Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đề thi Ngữ văn được đánh giá đưa ra câu hỏi thiết thực với giới trẻ

Minh Nhật - 17:13, 27/06/2024

Sáng ngày 27/6, hơn 1 triệu sĩ tử đã hoàn thành môn thi Ngữ văn trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Đa phần các sĩ tử nhận định đề vừa sức, không quá đánh đố.

Thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
Thí sinh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Với yêu cầu trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của việc tôn trọng cá tính, đề Ngữ văn Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được các giáo viên đánh giá là đã đưa ra câu hỏi thiết thực, tạo hứng thú với học trò, những người chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa trưởng thành, nơi các em phải thể hiện năng lực và bản lĩnh cá nhân, thể hiện cá tính riêng của mình trong hành trình tới thành công.

Đề thi Ngữ văn chính thức của kỳ thi năm nay bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Theo TS Văn học Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn, Hệ thống giáo dục HOCMAI, Phần I. Đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi phân loại theo các mức độ nhận thức. Hai câu đầu (câu 1 và 2) đều là câu hỏi dừng ở mức độ nhận biết về một chi tiết đã hiện hữu trong nội dung văn bản, là dạng câu hỏi giúp các em có thể dễ dàng đạt mức điểm tối đa.

Câu 3 là câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng vốn hiểu biết về kiến thức tiếng Việt, về văn chương, nghệ thuật và cuộc sống để diễn giải được giá trị biểu đạt và biểu cảm của phép so sánh liên tưởng giữa dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật trong đoạn trích. Khi có vốn hiểu biết nhất định về thiên nhiên, cuộc sống, văn chương…, thí sinh hoàn toàn có thể phân tích và chỉ ra sự tiếp nối, kế thừa, thay đổi từ dòng chảy của con sông tới lịch sử sáng tạo nghệ thuật, đây là câu hỏi cần có sự sâu sắc của tư duy và trải nghiệm.

Câu hỏi số 4 là câu vận dụng cao, yêu cầu thí sinh rút ra bài học về lối sống cho bản thân từ suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích: “Nếu tách rời từng giọt nước ra khỏi sự thống nhất của đại dương thì chúng ta chỉ nhìn thấy những giọt nước nhỏ bé, đơn độc và dần dần biến mất”. Thí sinh sẽ không khó khi tìm thấy thông điệp, bài học cho lối sống của bản thân mình, đó là bài học về sự tồn tại có ý nghĩa khi gắn kết giữa cá nhân với cộng đồng.

"Đây là câu hỏi có khả năng phân loại học sinh tương đối tốt khi hướng trả lời, cách lập luận phụ thuộc nhiều vào tư duy và bản lĩnh độc lập, tự chủ của học sinh. Nhìn chung, các câu hỏi đọc hiểu vừa sức với học sinh, bảo đảm đúng các mức độ nhận thức, có ý nghĩa thực tế" - TS Trịnh Thu Tuyết nhận xét.

Phần II – Làm văn (7,0 điểm) giữ nguyên cấu trúc quen thuộc, gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm): Câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần đọc hiểu.

Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh: Nguyễn Huế
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh: Nguyễn Huế

Yêu cầu của câu viết đoạn văn nghị luận xã hội ít nhiều có thể tạo bất ngờ và hứng thú cho thí sinh khi làm bài, khi yêu cầu các em luận bàn về “ý nghĩa của sự tôn trọng cá tính” - vấn đề tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng cá tính và tư duy độc lập lâu nay vẫn thường được đề cao trong các bài giảng hoặc đề tài thảo luận, nhưng thực tế, đó vẫn là sự bức bối của không ít người trong thực tế cuộc sống hằng ngày.

Có thể thấy đây là câu hỏi không mới nhưng khá thiết thực, tạo hứng thú với những học trò đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới, nơi các em phải thể hiện năng lực và bản lĩnh cá nhân, thể hiện cá tính riêng của mình trong hành trình tới với thành công.

Câu 2 (5,0 điểm): Với mô hình câu nghị luận văn học hoàn toàn không thay đổi so với đề thi từ năm 2017 đến nay về thể loại, dung lượng ngữ liệu nghị luận, các yêu cầu nghị luận…, thí sinh có thể được rút kinh nghiệm rất nhiều từ những kỳ thi năm trước, nên không bất ngờ, rất quen thuộc với thí sinh.

