Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đắk Lắk: Hơn 1.300 tác phẩm tham gia Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột - Hội nhập và Phát triển”

Lê Hường - 17:49, 27/09/2023

Ngày 27/9, Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Buôn Ma Thuột - Hội nhập và Phát triển” năm 2023 tổ chức Lễ trao giải và khai mạc triển lãm ảnh với chủ đề “Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk hội nhập và phát triển”. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Minh Tấn; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và nhiều tác giải tham gia cuộc thi.

Hội Văn học Nghệ thuật và tặng Tỉnh ủy Đắk Lắk bức ảnh Bình minh trên hồ Ea Kao
Hội Văn học Nghệ thuật tặng Tỉnh ủy Đắk Lắk bức ảnh Bình minh trên hồ Ea Kao

Cuộc thi do Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk chủ trì, phối hợp với các sở, ngành trong tỉnh tổ chức, phát động vào ngày 3/8/2023 nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Nhiếp ảnh Việt Nam và hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8.

Các địa biểu, Ban giám khảo và tác giả tham dự buổi lễ
Các địa biểu, Ban giám khảo và tác giả tham dự buổi lễ

Cuộc thi nhằm thông tin, tuyên truyền về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Kế hoạch số 12665/KH-UBND ngày 23/12/2021 của UBND tỉnh Đắk Lắk. Đồng thời, quảng bá văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên, vùng đất, con người Đắk Lắk đến với bạn bè trong cả nước; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nghệ sỹ nhiếp ảnh trong và ngoài tỉnh sáng tác tác phẩm ảnh nghệ thuật về vùng đất, con người Đắk Lắk, góp phần thúc đẩy hoạt động Nhiếp ảnh trên địa bàn tỉnh. 

Ban Tổ chức trao chứng nhận cho tác giả của những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm
Ban Tổ chức trao chứng nhận cho tác giả của những tác phẩm được trưng bày tại triển lãm

Bên cạnh đó, cuộc thi còn góp phần định hướng sáng tác văn học nghệ thuật theo tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị, hướng cho văn nghệ sĩ bám sát, phản ánh trung thực tình hình phát triển, đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương trong thời kỳ hội nhập.

Đại biểu thưởng lãm tác phẩm trưng bày
Đại biểu thưởng lãm tác phẩm trưng bày

Sau hơn 6 tháng phát động, cuộc thi đã hu hút 102 tác giả ở 21 tỉnh thành tham dự với 1.322, trong đó có 1.255ảnh đơn và 67 ảnh bộ.

Ban Tổ chức cuộc thi đánh giá, hầu hết các tác phẩm dự thi đúng nội dung chủ đề, đề tài phong phú, đa dạng từ phong cảnh, chân dung đến văn hóa, tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội … của Tp.Buôn Ma Thuột và các địa phương trong tỉnh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Minh Tấn và Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Chiến Thắng trao giải Nhất cho tác giả Tôn Thất Tuấn Ninh
Phó Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Phạm Minh Tấn và Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Huỳnh Chiến Thắng trao giải Nhất cho tác giả Tôn Thất Tuấn Ninh

Qua nhiều vòng chấm, Ban Giám khảo đã chọn ra bộ hình triển lãm gồm 92 tác phẩm gồm 14 ảnh bộ và 78 ảnh đơn của 43 tác giả để trưng bày. Đồng thời, chọn 12 tác phẩm xuất sắc để trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải 3, 7 giải khuyến khích của 9 tác giả. Bộ ảnh “Quy trình chế biến cà phê” của tác giả Tôn Thất Tuấn Ninh (Đắk Lắk) đoạt giải Nhất cuộc thi.

Tác giả Tôn Thất Tuấn Ninh bên tác phẩm “Quy trình chế biến cà phê”
Tác giả Tôn Thất Tuấn Ninh bên tác phẩm “Quy trình chế biến cà phê”

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng trao một số giải phụ như tác phẩm chụp về đề tài cà phê đẹp nhất; tác phẩm chụp về Bảo tàng Thế giới cà phê đẹp nhất; tác phẩm được bình chọn nhiều nhất…

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk Niê Thanh Mai cho biết: Đây là lần đầu tiên Hội VHNT Đắk Lắk chủ trì tổ chức cuộc thi cấp tỉnh, mở rộng cho các nghệ sĩ nhiếp ảnh cả nước tham gia, nhưng cuộc thi đã thu hút được số lượng lớn tác phẩm của các tác giả đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước. Ban Tổ chức đã mời các nghệ sĩ nhiếp ảnh hàng đầu và uy tín của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tham gia Ban giám khảo.

Qua thời gian làm việc nghiêm túc, BGK chấm độc lập và những cuộc hội ý rất khách quan, nghiêm túc, BTC vui mừng trước những thành quả bước đầu của cuộc thi. Qua ống kính máy ảnh và cảm nhận cùng đam mê nghệ thuật, các nghệ sĩ nhiếp ảnh và các tác giả đã ghi lại những hình ảnh đặc sắc về vùng đất, con người Đắk Lắk. Điều đó đã góp phần quảng bá văn hóa, vẻ đẹp thiên nhiên, vùng đất, con người Đắk Lắk đến với bạn bè trong nước và quốc tế.

