (Quảng Ngãi): Trao sinh kế, chỉ cách thoát nghèo cho người dân

Công tác Dân tộc - T.Nhân - 07:34, 28/03/2024
Không chỉ hỗ trợ cây, con giống để người dân nghèo có tư liệu sản xuất, huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) còn phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 30%. Đây là giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững của huyện Trà Bồng giai đoạn 2022 – 2025.