Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Để vườn hoa luôn khoe sắc

PV - 11:23, 22/02/2018

Hằng năm, cứ mỗi dịp Tết đến Xuân về, những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo, đa dạng của cộng đồng các DTTS Việt Nam lại được dịp qua các lễ hội, lễ nghi sinh hoạt văn hóa cộng đồng… Tuy nhiên, vẫn còn đó hiện hữu những nỗi lo về sự mai một vốn quý văn hóa cổ truyền của không ít các dân tộc...

Mai một bản sắc không còn là nguy cơ

Khi đề cập đến vấn đề mai một bản sắc văn hóa dân tộc, ông Lỳ Khai Phà, dân tộc Hà Nhì, Nguyên Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lai Châu khóa X, XI chia sẻ: “Người Hà Nhì ở Mường Tè có các loại nhạc cụ truyền thống như sáo dọc, đàn la khư, trống, thanh la, chập cheng…; có kho tàng truyện cổ, truyện thơ, bài hát đám cưới dài tới 400 câu. Xưa kia, trai gái Hà Nhì tỏ tình thường dùng các loại khèn lá, đàn môi, sáo dọc… Ngày lễ hội còn có trống, thanh la, chập cheng góp vui. Trong đám cưới, đám ma, mừng nhà mới, tiếp khách quý hay ngày Tết đều có các cuộc hát bằng tiếng dân tộc. Nhưng hiện nay, trong các bản người Hà Nhì hầu như không ai còn biết hát. Các cụ cao tuổi lần lượt về mường Trời mang theo cả kho tàng dân ca, dân vũ về bên kia thế giới”, ông Phà tiếc nuối.

Xuân về trên bản người Mông. Xuân về trên bản người Mông.

 

Cùng chung trăn trở, ông Bàn Xuân Triều, dân tộc Dao, Chủ tịch CLB Bảo tồn văn hóa dân tộc Dao tỉnh Tuyên Quang chia sẻ: “Có lần đến một bản người Dao ở huyện Yên Sơn (Tuyên Quang), tôi cứ nghĩ bản này ai cũng nói được tiếng Dao, nhưng khi hỏi một vài đứa trẻ thì các cháu đều không biết tôi hỏi gì. Vào nhà trò chuyện với các cụ được biết, thế hệ trẻ bây giờ một số cháu không còn biết tiếng Dao nữa”.

Tại Hội nghị bàn về giải pháp sưu tầm và bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, văn học nghệ thuật, do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội, bà Chu Thùy Liên, Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh Điện Biên cho hay, hiện địa phương đã hoàn thiện việc kiểm kê di sản của các đồng bào DTTS, nhưng cũng phải nhìn nhận, đây là công việc vô cùng khó khăn.

Đơn cử, dân tộc Lào-đã sinh sống khoảng 350 năm tại Điện Biên (thuộc huyện Điện Biên và huyện Điện Biên Đông), nhưng cho đến trước năm 2012, kiểm kê di sản văn hóa, đồng bào chỉ còn giữ được duy nhất một bộ trang phục dân tộc. Nhiều cộng đồng các DTTS ở Điện Biên đã mất dần chữ viết, trang phục dân tộc bị lai tạp, một số lễ hội truyền thống, nghi lễ sinh hoạt văn hóa cộng đồng không còn được đồng bào tổ chức…

Và các giải pháp bảo tồn…

Trong những năm qua, lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa các DTTS ở Việt Nam luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, được thể hiện qua nhiều chương trình, đề án, chính sách đầu tư, phát triển lĩnh vực văn hóa. Đáng chú ý, ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến năm 2020” với tổng kinh phí thực hiện dự kiến 1.512 tỷ đồng.

Sau hơn 6 năm triển khai Đề án, nhiều địa phương đã từng bước khôi phục, bảo tồn các di sản văn văn hóa truyền thống trước nguy cơ mai một. Tại Điện Biên, kể từ 2012 đến nay, người Lào ở bản Na Sang II tại Điện Biên đã khôi phục lại được bộ trang phục truyền thống. Hiện nay, nghề dệt thổ cẩm ở bản Na Sang II không những được khôi phục mà thổ cẩm của người Lào ở địa phương còn trở thành sản phẩm du lịch nổi tiếng.

