Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo sắc màu chợ phiên Hoàng Su Phì

PV - 18:30, 03/02/2023

Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) thu hút du khách không chỉ bởi vẻ đẹp thiên nhiên vốn có của những thửa ruộng bậc thang rực rỡ vào mùa lúa chín, mà còn bởi những phiên chợ định kỳ, hội tụ phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc. Đến Hoàng Su Phì dù ở thời điểm nào, lạc bước vào phiên chợ tràn đầy sức sống, mỗi du khách đều như được sống giữa một sắc màu văn hóa mang đặc trưng với bao điều hấp dẫn và độc đáo.

Trao đổi hàng hóa ở chợ phiên thị trấn Vinh Quang
Trao đổi hàng hóa ở chợ phiên thị trấn Vinh Quang

Trước đây, toàn huyện Hoàng Su Phì chỉ có 3 chợ là Vinh Quang, Bản Máy và Nậm Dịch, được mở từ thời Pháp thuộc, trong đó chợ Vinh Quang lớn nhất. 3 chợ này đều được mở vào ngày Chủ Nhật hàng tuần, là nơi mua bán, trao đổi hàng nông sản của cư dân các vùng trong huyện. Không những vậy, đây còn là nơi diễn ra những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc, mang nét đặc trưng của một huyện vùng cao biên giới. Do đường giao thông chưa phát triển, phương tiện chủ yếu là đi bộ hoặc dùng ngựa thồ, trong khi các bản làng đều nằm cách xa chợ, nhiều thôn phải mất từ 3 - 4 giờ đi bộ, nên có khi một vài tháng, người dân mới xuống chợ một lần. Họ thường đi từ chiều hôm trước để buổi tối được gặp gỡ và ăn uống, tâm sự. Hôm sau mới tiến hành các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa.

Hiện nay, hầu hết các xã trong huyện đều có chợ phiên, được mở xen kẽ vào các ngày trong tuần. Giao thông được mở đến các thôn, người dân có đời sống kinh tế phát triển hơn nên mua sắm được xe máy làm phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hóa, vì vậy việc xuống chợ được thường xuyên hơn và mỗi khi xuống chợ chủ yếu đi vào lúc sáng sớm. Mặc dù hoạt động của chợ phiên Hoàng Su Phì có nhiều biến đổi so với trước, song vẫn giữ được những nét văn hóa độc đáo của địa phương, một trong số đó là hoạt động giao lưu tại phiên chợ. Trên những con đường mòn gần khu vực chợ, thường bắt gặp những chàng trai, cô gái dân tộc Dao, Tày, Nùng, Mông dừng bước ven đường để sửa soạn chỉnh trang lại trang phục rồi mới rảo bước vào chợ.

Hầu hết ở các chợ phiên của huyện Hoàng Su Phì, hoạt động ăn uống diễn ra khá tấp nập với những món ăn truyền thống và không quá cầu kỳ như thắng cố, bún chua, phở, bánh trái các loại và không thể thiếu chén rượu nấu bằng men lá. Cách ăn của đồng bào cũng có điều khác lạ, nhiều người mang theo gói cơm, xôi được chuẩn bị từ nhà, đến quán thì mua thêm bát phở hoặc mì tôm và chai rượu để mời bạn nhâm nhi. Vừa ăn vừa tâm sự trải lòng, đôi khi chỉ một bát phở nhỏ với vài chén rượu nhưng kéo dài cả tiếng đồng hồ.

Ở chợ Vinh Quang, sắc màu chủ yếu của những bộ trang phục là xanh chàm, màu đen của dân tộc Tày, Nùng, La Chí; với chợ Nậm Dịch đa số là màu vàng, đỏ sặc sỡ cùng những tiếng leng keng của những món trang sức bằng bạc hoặc xanh căng trên bộ trang phục và túi thổ cẩm của các cô gái hoặc màu đỏ thắm của chiếc thắt lưng nổi bật trên nền màu xanh chàm của những bộ trang phục của dân tộc Dao áo dài. Trong khi đó, tại chợ Thông Nguyên chủ yếu là màu đỏ trên nền xanh chàm với những họa tiết hoa văn cầu kỳ trên chiếc khăn đội đầu và và màu bạc lóng lánh trên chiếc lùi ton đeo trước ngực của các thiếu nữ dân tộc Dao đỏ.

Cách thức mua bán, trao đổi hàng hóa cũng khá độc đáo, nhất là ở nhóm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Phụ nữ hoặc nam giới trung tuổi cầm trên tay những mảnh thổ cẩm, cuộn chỉ thêu nhiều màu, đồ trang sức bằng bạc hoặc con gà, con lợn con, mớ rau hoặc xiên cá trên các lối đi, đó chính là hình thức bán dạo mà khách du lịch thường gọi vui là hàng xách tay hoặc hàng cắp nách. Các hoạt động mua bán diễn ra hiền hòa, thuận mua vừa bán và hầu như không có việc cãi vã, tranh mua tranh bán.

Ngày nay, đặc trưng văn hóa chợ phiên của huyện Hoàng Su Phì có nhiều thay đổi, song vẫn giữ được những giá trị sắc màu văn hóa độc đáo riêng có. Đây cũng là một trong những tài nguyên, sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện đang được ngành Du lịch khai thác, quảng bá để thu hút khách du lịch và phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 4 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 4 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 5 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 5 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 5 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 5 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 5 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 5 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 5 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.