Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Để Nghị quyết làm ra của cải vật chất, mang lại giàu có cho đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân

Sỹ Hào - 21:17, 02/02/2022

Thành công rực rỡ của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng từ đầu năm 2021 đã tiếp thêm niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ra sức thi đua, hoàn thành thắng lợi các mục tiêu trong nhiệm kỳ mới. Ngay trong năm đầu tiên thực hiện, dẫu khó khăn là vô cùng lớn, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã được hiện thực hóa sinh động trong các chương trình, kế hoạch hành động, từ đó làm ra của cải vật chất, mang lại giàu có cho đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII

Lan tỏa niềm tin và khát vọng

Một năm trước, vào thời điểm Đảng tròn 91 mùa Xuân, ngày 1/2/2021, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã bế mạc trong niềm tin tưởng, kỳ vọng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Thành công của Đại hội cổ vũ mạnh mẽ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiếp tục vượt qua mọi khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi, phấn đấu sớm đưa nước ta trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Đúng như Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định khi trả lời phỏng vấn Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp năm mới 2022 (trên số báo Xuân Tin tức TTXVN), Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã hội tụ uy tín của Đảng, tầm nhìn và khát vọng của dân tộc, niềm tin của Nhân dân. Nhưng không phải Đại hội bế mạc là coi như xong. Đây chỉ là bước mở đầu, có biến Nghị quyết thành hiện thực sinh động hay không, có làm ra của cải vật chất, mang lại giàu có cho đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân hay không, đó mới là thành công thực tế của Đại hội.

Tròn một năm, kể từ khi bế mạc, thành công thực tế của Đại hội đã được minh chứng trong một bối cảnh đầy biến động do đại dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư. Từ Đại hội hội tụ niềm tin và khát vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân đã biến thành sức mạnh đại đoàn kết của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp Nhân dân và cộng đồng đồng doanh nghiệp, thực hiện thành công mục tiêu vừa phòng, chống dịch, bảo đảm sức khỏe, tính mạng cho Nhân dân, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

“Chăm lo đời sống người có công với cách mạng, người có hoàn cảnh khó khăn; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững; ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...”

(Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị triển khai kết luận của Trung ương và Nghị quyết của Quốc hội khóa XV về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 ngày 5/01/2022).

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để từ đó, cả nước đã vượt khó, khép lại năm 2021 với những thành tựu đáng tự hào, hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Có được thành công đó, đầu tiên, trên hết là tinh thần khẩn trương, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị, sớm đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vào cuộc sống.

Ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, Quốc hội khóa XV đã tổ chức 2 kỳ họp chính thức. Và khi vừa bước vào năm mới 2022, Quốc hội đã tổ chức kỳ họp bất thường để có những quyết sách kịp thời về tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới, với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng.

Cũng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ngành Nội chính, Văn hóa, xây dựng Đảng, Đối ngoại đã lần lượt tổ chức hội nghị toàn quốc để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. “Tiền hô hậu ủng”, các cấp ủy và tổ chức đảng các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị trong toàn hệ thống chính trị đã khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, ngành, cơ quan, đơn vị mình.

Vì sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Soi chiếu vào lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc để thấy được tinh thần khẩn trương, nghiêm túc của cả hệ thống chính trị để đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra mục tiêu, đến năm 2025, phấn đấu đưa nước ta vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; đến năm 2030, trở thành nước thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 thành nước phát triển, thu nhập cao.

Trước khi Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra, thu nhập bình quân của nước ta là 2.779 đô la/người/năm, thuộc nhóm các nước có thu nhập trung bình thấp. Thu nhập bình quân chung như vậy thì ở vùng đồng bào DTTS và miền núi – vùng “lõi nghèo” của cả nước, còn thấp hơn rất nhiều. Theo Báo cáo số 732/BC-UBDT ngày 10/6/2021 về “Tổng kết Chiến lược Công tác dân tộc đến năm 2020” của Ủy ban Dân tộc, thu nhập bình quân của lao động người DTTS đến năm 2020 đã tăng gấp 5 lần so với năm 2011; nhưng cũng chỉ bằng 0,3 lần so với bình quân chung cả nước.

