“Em không biết ngày 20/20 có ý nghĩa như thế nào”. Đó là tâm sự rất thật của em Lý Mùi Khe, dân tộc Dao, 19 tuổi, ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng).
Chị Chảo Thị Yến, dân tộc Dao, thành viên Dự án Giáo dục của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) trong Chương trình “Chúng tôi có thể” nhằm thúc đẩy trẻ em DTTS tiếp cận giáo dục và việc làm cho biết, ở Bát Xát (Lào Cai, quê hương của chị Yến), 20/10 cũng chỉ là ngày hết sức bình thường như mỗi ngày khác.
Theo chị Yến nguyên nhân trước hết là do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn. Bên cạnh đó là câu chuyện về bình đẳng giới (BĐG). Trong những năm qua, dù nước ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong công tác BĐG. Tuy nhiên, ; vẫn là nhóm đối tượng yếu thế, luôn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Vì thế, tại các địa phương vùng cao, nơi nào các đoàn thể quan tâm tổ chức lễ kỷ niệm thì có chăng chị em hội viên mới biết được ý nghĩa.
Chị Nguyễn Thị Hiểu, có hơn 20 năm công tác trong Chi hội Phụ nữ thôn Đầu Cầu, xã Vân Nham, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) nói: Trong thôn chủ yếu là chị em phụ nữ dân tộc Nùng. Ở đây, vào ngày 20/10, Chi hội Phụ nữ thôn thường tổ chức tọa đàm và tham gia các cuộc thi do xã tổ chức. Do được sự quan tâm của Hội cũng như chính quyền địa phương, từ nhiều năm nay, ngày 20/10 đã là ngày hội của phụ nữ trong thôn…
Có thể thấy rằng, cùng với giải pháp nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa, chính quyền và các ngành chức năng cần làm tốt hơn nữa trong công tác BĐG. Từ đó, từng bước nâng cao vị thế của người phụ nữ DTTS và cũng là để ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 thực sự có ý nghĩa với phụ nữ cả nước nói chung, phụ nữ DTTS nói riêng.