Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tiếp Đoàn đại biểu Ni giới Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Hà Nam bồi dưỡng nghiệp vụ về tín ngưỡng, tôn giáo; Khánh thành chùa Trúc Lâm đảo Trần giai đoạn 1 trên huyện đảo Cô Tô; Hội thảo về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa phi vật thể “Lượn Slương” của người Tày; Nâng cao năng lực bảo tồn nghề thủ công truyền thống chế tác mão, mặt nạ của đồng bào Khmer tại Trà Vinh và nghề dệt thổ cẩm của dân tộc Chăm tại An Giang... là những thông tin chính trong chuyên mục Dân tộc - Tôn giáo ngày 5/11 của Báo Dân tộc và Phát triển.
Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho chức sắc, chức việc của các tổ chức tôn giáo; Tổ chức Lễ hội Ok Om Bok năm 2023 vui tươi, lành mạnh, đoàn kết, tiết kiệm và an toàn; Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền và tôn giáo năm 2023; Hội nghị tuyên truyền pháp luật và tín ngưỡng, tôn giáo; Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ Nhất… là những tin chính trong Bản tin Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước, ngày 4/11.
Ở xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk có làng gốm thủ công của người Mnông. Đây là làng gốm cổ duy nhất còn lại trên địa bàn Tây Nguyên.
Gần 20 năm qua, Lễ hội Katê được tỉnh Bình Thuận phục dựng tại tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết) và trở thành một trong những lễ hội tiêu biểu được tỉnh lựa chọn để phát triển du lịch. Không chỉ đáp ứng nhu cầu tâm linh, tình cảm của đồng bào Chăm mà Lễ hội Katê còn góp phần quảng bá văn hóa, hình ảnh Bình Thuận đến với du khách trong nước và quốc tế.
Với những chính sách của Đảng, Nhà nước đầu tư toàn diện cho đồng bào DTTS rất ít người, đồng bào Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã định canh, định cư ổn định và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Sáng 30/9, tại quảng trường Bông Lúa (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) đã diễn ra Lễ khai mạc "Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái năm 2023" gắn với “Không gian xúc tiến, kết nối đầu tư, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, du lịch Hà Nội”.
Bản tin hôm nay, ngày 29/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân là mục tiêu cao nhất. Tuyên Quang: Thiết lập điểm hỗ trợ đồng bào DTTS ứng dụng CNTT. Người "giữ hồn" những điệu Then cổ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vừa được chính thức đi vào hoạt động từ cuối tháng 8/2023, tuy nhiên, Bảo tàng Biệt động Sài Gòn - Gia Định đã thành địa chỉ tham quan thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là các bạn trẻ trong thời gian gần đây. Cùng Báo Dân tộc và Phát triển khám phá bảo tàng duy nhất ở Việt Nam về lực lượng Biệt động Sài Gòn - Gia Định.
Với phương châm “ba bám, bốn cùng”, lực lượng Bội đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Kon Tum đã và đang triển khai nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả, từng bước giúp cho đồng bào DTTS ở khu vực biên giới vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
Dân tộc Xơ Đăng còn có tên gọi là Hđang, Kmrâng, Con lan, Brila. Đồng bào cư trú lâu đời ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên và vùng lân cận thuộc miền núi các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi.
Từ năm 2014 đến năm 2018, trên địa bàn huyện Kon Plông có gần hơn 1.000 hộ nghèo được trợ trồng cây cà phê theo Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh của tỉnh Kon Tum. Việc hỗ trợ trồng cà phê xứ lạnh không chỉ giúp các hộ vươn lên thoát nghèo mà còn góp phần làm thay đổi tập quán canh tác của đồng bào DTTS.
Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã góp phần thay đổi diện mạo kinh tế nông thôn vùng cao Lào Cai. Có thể thấy rõ nhất đó là các cơ sở sản xuất kinh doanh của nông dân đã chủ động đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại nhằm chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm. Từ đó tạo chỗ đứng bền vững cho các sản phẩm OCOP vùng cao trên thị trường.
Trước đây khi giao thông chưa thuận lợi, ngựa thồ là phương tiện chính trong việc đi lại, thồ hàng hóa của đồng bào Mông ở Lai Châu. Tiếng móng ngựa gõ đá xa gần trong mỗi dịp chợ phiên, tiếng ngựa hí vang sau một quãng đường dài vất vả đồng hành cùng bà con…
Lễ chào cờ là một trong những hoạt động mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái đã tổ chức chào mừng Kỷ niệm 78 năm Cách mạng tháng Tám, Quốc khánh 2/9. Phóng viên ghi lại những hình ảnh đẹp này tại Suối Giàng.
Sáng 2/9, nhiều địa phương đã trang trọng tổ chức lễ Thượng cờ Tổ quốc chào mừng 78 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Dẫu đã xa quê hương hơn 30 năm, nhưng cộng đồng người Mường ở thôn Hào Lý, xã Sa Loong, huyện biên giới Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum vẫn luôn duy trì đón Tết Độc lập. Đây là dịp đoàn viên của cộng đồng người Mường và cũng là lúc những nét văn hóa Mường được thể hiện rõ nét hơn.
Chỉ còn khoảng 1 tuần nữa, các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sẽ đồng loạt tổ chức Lễ khai giảng năm học 2023 - 2024. Những ngày này, các huyện miền núi trong tỉnh đang khẩn trương hoàn tất công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, ôn định đội ngũ cán bộ, giáo viên, để sẵn sàng bước vào năm học mới.
Con đường đến với các điểm trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh Sơn La có địa hình khó khăn, cách trở, dân cư sinh sống thưa thớt cùng với điều kiện sống vô cùng khó khăn thiếu thốn. Nhưng nơi này có những thầy cô giáo tuổi đời còn rất trẻ vẫn tình nguyện bám bản, bám rừng, vượt suối với hành trình đưa các em đến lớp đúng ngày khai giảng.
Hoàng Su Phì nằm ở phía Tây tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thành phố Hà Giang khoảng 110 km. Năm 2012, ruộng bậc thang tại 5 xã của huyện Hoàng Su Phì được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp chứng nhận Di tích quốc gia.
Được mệnh danh là “tiên cảnh xứ Nghệ”, Vườn quốc gia Pù Mát từ lâu đã là điểm du lịch, khám phá thiên nhiên nổi tiếng tại Nghệ An, được du khách trong và ngoài nước yêu thích. Bên cạnh việc tham quan, ngắm cảnh, thì tại đây còn rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí cho bạn thỏa sức trải nghiệm.