Tại Đại hội XIII, Đảng ta tiếp tục khẳng định nguyên tắc: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Vì thế, Nghị quyết Đại hội XIII chỉ rõ, để phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi, cần bố trí nguồn lực để thúc đẩy sự phát triển; huy động, phân bổ, sử dụng, quản lý có hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển, tạo chuyển biến căn bản về kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng có đông đồng bào DTTS.

“Thực hiện khát vọng Việt Nam hùng cường, chúng tôi đang xây dựng Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, khơi dậy lòng yêu nước mãnh liệt, ý chí quật cường, khối đại đoàn kết và phát huy năng lực đổi mới sáng tạo của toàn dân tộc…”.

(Trích phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Khoá họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc chiều ngày 22/9/2021).

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Sau một năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh lại điều này tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Chính phủ, tổ chức ngày 5/1/2022. Tổng Bí thư yêu cầu, thời gian tới, cần tiếp tục ưu tiên bố trí nguồn lực thực hiện các chương trình, đề án, chính sách đối với đồng bào DTTS và miền núi.

Kế thừa những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, Cơ quan Công tác dân tộc các cấp đã và đang nỗ lực vì sự phát triển bền vững của vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để đưa nghị quyết vào cuộc sống, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Các chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban Dân tộc đã bám sát phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII. Trong đó tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng bào DTTS; với trọng tâm là triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030; giai đoạn I: 2021 – 2025.

Năm mới 2022 đã đến trong niềm hân hoan của hơn 100 triệu người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài; trong đó có hơn 14,2 triệu đồng bào các DTTS. Xuân này, Nhân dân cả nước cũng như đồng bào các DTTS càng tin tưởng vững chắc hơn về quyết tâm của cả hệ thống chính trị, hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng để làm ra của cải vật chất, mang lại giàu có cho đất nước và hạnh phúc cho Nhân dân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 1 phút trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 3 phút trước
Từ năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Đề án chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Với nhiều tiện ích mang lại, CĐS và ứng dụng CNTT đang được các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS, qua đó giúp người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống và sản xuất.
Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Xã hội - Ngọc Thu - 5 phút trước
Ngày 4/4, tại Tp. Pleiku đã diễn ra Chương trình hiến máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai tổ chức, với chủ đề Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!
Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Sự kiện - Bình luận - BDT - 6 phút trước
Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBDT ngày 23/7/2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội”;
Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Văn hóa dân tộc - PV - 26 phút trước
Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chế độ chính sách hiện chưa thỏa đáng so với những đóng góp của nghệ nhân với cộng đồng. Xây dựng trợ cấp mức sinh hoạt hằng tháng đối với nghệ nhân đã có danh hiệu là nguồn động viên để họ tiếp tục chăm lo, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 2 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

"Festival Phở năm 2025" quy tụ phở ba miền Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 2 giờ trước
Chương trình “Festival Phở năm 2025” nhằm quảng bá hình ảnh “Phở Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình sẽ có hơn 50 gian hàng, quy tụ các thương hiệu phở nổi tiếng cả ba miền Bắc-Trung-Nam
Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Yên Bái: Thu trên 632 tỷ đồng từ du lịch trong quý I/2025

Du lịch - Văn Hoa - 2 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái, tính đến hết quý I/2025, toàn ngành Du lịch tỉnh Yên Bái ước đón phục vụ 742.335 lượt khách du lịch, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đạt 83.582 lượt, tăng 0,7% so với cùng kỳ năm 2024; doanh thu ước đạt trên 632,2 tỷ đồng, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

135 món ẩm thực độc đáo chờ xác lập kỷ lục Việt Nam tại Ngày hội thanh trà Bình Minh

Ẩm thực - Tào Đạt - 6 giờ trước
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tổ chức Ngày hội Thanh trà Bình Minh, công diễn xác lập kỷ lục Việt Nam đối với 135 món ẩm thực được chế biến từ trái thanh trà của thị xã Bình Minh.