Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang lần thứ III nhiệm kỳ 2022 - 2027

N.Tâm - H.Diễm - 15:01, 28/07/2022

Ngày 28/7, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Hậu Giang, Đại hội đại biểu Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang lần thứ III nhiệm kỳ 2022 - 2027 đã chính thức khai mạc, với sự tham dự của 250 đại biểu.

Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chúc mừng Đại hội thành công
Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu chúc mừng Đại hội thành công

Chứng minh và tham dự có: Hòa thượng Đào Như - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam TP. Cần Thơ, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ; Hòa thương Tăng Nô - Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Hội phó Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng; Hòa thượng Thạch Sok Xane - Trưởng Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Trà Vinh, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Trà Vinh; Đại đức Danh Tuấn - Ủy viên Hội đồng trị sự, Phó trưởng Ban Trị sự GHPG tỉnh Hậu Giang, Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang; đại diện Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước các tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Trà Vinh cùng quý chư Tôn đức, đại diện Ban Quản trị của 15 chùa Phật giáo Nam tông Khmer trong tỉnh Hậu Giang tham dự.

 Ông Nguyễn Hoàng Triệu - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh trao lẵng hoa chúc mừng Đại hội
Ông Nguyễn Hoàng Triệu - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh trao lẵng hoa chúc mừng Đại hội

Về phía lãnh đạo Trung ương và tỉnh có: Ông Tào Việt Thắng - Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Địa phương III - Ủy ban Dân tộc; ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hậu Giang và đại diện cơ quan ban, ngành các cấp đồng tham dự.

Đại biểu là sư sãi tham dự Đại hội
Đại biểu là sư sãi tham dự Đại hội

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang là tổ chức tự nguyện của giới sư sãi, Ban Quản trị gắn bó mật thiết với đồng bào dân tộc Khmer, là thành viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam. Địa bàn hoạt động Phật sự của Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang trên 8 đơn vị hành chính, hoạt động chủ yếu trong đồng bào dân tộc Khmer với trên 27.000 người, chiếm tỷ lệ 3,5% dân số toàn tỉnh. Hiện tỉnh có 15 chùa hệ Phật giáo Nam tông Khmer, tập trung ở các huyện Long Mỹ, Vị Thủy, Châu Thành A và Tp. Vị Thanh. Toàn tỉnh có 125 vị sư sãi (trong đó có 1 vị Thượng tọa, 25 vị Đại đức, 37 vị Tỳ kheo và 66 vị là Sadi).

Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh Hậu Giang đến tập thể Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước
Ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trao Bằng khen của UBND tỉnh Hậu Giang đến tập thể Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước

Trong nhiệm kỳ qua, Hội đã thực hiện khá tốt công tác từ thiện xã hội, tích cực vận động Phật tử gần xa giúp đỡ đồng bào Khmer nghèo và các sư sãi trong chùa có hoàn cảnh khó khăn, sinh viên là con em đồng bào Khmer đang theo học tại Trường Đại học Cần Thơ; thường xuyên tuyên truyền vận động đồng bào thực hiện theo chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Về hoạt động văn hóa văn nghệ, luôn được quan tâm, để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, Hội đã phối hợp cùng Trường Văn hóa nghiệp vụ tỉnh Hậu Giang khai giảng nhiều lớp ca múa A Day, nhạc ngũ âm... để phục vụ các lễ hội của dân tộc. Bên cạnh đó, hằng năm, Hội đều hướng dẫn các chùa và đồng bào thực hiện các nghi lễ truyền thống trong dịp lễ, Tết.

Ông Lê Văn Sơn - Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang trao Bằng khen đến 9 cá nhân
Ông Lê Văn Sơn - Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang trao Bằng khen đến 9 cá nhân

Về giáo dục, đến nay 15/15 chùa Nam tông Khmer trên địa bàn đã có kinh Tam Tạng nhằm nghiên cứu triết lý Phật giáo và hoằng dương chánh pháp. Cùng với đó, để đào tạo đội ngũ kế thừa và phát triển Phật học lẫn thế học, Hội đã tạo điều kiện để các vị tăng sinh được tham gia các lớp Pali giáo lý. Trong nhiệm kỳ qua, đã đưa đi học ở Trường Bổ túc văn hóa Pali Sóc Trăng được 1 vị; học tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer quận Ô Môn, TP. Cần Thơ 1 vị và học tại Trường Trung cấp Pali Trà Vinh. Đồng thời, mỗi năm và dịp Hè, Hội vận động khoảng 200 em học sinh là con em đồng bào dân tộc Khmer đến chùa học tiếng nói chữ viết của dân tộc mình.

Phát biểu chúc mừng thành công Đại hội ông Trần Văn Huyến - Phó Bí thư Thường trực tỉnh Hầu Giang nhấn mạnh đây là sự kiện hết quan trọng, diễn ra trong thời điểm cả tỉnh đã ra sức thi đua thực hiện các Nghị quyết, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2020 - 2025. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022, tăng 11% đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 8 cả nước. Đời sống đồng bào ngày càng phát triển.