MONG1

Tại Lai Châu, Đề án được ngành Văn hóa của tỉnh cụ thể hóa thông qua các dự án nghiên cứu, sưu tầm các chất liệu dân ca, dân vũ; bảo tồn bản sắc văn hóa của một số tộc người trước nguy cơ mai một, thất truyền như: Trường ca “Xa nhà ca” của dân tộc Hà Nhì; tục xăm cằm của người Mảng; Lễ hội Mừng cơm mới của dân tộc Si La ở xã Kan Hồ (huyện Mường Tè)…

tục xăm cằm của Người Mảng Tục xăm cằm của Người Mảng

 

Trong một phiên trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, ngày 13/6/2017, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, ngành Văn hóa đã điều tra, sưu tầm, thống kê, phục dựng các lễ hội truyền thống đặc sắc có nguy cơ mai một. Đến nay, đã phục dựng và bảo tồn hơn 70 lễ hội của đồng bào DTTS Ba Na, Chứt, Khơ-mú, Giáy, Bố Y, Pà Thẻn, Si La... Ngoài ra, 25 bản, làng, buôn của 19 dân tộc như S'tiêng, Chăm, Ba Na, Ê-đê, Mường, Thái... đã được hỗ trợ đầu tư bảo tồn.

Ông Nguyễn Ngọc Thiện cũng cho hay, Bộ VHTT&DL đã hỗ trợ hướng dẫn các địa phương mở các lớp dạy văn hóa truyền thống phi vật thể cho các DTTS có số dân rất ít người như Bố Y, Pu Péo, Ơ-đu, Bru-Vân Kiều, Rơ-măm, Si La, Chứt... Các lớp này do các nghệ nhân nắm giữ kho tàng văn hóa phi vật thể trực tiếp tham gia truyền dạy. Ngoài ra, Bộ cũng đã chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện các dự án bảo tồn trang phục truyền thống, tiếng nói, chữ viết, sưu tầm di sản văn hóa truyền thống của các DTTS, định kỳ gặp mặt già làng, trưởng bản và những Người có uy tín…

Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS Việt Nam đến năm 2020” chỉ còn hơn 2 năm nữa là kết thúc, để đạt được những kết quả như mong muốn, các nhà quản lý văn hóa, nghệ nhân cho rằng, cần đẩy mạnh giải pháp về tăng cường nhận thức về giá trị, vai trò của di sản văn hóa trong đời sống cộng đồng. Bởi khi hiểu được giá trị của di sản văn hóa, chính cộng đồng sẽ biết mình phải làm gì để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó, cần có những cơ chế, chính sách đặc thù để hỗ trợ, khuyến khích các nghệ nhân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa.

NGỌC ÁNH

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tu Thó - Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của đồng bào Xơ Đăng ở vùng Quốc bảo sâm Ngọc Linh

Tu Thó - Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của đồng bào Xơ Đăng ở vùng Quốc bảo sâm Ngọc Linh

Chiều 14/1, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức Lễ công bố quyết định của UBND tỉnh Kon Tum Công nhận Làng du lịch cộng đồng Tu Thó, xã Tê Xăng. Dự lễ có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy; lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ phủ quất miền Trung nhộn nhịp mùa Tết

Thủ phủ quất miền Trung nhộn nhịp mùa Tết

Kinh tế - T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước
Hội An (Quảng Nam) được xem như “thủ phủ quất” của miền Trung, với hàng chục ngàn chậu được đưa đến tay khách hàng mỗi khi dịp Tết đến Xuân về. Riêng trong năm nay, với thời tiết thuận lợi, quất cảnh sinh trưởng tốt, đến nay thương lái đã đặt mua gần hết khiến cho nhiều chủ vườn phấn khởi.
Ngân vang điệu chèo dưới chân núi Đuổm

Ngân vang điệu chèo dưới chân núi Đuổm

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 15/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Rực rỡ hoa Anh Đào cửa ngõ Cao nguyên đá Đồng Văn. Tết sớm về Én Cổ. Ngân vang điệu chèo dưới chân núi Đuổm. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Võ Bình Định trên hành trình trở thành Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Võ Bình Định trên hành trình trở thành Di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại

Xã hội - T.Nhân-H.Trường - 3 giờ trước
“Ai về Bình Định mà coi – Con gái Bình Định cầm roi đi quyền”. Không biết tự bao giờ câu ca ấy đi vào lòng người, với một nỗi thôi thúc về miền đất Võ. Võ cổ truyền Bình Định ra đời, tồn tại và phát triển song hành cùng lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ lưu giữ, bồi đắp, nâng tầm, Võ cổ truyền Bình Định phát triển, lan tỏa rộng khắp, là kết tinh các giá trị tinh hoa dân tộc và là nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Định.
Xem nghệ nhân làng gốm trăm tuổi chế tác linh vật năm Ất Tỵ

