Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đồng ý đệ trình Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hoá của Liên hiệp quốc (UNESCO) xem xét, đưa Di sản văn hóa phi vật thể "Mo Mường" vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp và Di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật Chèo” vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thống nhất chủ trương và đồng chủ trì tổ chức Liên hoan nghệ thuật một số loại hình di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh.
Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch vừa ban hành Quyết định số 393/QĐ-BVHTTDL ngày 21/2/2024 về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với 26 di sản của các tỉnh, thành phố trong cả nước. Trong đó, Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường ở Đắk Lắk đã được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia này.
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa công bố 26 di sản ở các tỉnh, thành phố được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trong đó, danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được công bố thuộc các lĩnh vực: nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, tiếng nói, chữ viết, nghề thủ công truyền thống...
Tin tức -
Minh Nhật -
22:08, 22/02/2024 Nghề thủ công truyền thống "Nghề làm bánh tráng Túy Loan" (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) vừa được Công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Tin tức -
Thanh Thuận -
18:03, 20/02/2024 Ngày 19/2, huyện Quốc Oai (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ đón Bằng Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghệ thuật trình diễn Hát Dô xã Liệp Tuyết.
Tin tức -
Minh Nhật -
17:52, 20/02/2024 Ngày 19/2 (tức mùng 10 tháng Giêng Giáp Thìn), huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Lễ đón nhận chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Keng Loóng và Lễ hội “Xên Mường”.
Ẩm thực -
Minh Nhật -
17:42, 19/02/2024 Nằm ở phía Tây Bắc Hà Nội, làng Phú Thượng nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống, trở thành đặc sản ẩm thực thu hút nhiều thực khách trong nước và quốc tế.
Ngày 23/11, tại Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội, Trung tâm UNESCO Phát triển Văn hóa và Thể thao (Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam) cùng Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng "Ngày hội Di sản văn hóa Việt Nam lần IV - 2023".
Mặc dù trong cuộc sống cũng có nhiều thay đổi để hội nhập cùng với sự phát triển của đất nước, nhưng người Mnông ở huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk vẫn chú trọng, lưu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc như lễ cúng lúa mới, lễ mở mắt cho con, lễ cúng nhà mới… Trong đó, lễ mừng thọ của người Mnông là nghi lễ quan trọng, vẫn thường xuyên tổ chức khi trong gia đình có người từ 60 trở lên để thể hiện lòng hiếu kính của con cái đối với cha mẹ.
Tuần Văn hóa Du lịch, Thương mại Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc năm 2023 diễn ra đến hết ngày 2/11/2023. Dịp này, Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc đón nhận bằng Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Phường Vạn Phúc đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của TP. Hà Nội.
Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 7 năm qua. Việc khai thác và tiếp lửa di sản văn hóa này là một việc nên làm, và cần được khuyến khích. Tuy nhiên, làm sao để bảo tồn, quảng bá nghi thức cho phù hợp với đời sống đương đại, mà không làm mất đi giá trị linh thiêng vốn có, vẫn là câu chuyện trăn trở của các nhà quản lý văn hóa, chuyên gia và những người thực hành di sản.
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội Katê năm 2023 của đồng bào Chăm theo đạo Bàlamôn. Theo Kế hoạch, Lễ hội Katê sẽ được tổ chức vào các ngày 13 - 15/10. Lễ chính được tổ chức vào sáng 14/10, tại các khu vực đền, tháp Chăm.
Đã từ lâu, xã vùng cao Tà Chải (Bắc Hà, Lào Cai) được biết đến là địa phương giàu bản sắc văn hóa, nổi bật nhất là văn hóa Tày, với làn điệu Xòe truyền thống. Đây chính là cơ sở để xã Tà Chải giữ gìn, bảo vệ và phát huy gắn với phát triển dịch vụ - du lịch, mở ra cơ hội xóa nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Từ ngày 13 - 17/7, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao năng lực quản lý di sản văn hóa phi vật thể, nghệ thuật dân ca, dân vũ của cộng đồng trên địa bàn Thanh Hóa năm 2023.
Người Gia Rai ở Gia Lai có một kho tàng di sản văn hóa vô cùng phong phú, phản ánh sinh động đời sống hiện thực cũng như hoạt động tâm linh. Nổi bật là kho tàng nhạc khí dân gian, tiêu biểu là cồng chiêng - một trong những nhạc cụ cấu thành nên Không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nằm ở trung tâm khu vực châu thổ sông Chu, huyện Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa) là vùng đất địa linh nhân kiệt. Hiện trên địa bàn có 6 di tích cấp quốc gia, 49 di tích cấp tỉnh, gắn liền với 24 lễ hội, lễ tục truyền thống còn được bảo lưu, tái hiện trong đời sống cộng đồng.
Tỉnh Hải Dương đang xây dựng hồ sơ đề nghị đưa nghệ thuật tuồng tại xã Thạch Lỗi (Cẩm Giàng) và Thống Kênh (Gia Lộc) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Người Mnông ở tỉnh Đắk Nông có cả một kho tàng dân ca vô cùng phong phú được giữ gìn, lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Trong đó, nhiều di sản đã được ghi danh vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian. Những năm qua, tỉnh Đắk Nông đang triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa này.