Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn mãi “soi đường cho quốc dân đi”

PV - 15:16, 22/02/2023

Ngày nay nói đến văn hóa là nói đến xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; nói đến đầu tư cho văn hóa, văn nghệ là đầu tư cho con người và cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững,… Nhưng suy cho cùng, tất cả những điều đó vẫn trong khuôn khổ “soi đường” từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943.

Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn mãi “soi đường cho quốc dân đi” - Ảnh 1.

Theo ánh sáng “soi đường cho quốc dân đi” từ đó, những người làm cách mạng văn hóa Việt Nam ngày nay, noi gương các thế hệ nhà văn hóa Mác-xít Việt Nam đi trước, đã, đang và vẫn mãi tiếp tục “nhiệm vụ cần kíp” hiện thực hóa một nền văn hóa “có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung”, để có nền văn hóa “cách mạng nhất và tiến bộ nhất”.

Lật tìm trang nghị quyết Hội nghị Võng La (tháng 2/1943) thông qua bản Đề cương về văn hóa Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập (tập 7) có ghi: Đáng lẽ lúc này cần có "một cuộc Đảng Đại hội hay một cuộc toàn thể Trung ương hội nghị phải họp để quyết định những vấn đề mới". Ban Thường vụ Trung ương Đảng giải thích: "đã ứng dụng phương pháp linh động của chủ nghĩa Mác - Lênin mà nhận xét tình hình... đã lĩnh trách nhiệm nghị quyết những điều cần thiết… để các đồng chí nhận rõ công việc phải làm ngay". Tính gấp rút của tình hình còn thể hiện rõ trong đoạn cuối của Nghị quyết lịch sử: "Đảng cần phải phái cán bộ chuyên môn hoạt động về văn hoá, đặng gây ra một phong trào văn hoá tiến bộ, văn hoá cứu quốc chống lại văn hoá phát xít thụt lùi. Ở những đô thị văn hoá như Hà Nội, Sài Gòn, Huế, v.v... phải gây ra những tổ chức văn hoá cứu quốc và phải dùng những hình thức công khai hay bán công khai đặng đoàn kết các nhà văn hoá và trí thức".

Thực ra, cần hiểu sâu xa rằng: Từ năm 1941 khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam, nhất là sau Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941), thì không chỉ đường lối và chỉ đạo chiến lược của Đảng được hoàn chỉnh, mà còn mở ra cả một "lộ trình" mới và thời kỳ mới - chuẩn bị trực tiếp cho cuộc vận động giải phóng dân tộc; Chương trình Việt Minh đã "Có mười chính sách bày ra, Một là ích nước, hai là lợi dân".

Chưa đầy hai năm sau, bản Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 được đưa ra thành hệ thống 5 nội dung cơ bản (Cách đặt vấn đề - Lịch sử và tính chất văn hóa Việt Nam - Nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách phát xít Nhật, Pháp - Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam - Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa Mác xít).

"Cách đặt vấn đề" 3 lĩnh vực (Phạm vi văn hóa - Mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị - Thái độ của Đảng đối với vấn đề văn hoá), cho thấy Đề cương đã vượt qua giới hạn của chính mình khi lần đầu tiên Đảng cộng sản đề ra thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, phương pháp luận biện chứng duy vật. Đề cương phác họa mỗi nội dung có những luận điểm cụ thể về từng lĩnh vực và nêu bật nội hàm của mỗi luận điểm chính yếu ấy. Có thể hình dung Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 do Tổng Bí thư của Đảng trực tiếp soạn thảo với hệ thống các cấp độ rất logic, mạch lạc, bài bản, tập trung được trí tuệ của toàn Đảng để lãnh đạo cách mạng Việt Nam, trong đó có cách mạng về văn hóa.

Đặc biệt, Đề cương lần đầu tiên phác họa 3 thời kỳ phát triển trong lịch sử văn hóa Việt Nam, lấy triều đại Quang Trung (triều đại đỉnh cao của phong trào nông dân với nhiều tiến bộ ở Việt Nam cuối thế kỷ XVIII), làm mốc phân chia. Đồng thời định danh "xu trào" văn hóa Việt Nam mỗi thời kỳ với đặc điểm, bản chất, phạm vi và vai trò ảnh hưởng khác nhau. Đề cương nêu lên những vấn đề phương pháp luận về cách tiếp cận, tính hiện thực và thực tiễn của những vấn đề về văn hóa ở Việt Nam. Chính trên cơ sở hiện thực lịch sử (nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách thực dân phát xít), Đề cương đưa ra hai "ức thuyết" (có tính giả thiết) để khẳng định yêu cầu của thực tiễn văn hóa quốc gia dân tộc Việt Nam có thể và cần phải phát triển "đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới".

