Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo hội voi của đại ngàn

Lê Hường - 15:53, 10/04/2025

Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk là vùng đất nổi tiếng với nghề thuần dưỡng voi rừng; lễ hội voi cùng các nghi lễ liên quan đến voi cũng ra đời từ đó. Hội voi Buôn Đôn trở thành nét đẹp văn hóa mang đặc trưng riêng của vùng đất biên thùy nắng, gió của đại ngàn.

Đông đảo du khách và người dân trải nghiệm Hội voi Buôn Đôn
Đông đảo du khách và người dân trải nghiệm Hội voi Buôn Đôn

Lễ cúng sức khỏe cho voi

Tôi đến xứ voi Buôn Đôn những ngày lễ hội để hòa vào không khí tưng bừng, nghi lễ đậm đà bản sắc văn hóa các dân tộc và ngắm những chú voi được trang điểm, làm đẹp. Hội voi bắt đầu bằng các nghi lễ quan trọng là cúng bến nước và cúng sức khỏe cho voi. Bên bến nước Bay Rong, xã Krông Na, già làng, những Người có uy tín và bà con buôn làng tổ chức cúng bến nước tạ ơn thần sông, thần nước đã ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.

Tay cầm bình nước làm từ quả bầu khô, thầy cúng Y Nga Glan dẫn đoàn người từ nhà cộng đồng bê những lễ vật đã được chuẩn bị đẩy đủ. Mâm lễ vật được bà con sắp xếp gọn gàng bên bến nước, thầy cúng bắt đầu nghi thức cúng thần linh. Giữa mênh mông đại ngàn, tiếng cồng chiêng ngân vang, mọi người nắm tay trong vòng xoang kết nối cộng đồng, bà con buôn làng quây quần bên chóe rượu cần, lâng lâng cùng mùa lễ hội.

Theo thầy cúng Y Nga Glan, thời kỳ thịnh vượng của nghề săn bắt, thuần dưỡng voi rừng ở Bản Đôn xưa (huyện Buôn Đôn ngày nay), sau mỗi lần đi săn về, người tù trưởng Sun Khu Nốp (gọi là Vua voi) thường đến bến Bay Rong làm lễ tế thần, cầu mong những chú voi mới được đưa từ rừng về sẽ ngoan ngoãn, hiền lành, chăm chỉ và thân thiện với con người. Vì thế, sau lễ cúng bến nước, các chủ voi trên địa bàn sẽ tập hợp để cúng sức khỏe cho voi. Các nghi lễ này được bà con buôn làng xã Krông Na tổ chức hằng năm.

Con voi là hiện thân của sự may mắn và thịnh vượng của buôn làng, người thân trong gia đình, niềm tự hào của cộng đồng, dân tộc. Voi có thần linh bảo vệ nên phải chăm sóc chu đáo, cẩn thận và làm lễ cúng sức khỏe hằng năm cho voi”.

Thầy cúng Y Nga Glan

Giữa khoảng đất trống bên bến nước Bay Rong, 6 cá thể voi nhà khoác lên mình tấm vải thổ cẩm rực rỡ, nài voi điều khiển các chú voi bước vào khu vực tổ chức nghi lễ. Sau khi khấn các vị thần núi, thần rừng, thần sông, thần suối, thần đất… thầy cúng thực hiện nghi thức bôi tiết heo lên đầu từng con voi. Cầu các vị thần tiếp tục che chở, phù hộ cho voi nhiều sức khỏe, sống trường thọ, cống hiến nhiều hơn cho con người và buôn làng.

Bảo vệ voi từ mô hình du lịch thân thiện

Hội voi được tổ chức 2 năm 1 lần, vào tháng 3, khi đồng bào các dân tộc Tây Nguyên phát nương làm rẫy. Trước đây, đàn voi nhà ở Buôn Đôn còn đông, voi làm du lịch bằng việc chở du khách từng mang lại nguồn thu lớn, góp phần phát triển kinh tế du lịch và giải quyết việc làm cho các chủ nài voi. Trong ngày hội các cá thể voi sẽ cùng nhau tranh tài với các nội dung thi chạy, thi bơi, voi đá bóng, kéo co với người và tái hiện cảnh săn bắt voi rừng.

Tuy nhiên, hình thức cưỡi voi dần bộc lộ nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ của voi do chở khách liên tục, làm việc kiệt sức. Việc cưỡi voi cũng không phù hợp với xu hướng phát triển du lịch bền vững, doanh nghiệp và người dân Buôn Đôn chuyển hình thức du lịch thân thiện với voi. Hội voi Buôn Đôn vì thế cũng có nhiều đổi khác, sau các lễ cúng, voi được trang điểm, làm đẹp, ăn tiệc Buffet.

