Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể - Điều không dễ !?

Sỹ Hào - 22:28, 25/04/2024

Cùng với Ca trù và Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp”, hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách này. Nhưng sau khi được đưa vào danh sách thì cần phải làm gì, làm như thế nào để đổi danh hiệu cho di sản, từ “cần được bảo vệ khẩn cấp” sang “đại diện của nhân loại” là điều không dễ.

Gian nan đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể
Với các giải pháp đồng bộ, năm 2017, Hát Xoan được UNESCO rút khỏi Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”, chuyển sang Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Hoàn thiện hành lang pháp lý

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP, ngày 16/4/2024 quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) trong các Danh sách của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) và Danh mục DSVHPVT quốc gia.

Nghị định này quy định biện pháp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, cá nhân trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình DSVHPVT ở Việt Nam. Nghị định được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức, cộng đồng, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các loại hình DSVHPVT ở Việt Nam trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục của quốc gia.

Trong Nghị định số 39/2024/NĐ-CP, ngày 16/4/2024, một trong những nguyên tắc được xác lập là ưu tiên bảo vệ các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị mai một, thất truyền; di sản của cộng đồng các dân tộc sinh sống ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhóm dân tộc có khó khăn, đặc thù, di sản có giá trị toàn cộng đồng, xã hội.

Trên thực tế, Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đưa nội dung về DSVHPVT vào Luật Di sản văn hóa (2001, 2009). Nhiều nội dung về DSVHPVT đã được đưa vào luật. Luật Di sản văn hóa dành riêng một chương để quy định về bảo vệ DSVHPVT.

Theo PGS. TS. Đỗ Văn Trụ, Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, các nội dung về DSVHPVT quy định trong Luật Di sản văn hóa đã góp phần quan trọng vào thành quả bảo vệ di sản văn hóa nói chung trong suốt hơn 20 năm qua, kể từ khi UNESCO thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể năm 2003. Qua đó, cân bằng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, được quốc tế đánh giá cao, góp phần bảo vệ DSVHPVT, tạo bức tranh chung, đa dạng văn hóa của nhân loại.

Tuy nhiên, một trong những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học cùng các nhà quản lý quan tâm là, làm gì, làm như thế nào để tạo sinh lực mới cho các DSVHPVT đã được UNESCO ghi vào danh sách cần bảo vệ khẩn cấp?

Gian nan đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể 1
Ngày 29/11/2022, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.

Nói tới mối quan tâm này thì không thể không nhắc tới Ca trù – di sản được UNESCO đưa vào danh sách DSPVT cần bảo vệ khẩn cấp từ năm 2009. Đã 15 năm trôi qua, dù các địa phương liên quan đã tổ chức nhiều hoạt động để phục hưng, nhưng Ca trù vẫn chưa thoát khỏi ranh giới bảo vệ khẩn cấp để chuyển sang danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Gian nan “đổi danh hiệu”

Theo nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc, để bảo tồn, phát huy, tạo sức sống bền vững cho nghệ thuật Ca trù, bên cạnh nỗ lực của các cộng đồng nắm giữ di sản, thì rất cần sự hỗ trợ tích cực hơn nữa từ phía cơ quan chuyên ngành và chính quyền địa phương. 

Đặc biệt, trước nguy cơ các nghệ nhân, người giữ hồn cốt, gốc của di sản dần ra đi, công tác truyền dạy cần chú ý đào tạo ca nương, kép đàn đúng chuẩn mực, không chạy theo số lượng, phong trào để bảo đảm về chất lượng.

Hành trình gian nan phục hưng Ca trù có thể sẽ gặp phải trong quá trình bảo tồn, phát triển Nghệ thuật làm gốm của người Chăm, được UNESCO ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp năm 2022. 

Hay với Mo Mường, khi được UNESCO ghi vào danh sách này, thì phải làm thế nào để sớm đưa di sản ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, chuyển sang danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” là câu chuyện cần được tính đến.

Gian nan đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể 2
Ca trù được ghi vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” năm 2009, đến nay vẫn chưa thể đổi được danh hiệu do đây là loại hình nghệ thuật “khó học, khó hành”.

Trước thực tế này, trong Nghị định số 39/2024/NĐ-CP, ngày 16/4/2024 của Chính phủ đã quy định những giải pháp về cơ chế, chính sách quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT. Đặc biệt là những quy định cụ thể về chương trình hành động quốc gia, kế hoạch hành động, đề án, dự án và các báo cáo định kỳ quốc gia đối với các di sản được ghi danh trong các danh sách của UNESCO - những nội dung chưa từng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật về di sản trước đây.

Cũng cần thấy rằng, Nghị định số 39/2024/NĐ-CP, ngày 16/4/2024 là hành lang pháp lý để đẩy mạnh công tác bảo tồn các DSVHPVT trong danh sách cần bảo vệ khẩn cấp. Nhưng cách làm của địa phương trong việc triển khai các cơ chế, chính sách mới có ý nghĩa quyết định.

Lấy cách làm của tỉnh Phú Thọ trong việc phục hưng nghệ thuật Hát Xoan làm dẫn chứng. Năm 2011, UNESCO ghi danh hát Xoan Phú Thọ vào Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”. Nhận thức được tầm quan trọng phải bảo vệ di sản, Phú Thọ nhanh chóng xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp hát Xoan Phú Thọ giai đoạn 2013-2020”.

Gian nan đổi danh hiệu cho di sản văn hóa phi vật thể 3
Hồ sơ Mo Mường đã được Chính phủ đồng ý tại Văn bản số 2082/VPCP-KGVX, ngày 2/3/2024, đệ trình UNESCO xem xét, đưa vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”.