Cũng lần đầu tiên một chính đảng ở Việt Nam đề ra phương hướng vận động văn hoá quốc gia dân tộc "Ba nguyên tắc vận động"; tuy khoáng đại, nhưng không hề mơ hồ hay chung chung; diễn đạt bình dân và ngắn gọn, nhưng mang tính chiến lược lâu dài. Đó là: "a) Dân tộc hoá (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa khiến cho văn hoá Việt Nam phát triển độc lập); b) Đại chúng hoá (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hoá phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng); c) Khoa học hoá (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hoá trái khoa học, phản tiến bộ)". Đề cương chỉ ra "Nhiệm vụ cần kíp" của những nhà văn hóa Mác-xít về "Mục đích trước mắt", "Công việc phải làm" và "Cách vận động".

Như thế, tầm vóc của Đề cương về văn hóa Việt Nam là tầm vóc chỉ đường, dẫn dắt về văn hóa và phát triển dân tộc Việt Nam. Đề cương có ý nghĩa như "ngọn đuốc" sáng - một cương lĩnh văn hóa của cách mạng Việt Nam xuyên suốt trong và sau cách mạng giải phóng dân tộc, định hướng phát triển văn hóa Việt Nam từ đó về sau. Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Thủ đô Hà Nội (ngày 24/11/1946) đã nhấn mạnh vai trò của văn hóa đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước, chỉ rõ "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi".

Đề cương về văn hóa Việt Nam vẫn mãi “soi đường cho quốc dân đi” - Ảnh 2.

Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 đem lại một không khí mới cho văn hóa Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 hầu hết các trí thức, văn nghệ sĩ đã nhìn thấy con đường đi với nhân dân, phụng sự Tổ quốc là con đường lớn cho sự nghiệp và cuộc đời mình. Trong ảnh là các văn nghệ sĩ cách mạng tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp. Từ phải qua trái: Tô Hoài, Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Trung Thông, Chế Lan Viên, Nguyễn Xuân Sanh, Học Phi, Nguyễn Đỗ Cung (hàng trên); Nam Cao, Nguyên Hồng, Kim Lân, Nguyễn Đình Thi (hàng dưới) - Ảnh tư liệu

Nhìn lại 80 năm vận động phát triển, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác - Đó cũng là quá trình thể nghiệm và thực chứng văn hóa trở thành một trong ba mặt trận dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; cũng là thời gian thử thách và khẳng định tính chiến lược bền vững của "ba nguyên tắc vận động" trong xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc.

Lại thấy trong khoảng thời gian gần trăm năm từ nửa đầu thế kỷ XX đến nay, văn hóa Việt Nam chịu những tác động to lớn, liên tục, dồn dập của nhiều nguy cơ - từ nguy cơ chủ nghĩa thực dân, phát xít Pháp-Nhật, đến nguy cơ chủ nghĩa thực dân kiểu mới, thực dụng và chống cộng; cả nguy cơ từ sự ngoại lai trong hội nhập và toàn cầu hóa, sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, phản động, đồi trụy; thậm chí có cả nguy cơ từ thái độ xem nhẹ vai trò văn hóa và các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Trước thực tế ấy, kế thừa và phát huy tinh thần và phương pháp tư duy của Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra các Chiến lược mới về văn hóa Việt Nam phù hợp với mỗi thời kỳ, trong đó có hai "chiến lược" - "cương lĩnh" lớn. Thời kỳ đổi mới và chuyển giao thế kỷ, là Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (Nghị quyết 03 ngày 16/7/1998 tại Hội nghị Trung ương 5 khóa VIII); Thời kỳ toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước (Nghị quyết 33 ngày 9/6/2014 tại Hội nghị Trung ương 9 khóa XI).

Phạm vi của văn hóa trong các "Cương lĩnh" mới ấy được phát triển mở rộng hơn so với Đề cương 1943, bao trùm nhiều lĩnh vực: Tư tưởng, đạo đức, lối sống; Môi trường văn hóa; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Văn học nghệ thuật; Thông tin đại chúng; Giao lưu văn hóa với nước ngoài; Thể chế và thiết chế văn hóa... Vị trí vai trò của văn hóa và quan niệm về cách mạng văn hóa có thêm những xác định đầy đủ, toàn diện và bao quát, coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng điều quan trọng là Đảng phải "lãnh đạo được phong trào văn hóa".

Ngày nay nói đến văn hóa là nói đến xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; nói đến đầu tư cho văn hóa, văn nghệ là đầu tư cho con người và cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Nói đến cách mạng văn hóa là nói đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội. Nhưng suy cho cùng, tất cả những điều đó vẫn trong khuôn khổ "soi đường" của những nguyên tắc vận động (Dân tộc - Khoa học - Đại chúng) từ Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943.