Nhìn chung, theo giáo viên, đề thi Ngữ văn bảo đảm đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp THPT.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bình Gia (Lạng Sơn): Một thí sinh đặc biệt dân tộc Nùng được hỗ trợ hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia

Bình Gia (Lạng Sơn): Một thí sinh đặc biệt dân tộc Nùng được hỗ trợ hoàn thành kỳ thi THPT quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp THPT là kỳ thi quan trọng nhất trong suốt 12 năm học, là cột mốc quan trọng với học sinh, tất cả các em đều chuẩn bị kiến thức và tâm lý tốt nhất để dự thi. Nhưng cũng có những thí sinh không may gặp những vấn đề về sức khỏe trước ngày thi. Thí sinh Hoàng Thị Loan - Lớp 12a2, Trường THPT Pắc Khuông, huyện Bình Gia, là thí sinh đặc biệt của điểm thi số 14 tại Trường THPT Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn.
Tin nổi bật trang chủ
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Các tổ chức tín dụng

Thời sự - Hoàng Quý - 17:26, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Gia Lai: Xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia, quyết tâm thực hiện mục tiêu Bảo hiểm Y tế toàn dân

Sức khỏe - Hòa Bình - 16:57, 29/06/2024
Nhờ đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW của Ban Bí thư về đẩy mạnh công tác Bảo hiểm Y tế (BHYT) trong tình hình mới, sau 15 năm, tỷ lệ người dân tham gia BHYT trên địa bàn tỉnh Gia Lai tăng lên đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ này đã tăng lên 91%. Gia Lai xác định chỉ tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT trong nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đến cuối năm 2025, toàn tỉnh có 95% dân số tham gia BHYT, trong đó 98% là người DTTS.
Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 16:51, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 16:31, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Quốc hội thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV

Thời sự - Hoàng Quý - 16:23, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Quốc hội khóa XV thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Thời sự - Hoàng Quý - 16:20, 29/06/2024
Sáng 29/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: Đẩy nhanh tiến độ, thực hiện đồng bộ chính sách đầu tư (Bài cuối)

Phóng sự - Thanh Hải - 09:15, 29/06/2024
Có thể nói, sau những động thái từ phía các cấp chính quyền cùng vào cuộc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc mà điển hình là vướng mắc từ quy hoạch rừng dẫn tới nhiều nội dung đầu tư, hỗ trợ cho người dân Đan Lai ở vùng lõi VQG Pù Mát không đủ điều kiện thực hiện, thì điều cần quan tâm nhất là việc triển khai đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, cũng như tiến độ thực hiện để sớm hiện thực hóa chính sách đặc thù từ Chương trình MTQG 1719 đến với đồng bào Đan Lai.
Tin trong ngày - 28/6/2024

Tin trong ngày - 28/6/2024

Media - BDT - 20:35, 28/06/2024
Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Gia đình là nền tảng vững chắc cho sự trường tồn của dân tộc. Người Xơ đăng bảo vệ “Lá phổi xanh”. Những thí sinh DTTS “vượt lên chính mình” trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Gia Lai. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai:

Đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai: "Tiếng lòng" người trong cuộc (Bài 3)

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 20:21, 28/06/2024
Thực hiện Dự án 9, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 - 2030, trong đó nội dung đầu tư phát triển bền vững người Đan Lai (thuộc dân tộc Thổ) gắn với việc bảo vệ phát triển rừng, môi trường sinh thái Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An) đang mang lại niềm vui, sự kỳ vọng lớn cho người Đan Lai về cuộc sống tươi sáng sau nhiều thập kỷ sinh tồn khó khăn. Tuy nhiên, với những vướng mắc trong quá trình triển khai, đến nay đồng bào chưa được thụ hưởng chính sách. Phóng viên ghi lại một số ý kiến ghi nhận và đề đạt mong muốn của người Đan Lai gửi đến các cơ quan chức năng.
Điểm dân cư bị

Điểm dân cư bị "bỏ quên" ngay trong lòng thành phố Cẩm Phả!

Xã hội - Mỹ Dung - 20:14, 28/06/2024
Khu vực Bàng Danh thuộc tổ 7, khu 10, phường Mông Dương (Tp. Cẩm Phả) có gần 20 hộ dân sinh sống, chủ yếu là dân tộc Dao. Mặc dù nằm ngay trong lòng thành phố, nhưng giao thông ở đây đi lại khó khăn, điện lưới cũng rất yếu, mạng điện thoại di động lúc có, lúc không... Nhiều người ngậm ngùi ví nơi này như vùng bị... "bỏ quên"!