Triển khai Đề án, tỉnh Phú Thọ đã đồng loạt thực hiện các biện pháp, trong đó chú trọng chăm lo bồi dưỡng nghệ nhân và đào tạo các lớp “nghệ nhân kế cận”; đồng thời tiến hành phục hồi các nghi thức, tục lệ liên quan đến hát Xoan. Với nỗ lực đó, năm 2017, UNESCO chính thức rút Hát Xoan khỏi Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” và ghi danh tại Danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.

Không dừng lại ở đó, tỉnh Phú Thọ tiếp tục xây dựng đề án bảo vệ DSVHPVT với các giải pháp mang tính bền vững, như: Số hóa di sản hát Xoan; ký âm các bài bản hát Xoan, ghi âm, ghi hình diễn xướng của các nghệ nhân; phổ biến tài liệu được số hóa trong cộng đồng phường Xoan gốc và các không gian lan toả của hát Xoan...

Rõ ràng, kinh nghiệm “đổi danh hiệu” cho Hát Xoan của Phú Thọ từ DSVHPVT cần được bảo vệ khẩn cấp sang DSPVT đại diện nhân loại có thể là hình mẫu để các địa phương có loại hình di sản trong tình trạng này tham khảo.

Theo quy định Nghị định số 39/2024/NĐ-CP, để quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT thì công tác kiểm kế được quan tâm thực hiện. Theo đó, thời gian kiểm kê từ 3 - 6 năm được thực hiện: Đối với DSVHPVT trong Danh sách đại diện là 6 năm một lần hoặc theo quy định khác của UNESCO; đối với DSVHPVT trong Danh sách cần bảo vệ khẩn cấp là 4 năm một lần hoặc theo quy định khác của UNESCO; đối với DSVHPVT trong Danh mục của quốc gia là 3 năm một lần tính từ thời điểm được ghi danh.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Thủ tướng: Khó khăn không bằng lúc mới Đổi mới, chúng ta đủ bản lĩnh để thích ứng linh hoạt

Chiều 7/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hiệp hội, doanh nghiệp để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế. Cùng dự có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn.
Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Chủ tịch Quốc hội tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc

Thời sự - PV - 18:50, 07/04/2025
Sáng 7/4 (theo giờ địa phương), tại Tashkent, Uzbekistan, nhân dịp tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc Lạc Tang Giang Thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 15:45, 07/04/2025
Ngày 7/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Linh thiêng hai tiếng đồng bào

Bản sắc và hội nhập - PV - 15:42, 07/04/2025
Dù ai đi ngược về xuôi/Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca ấy bao đời nay đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người dân đất Việt. Dù ở bất cứ nơi đâu, cứ đến ngày Giỗ Tổ, con dân đất Việt trên mọi miền Tổ quốc, kiều bào ta ở nước ngoài đều hướng về Đền Hùng (Phú Thọ), một lòng thành kính tri ân công đức tổ tiên.
Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân TP. Hồ Chí Minh dâng hương, tri ân công đức của Quốc Tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 15:05, 07/04/2025
Ngày 7/4 (nhằm mùng 10/3 âm lịch), Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025 với chủ đề “Nhớ ơn Quốc Tổ Hùng Vương”, tại Khu tưởng niệm Vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc (TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh).
Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Bình Dương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Tin tức - Duy Chí - 14:58, 07/04/2025
Thể hiện lòng hiếu kính với tổ tiên, đặc biệt là tình cảm, nỗi nhớ cội nguồn của người dân phương Nam chưa có điều kiện được về thăm “đất Tổ”, đã mang sản vật, hương, quả dâng lên bàn thờ các Vua Hùng tại Cây Đa Hồn Việt – Bình Dương.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Lãnh đạo và Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ tổ chức dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương

Tin tức - Tào Đạt - 14:53, 07/04/2025
Sáng 07/4/2025 (mùng 10/3 âm lịch), lãnh đạo và Nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã dâng hương, dâng hoa để tưởng nhớ, tri ân công ơn của các Vua Hùng và những bậc tiền nhân đã đặt nền móng cho dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam mãi trường tồn, rạng danh và thịnh vượng.
Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nhân dân các dân tộc huyện Đăk Hà tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 14:39, 07/04/2025
Theo thông lệ hơn 10 năm nay, mỗi dịp mùng 10 tháng 3 (Âm lịch) hằng năm, huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương với ý nghĩa hướng về cội nguồn dân tộc. Hòa cùng ngày lễ của đất nước, cán bộ, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện cũng thể hiện được đạo lý uống nước nhớ nguồn, hun đúc thêm truyền thống yêu nước và các giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Giỗ Tổ Hùng Vương và khát vọng hóa rồng

Bản sắc và hội nhập - Minh Nhật - 14:30, 07/04/2025
Từ huyền thoại con Rồng, cháu Tiên đến khát vọng vươn mình hùng cường, thịnh vượng - dân tộc Việt Nam chưa bao giờ thôi khao khát khẳng định chính mình ở tầm vóc lớn hơn.
Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Đắk Lắk: Gói bánh chưng, giã bánh giầy dâng lên các vị Vua Hùng

Dân tộc - Tôn giáo - Lê Hường - 14:14, 07/04/2025
Ngày 7/4, tại Di tích lịch sử Quốc gia Đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk long trọng tổ chức Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2025. Đây là dịp để Nhân dân hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công ơn Tổ tiên đã khai sinh đất nước.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về 4 chính sách đối với cán bộ khi bỏ cấp huyện, sắp xếp lại cấp xã

Tin tức - Minh Nhật - 13:54, 07/04/2025
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thị Hà vừa thông tin về các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, người lao động khi tổ chức chính quyền địa phương theo 2 cấp.