Nhân dịp này, Ban Tổ chức cuộc thi cũng dành tặng 2 suất học bổng, mỗi suất 1 triệu đồng cho 2 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nỗ lực trong học tập. Triển lãm được trưng bày tại Không gian Ban Mê ART, tầng 2, Trung tâm Phát hành phim và chiếu bóng tỉnh Đắk Lắk, dự kiến trong 1 tháng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Phục dựng nhiều nghi lễ truyền thống gắn với phát triển du lịch (Bài 3)

Bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các DTTS thông qua lễ hội ở Gia Lai: Phục dựng nhiều nghi lễ truyền thống gắn với phát triển du lịch (Bài 3)

Thực hiện Dự án 6 "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai đã tổ chức các hoạt động văn hóa, trong đó có phục dựng, tái hiện các nghi lễ truyền thống của đồng bào các DTTS, qua đó, tạo động lực để đồng bào DTTS giữ gìn văn hóa truyền thống đặc sắc gắn với phát triển du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.
Tin nổi bật trang chủ
Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

Quảng Ngãi: Phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 năm 2024

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa gửi Tờ trình số 194/TTr-UBND đến HĐND tỉnh về việc đề nghị ban hành Nghị quyết giao kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 nguồn ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025.
Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Lan tỏa giá trị văn hóa của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào

Thời sự - PV - 9 giờ trước
Trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị cấp cao Chủ tịch Quốc hội 3 nước Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV), thăm và làm việc tại Lào, sáng 7/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đến thăm và làm việc tại Công ty Star Telecom.
Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thủ tướng chủ trì hội nghị tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng

Thời sự - PV - 10 giờ trước
Sáng 7/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn về tăng trưởng tín dụng cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Bước tiến mới của lĩnh vực công tác dân tộc: Đột phá về tư duy làm chính sách (Bài 3)

Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 với những đột phá về tư duy làm chính sách, đã được Quốc hội khóa XIV thông qua tại Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019, vừa đúng 1 năm sau khi có Nghị quyết số 74/2018/QH14 ngày 20/11/2018. Điều này cho thấy, sự thống nhất và tinh thần trách nhiệm cao của cả hệ thống chính trị trong thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Kbang (Gia Lai): Quan tâm, phát huy vai trò Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Huyện Kbang, tỉnh Gia Lai hiện có 76 Người có uy tín trong đồng bào DTTS; thành phần chủ yếu là già làng, trưởng, phó thôn, cán bộ hưu trí, trưởng dòng họ...
Tin trong ngày - 6/12/2023

Tin trong ngày - 6/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Việt Nam lần thứ 4 được vinh danh là Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới. Ngô không ra hạt, nông dân Sơn La mất mùa. Thầy giáo trẻ truyền lửa bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc Thái. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Điện Biên: Phát huy vai trò của Người có uy tín

Người có uy tín với cộng đồng - Bích Phương - 11 giờ trước
Toàn tỉnh Điện Biên hiện có 1.557 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Những năm qua, Người có uy tín đã gương mẫu, đi đầu trong vận động Nhân dân hăng hái tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư; tham gia giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường; tích cực tuyên truyền, giáo dục đối tượng vi phạm pháp luật tại cộng đồng...
Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Phú Yên: Cây mắc ca mở lối thoát nghèo cho người dân miền núi

Những năm gần đây, tại các huyện miền núi tỉnh Phú Yên đã chú trọng phát triển cây mắc ca, nhiều người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng mắc ca, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Phú Yên dành nguồn lực để hỗ trợ người dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất. Vì thế, cây mắc ca được kỳ vọng sẽ trở thành cây mở lối thoát nghèo bền vững cho người miền núi Phú Yên.
Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nghệ An: Đẩy mạnh phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS

Nhờ nguồn kinh phí thực hiện Dự án 7 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) mà từ năm 2022 trở lại đây, công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ở các huyện miền núi của tỉnh Nghệ An đã và đang đạt được những bước tiến mới.
Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA ở Hòa Bình: Quan tâm đầu tư những thôn, bản khó khăn nhất (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 11 giờ trước
Hoà Bình là 1/5 tỉnh được thụ hưởng nguồn vốn thực hiện Dự án “Hỗ trợ các xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc Chương trình 135” sử dụng vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen. Đây là nguồn lực quan trọng giúp tỉnh Hòa Bình xây dựng các công trình hạ tầng tại xã, thôn bản ĐBKK, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS.
Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên trước cơ hội mới : Người làm thổ cẩm không còn đơn độc (Bài 1)

Bên cạnh không gian văn hóa cồng chiêng và hệ thống nghi lễ, lễ hội, thổ cẩm các dân tộc Tây Nguyên mang những nét riêng đặc sắc. Thổ cẩm không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, mà còn là sợi dây gắn kết tình thân. Cùng với sự trợ lực về chính sách của Nhà nước, việc triển khai phù hợp thực tế của địa phương và sự nỗ lực của nghệ nhân, thổ cẩm đang đứng trước những cơ hội mới, tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.