Xem nghệ nhân làng gốm trăm tuổi chế tác linh vật năm Ất Tỵ

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Những ngày giáp Tết, không khí Xuân nhộn nhịp ở làng gốm Thanh Hà, Tp. Hội An, Quảng Nam. Các nghệ nhân ở làng nghề cũng đang tất bật những công đoạn cuối cùng trong chế tác linh vật rắn bằng gốm để kịp trình làng.
Ninh Thuận: Hấp dẫn mùa nho kiểng Tết 2025

Ninh Thuận: Hấp dẫn mùa nho kiểng Tết 2025

Sản phẩm - Thị trường - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Các vườn nho kiểng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận khẩn trương vào mùa cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng trong cả nước vui Xuân đón Tết cổ truyền dân tộc. Hàng ngàn chậu nho được chăm sóc chu đáo, cành mang nhiều chùm trái sẵn sàng “lên xe” đi khắp các tỉnh, thành phố trong dịp Tết Ất Tỵ 2025. Nho kiểng xuất xứ Ninh Thuận trở thành loài cây hấp dẫn góp mặt cùng thị trường hoa Tết được người tiêu dùng ưa chuộng.
Tín vật tình yêu của người Nùng

Tín vật tình yêu của người Nùng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 15/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Yên Bái biến "di sản" thành "tài sản". Rực rỡ sắc màu rừng Yok Don. Tín vật tình yêu của người Nùng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh Chương (Nghệ An): Trại lợn không phép “bức tử” hồ đập

Thanh Chương (Nghệ An): Trại lợn không phép “bức tử” hồ đập

Pháp luật - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Hàng chục trại lợn lớn nhỏ với đủ thứ không: Không phép; Không hố Bi ô ga xử lý chất thải…đang ngày đêm “bức tử” nhiều hồ đập ở xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Đáng buồn, dù đã biết nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có phương án xử lý triệt để!
Sai lầm trong sinh hoạt, ăn uống, nhiều người trẻ mắc suy thận mạn

Sai lầm trong sinh hoạt, ăn uống, nhiều người trẻ mắc suy thận mạn

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 giờ trước
Trung bình mỗi ngày, Trung tâm Thận tiết niệu và Lọc máu, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 30-40 bệnh nhân mới. Đáng chú ý, trong số những bệnh nhân nhập viện ngày càng có nhiều người dưới 30 tuổi.
An Nhơn (Bình Định): Công an vào cuộc điều tra vụ hàng trăm chậu cúc chết bất thường

An Nhơn (Bình Định): Công an vào cuộc điều tra vụ hàng trăm chậu cúc chết bất thường

Pháp luật - T.Nhân-H.Trường - 4 giờ trước
Theo ông Bùi Văn Cư - Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã An Nhơn (Bình Định), trước sự việc hàng trăm chậu hoa cúc chuẩn bị bán Tết của một hộ gia đình trên địa bàn bị chết bất thường, UBND thị xã đã chỉ đạo cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xác minh vụ việc. UBND và Công an thị xã An Nhơn (Bình Định) huy động tối đa nguồn lực để kiểm tra, tìm nguyên nhân.
Giám đốc Sở Xây dựng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Giám đốc Sở Xây dựng được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Trang địa phương - Duy Chí - 4 giờ trước
Ngày 14/1/2025, tại kỳ họp chuyên đề lần thứ 24 Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026, HĐND tỉnh Đồng Nai đã bầu ông Hồ Văn Hà - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, giữ chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Tu Thó - Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của đồng bào Xơ Đăng ở vùng Quốc bảo sâm Ngọc Linh

Tu Thó - Làng du lịch cộng đồng đầu tiên của đồng bào Xơ Đăng ở vùng Quốc bảo sâm Ngọc Linh

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Chiều 14/1, UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) tổ chức Lễ công bố quyết định của UBND tỉnh Kon Tum Công nhận Làng du lịch cộng đồng Tu Thó, xã Tê Xăng. Dự lễ có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy; lãnh đạo UBND tỉnh và các sở, ngành của tỉnh.