Theo ánh sáng "soi đường cho quốc dân đi" từ đó, những người làm cách mạng văn hóa Việt Nam ngày nay, noi gương các thế hệ nhà văn hóa Mác-xít Việt Nam đi trước, đã, đang và vẫn mãi tiếp tục "nhiệm vụ cần kíp" hiện thực hóa một nền văn hóa "có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung", để có nền văn hóa "cách mạng nhất và tiến bộ nhất". Đó là nền văn hóa Độc lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; tất cả vì hạnh phúc và sự phát triển phong phú, tự do, toàn diện của con người - con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự chủ, tự cường, biết khát vọng đất nước thịnh vượng.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cảnh giác với chiêu trò tung tin "sáp nhập tỉnh" để thổi giá đất

Cảnh giác với chiêu trò tung tin "sáp nhập tỉnh" để thổi giá đất

Những ngày gần đây, dù chưa có quyết định chính thức về phương án sáp nhập tỉnh, nhưng thị trường bất động sản tại các khu vực dự kiến sáp nhập đã có nhiều biến động. Thông tin nhiễu loạn khiến người dân và giới đầu tư ráo riết săn lùng quỹ đất, tạo nên cơn sốt ảo.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Thời sự - Thanh Huyền - 19:04, 18/03/2025
Ngày 18/3, trong không khí cả nước đang sôi nổi thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và hướng đến kỷ niệm 80 năm ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946 – 6/1/2026), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn công tác đã dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các bậc tiền bối cách mạng tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Bắc Bộ tiếp tục rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Tin tức - Anh Trúc - 16:56, 18/03/2025
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ và khu vực từ Thanh Hóa đến Huế trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại. Khu vực từ Hà Tĩnh đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to.
Chương trình MTQG 1719 mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS ở Quảng Trị

Chương trình MTQG 1719 mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ DTTS ở Quảng Trị

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 16:53, 18/03/2025
Sau gần 4 năm triển khai Dự án 8, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai có hiệu quả những nội dung, chỉ tiêu cốt lõi. Qua đó, mở ra nhiều cơ hội giải quyết những vấn đề cấp thiết của phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trên hành trình mới

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trên hành trình mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 16:04, 18/03/2025
Thực hiện chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, từ ngày 1/3/2025, Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh đã được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. "Khi 2 lĩnh vực dân tộc và tôn giáo "về chung một nhà" sẽ tạo thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt với địa bàn TP. Hồ Chí Minh - nơi có 53 DTTS cùng sinh sống và hàng triệu tín đồ", ông Nguyễn Duy Tân, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh chia sẻ
Vị Xuyên (Hà Giang): Nhiều giải pháp hiệu quả giảm nghèo bền vững

Vị Xuyên (Hà Giang): Nhiều giải pháp hiệu quả giảm nghèo bền vững

Dân tộc - Tôn giáo - Hà Anh - 16:02, 18/03/2025
Những năm qua, từ nguồn lực của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang đã chú trọng tạo sinh kế, giải quyết việc làm giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Linh thiêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa. Ngôi cổ tự ở Bắc Ninh. Tiềm năng du lịch cộng đồng ở Bàu Ếch. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hơn 560 doanh nghiệp đạt chứng nhận Việt Nam chất lượng cao 2025

Hơn 560 doanh nghiệp đạt chứng nhận Việt Nam chất lượng cao 2025

Kinh tế - Minh Nhật - 16:00, 18/03/2025
Các doanh nghiệp đạt nhãn hiệu chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao 2025, đóng góp ngân sách gần 170.000 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho gần 250.000 lao động.

"Điểm tựa" ở vùng cao Quảng Nam

Người có uy tín - T.Nhân - H.Trường - 15:55, 18/03/2025
Không chỉ giữ vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến với người dân, thời gian qua lực lượng Người có uy tín ở các huyện miền cao Quảng Nam không ngừng tăng gia sản xuất, tiên phong trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ bà con cùng cải thiện sinh kế.
Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận tỉnh dịp lễ Thánh Quan Thầy

Thanh Hóa: Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận tỉnh dịp lễ Thánh Quan Thầy

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Quỳnh Trâm - 15:52, 18/03/2025
Ngày 18/3, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo, Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa đã đến chúc mừng Tòa Giám mục nhân dịp Lễ Thánh Quan Thầy Giáo phận Thanh Hóa năm 2025. Tiếp đoàn có Đức Giám mục Giáo phận Thanh Hóa Nguyễn Đức Cường và các vị linh mục.
Kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh

Kiến trúc độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 15:50, 18/03/2025
Tọa lạc tại đường Phạm Hộ Pháp, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách TP. Tây Ninh khoảng 5km về phía Đông Nam và cách TP. Hồ Chí Minh khoảng 100km về phía Tây, Tòa thánh Tây Ninh là nơi diễn ra những hoạt động tôn giáo quan trọng, nơi các tín đồ của đạo Cao Đài đến hành hương, thực hiện các nghi lễ trang trọng.
Sắc màu dân tộc trong Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng

Sắc màu dân tộc trong Lễ hội Quán Thế Âm ở Đà Nẵng

Sắc màu 54 - Minh Ngọc - 15:49, 18/03/2025
Lễ hội Quán Thế Âm là một trong những sự kiện văn hóa, tôn giáo lớn của Đà Nẵng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Với những hoạt động phong phú, lễ hội không chỉ là nơi để người dân chiêm bái, cầu an mà còn là dịp quảng bá giá trị văn hóa đặc trưng của vùng đất Ngũ Hành Sơn.