Voi được khoác lên mình những tấm thổ cẩm, được trang điểm lộng lẫy để tham gia hội
Voi được khoác lên mình những tấm thổ cẩm, được trang điểm lộng lẫy để tham gia hội

Thích thú ngắm voi thưởng thức các loại trái cây ưa thích, chị Nguyễn Thanh Huyền, du khách đến từ TP. Hồ Chí Minh bảo: Đến Buôn Đôn không còn cưỡi voi, song cho voi ăn, làm quen và chụp hình tương tác với voi… cũng rất thú vị. Trải nghiệm Hội voi với nhiều hoạt động ấn tượng, mang sắc thái tâm linh và nhân sinh sâu sắc.

Theo ông Y Si Thắt Ksơr, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn, Hội voi là một hoạt động thiết thực, góp phần giới thiệu những tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch sinh thái của tỉnh đến người dân và du khách. Đồng thời, tôn vinh giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, không gian văn hóa cồng chiêng, tạo sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư xúc tiến các hoạt động liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Qua đó, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có tốc độ phát triển cao và bền vững, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

“Việc thay thế cưỡi voi bằng trải nghiệm tương tác gần gũi, thân thiện với voi là cần thiết. Thay vì ngồi trên lưng voi, du khách cùng quản tượng cho voi ăn, tắm cho voi; theo dõi voi di chuyển trong môi trường tự nhiên; tìm hiểu về văn hóa của voi gắn với đời sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên; phát triển các tour du lịch sinh thái kết hợp tham quan rừng, tìm hiểu hệ sinh thái nơi voi sinh sống”, Phó Chủ tịch UBND huyện Buôn Đôn Y Si Thắt Ksơr chia sẻ.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”

Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”

Khâu Vai, mảnh đất có phiên chợ Phong Lưu nổi tiếng, từ lâu đã trở thành huyền thoại, cùng với lòng hồ Thuỷ điện Bảo Lâm 3 hùng vĩ, thơ mộng, được du khách khắp nơi biết đến.
Chủ động phối hợp một cách sâu rộng trong lĩnh vực công tác dân tộc, tôn giáo

Chủ động phối hợp một cách sâu rộng trong lĩnh vực công tác dân tộc, tôn giáo

Thời sự - Nhóm PV - 3 giờ trước
Đây là nhấn mạnh của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2025-2030 và Kế hoạch phối hợp công tác năm 2025 giữa Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương và Đảng ủy Bộ Dân tộc và Tôn giáo, được tổ chức chiều ngày 17/4.
Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”

Về Khâu Vai nghe “đá kể chuyện”

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 5 giờ trước
Khâu Vai, mảnh đất có phiên chợ Phong Lưu nổi tiếng, từ lâu đã trở thành huyền thoại, cùng với lòng hồ Thuỷ điện Bảo Lâm 3 hùng vĩ, thơ mộng, được du khách khắp nơi biết đến.
Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương. Danh lam cổ tự ở Bắc Giang. Làm giàu nhờ nuôi cá. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kết nối tinh hoa của núi rừng

Kết nối tinh hoa của núi rừng

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa. Kết nối tinh hoa của núi rừng. Cô giáo Y Xuân hết lòng với học sinh vùng khó. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam

Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Âm vang hồ Thác Bà. Cây Chia - Hướng phát triển kinh tế mới. Hồi sinh “Lọng bướm” - Tinh hoa thủ công Việt Nam. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương. Danh lam cổ tự ở Bắc Giang. Làm giàu nhờ nuôi cá. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Đền Cao Sơn

Chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Đền Cao Sơn

Media - BDT - 5 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 16/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lễ hội - Tiếng gọi quê hương. Tinh xảo chiếc kiệu bát cống trăm năm tuổi ở Nghệ An. Người lưu giữ hồn cốt văn hóa Dao giữa đại ngàn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạng Sơn: Chính sách dân tộc tạo động lực để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Lạng Sơn: Chính sách dân tộc tạo động lực để đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 5 giờ trước
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, với dân số trên 812 nghìn người, đồng bào DTTS chiếm 83,91% dân số toàn tỉnh, trong đó chủ yếu các dân tộc: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay, Hoa, Mông sinh sống. Thời gian qua, Lạng Sơn luôn đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi, đặc biệt là các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần nâng cao đời sống người dân và thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân ở vùng DTTS.
Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 5 giờ trước
Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo ra diện mạo tươi mới cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, nâng cấp đã phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phát động Cuộc thi sáng tác văn học đề tài dân tộc thiểu số

Phát động Cuộc thi sáng tác văn học đề tài dân tộc thiểu số

Tin tức - Hồ Kiên Giang - 6 giờ trước
Chi hội Văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số TP Cần Thơ vừa phát động Cuộc thi sáng tác văn học đề tài DTTS năm 2025 - 2026, nhằm khơi gợi cảm hứng sáng tác, góp phần lan tỏa giá trị văn hóa các dân tộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng hai nước Việt Nam - Trung Quốc

Tin tức - Như Tâm - 6 giờ trước
Ngày 17/4, trong khuôn khổ Chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng Biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9, tại Tp. Lạng Sơn (Việt Nam) đã diễn ra Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Đổng Quân - Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, đồng chủ trì Hội đàm.