Ban Chấp hành và Ban Thường trực Hội nhiệm kỳ III (2022 - 2027) ra mắt đại hội. Đại Đức Danh Tuấn (người cầm micro) - Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước phát biểu hạ quyết tâm trước Đại hội
Ban Chấp hành và Ban Thường trực Hội nhiệm kỳ III (2022 - 2027) ra mắt đại hội. Đại Đức Danh Tuấn (người cầm micro) - Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước phát biểu hạ quyết tâm trước Đại hội

Đạt được kết quả đó, có sự đóng góp không nhỏ của các vị sư sãi, chức sắc và đồng bào dân tộc Khmer trong tỉnh. Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh đã thể hiện tốt vai trò trung tâm đoàn kết, vận động đồng bào Khmer tích cực lao động sản xuất, tuyên truyền giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Hội còn góp phần quan trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vận động đoàn kết sư sãi, Phật tử sống tốt đời đẹp đạo. Các nhà sư đã lồng ghép lời dạy của Phật với việc tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến Phật tử bằng ngôn ngữ riêng của mình, nhằm phát huy truyền thống đoàn kết của 3 dân tộc anh em Kinh -Hoa - Khmer trong sự phát triển của cộng đồng, xây dựng và phát triển quê hương.

Một tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội
Một tiết mục văn nghệ chào mừng Đại hội

Trong thời gian tới, rất mong Hội sẽ tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước hòa hợp dân tộc, đoàn kết vượt khó vươn lên thoát nghèo, tích cực tham gia bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Chung sức đồng lòng với chính quyền địa phương thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2045, mở ra thời cơ và sự phát triển của các DTTS. Xây dựng quê hương Hậu Giang giàu đẹp, người dân Hậu Giang ấm no hạnh phúc

Sau phiên trù bị (ngày 27/7), Đại hội đã thống nhất suy cử 33 thành viên có đạo hành, năng lực lãnh đạo, nhiệt tâm, nhiệt tình trong hoạt động Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh nhiệm kỳ 2022 - 2027; suy cử vào Ban Chấp hành Thường trực Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước có 7 vị, ủy viên 26 vị. Đại đức Danh Tuấn tiếp tục được suy cử làm Hội trưởng Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Hậu Giang, nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Đội thiếu nhi dân tộc Khmer biểu diễn nhạc ngũ âm chào mừng Đại hội
Đội thiếu nhi dân tộc Khmer biểu diễn nhạc ngũ âm chào mừng Đại hội

Tại Đại hội, UBND tỉnh Hậu Giang đã trao Bằng khen cho 1 tập thể và 4 cá nhân trong Ban Chấp hành Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì có thành tích xuất sắc trong công tác hoạt động của Hội giai đoạn 2015 - 2020.

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hậu Giang cũng đã trao Bằng khen cho 9 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác hoạt động Hội giai đoạn 2015 - 2022.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự

Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc một số dự án luật về an ninh, trật tự

Chống diễn biến hòa bình - PV - 4 giờ trước
Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và quá trình hội nhập quốc tế, việc bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong xây dựng các dự án luật là yêu cầu khách quan.
Những trò chơi thú vị tại nhà cùng con nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Những trò chơi thú vị tại nhà cùng con nhân Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6

Photo - Ngân Nhi - 4 giờ trước
Quốc tế thiếu nhi là một ngày ý nghĩa đối với trẻ em. Vào dịp này, bên cạnh việc đưa trẻ đi chơi, bố mẹ có thể dành thời gian cùng chơi với trẻ những trò chơi thú vị tại nhà, như: Cùng làm đồ thủ công, vẽ tranh, đọc sách, cùng trẻ chuẩn bị một bữa ăn...
Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ thiếu nhi Hè 2023

Nhiều chương trình nghệ thuật hấp dẫn phục vụ thiếu nhi Hè 2023

Giải trí - PV - 4 giờ trước
"Tấm Cám", "Cây tre trăm đốt", "Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn"... sẽ mang một màu sắc mới trong các vở kịch xiếc, kịch nói được dàn dựng công phu, sinh động và cuốn hút phục vụ khán giả nhí Hè 2023.
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cấp bách giảm ùn ứ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp cấp bách giảm ùn ứ, thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại cửa khẩu biên giới phía Bắc

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 10 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 492/CĐ-TTg ngày 31/5/2023 về việc chủ động triển khai các biện pháp cấp bách nhằm giảm ùn ứ và thúc đẩy xuất khẩu nông sản tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Mang Tết thiếu nhi 1/6 đến với trẻ em khu vực biên giới

Mang Tết thiếu nhi 1/6 đến với trẻ em khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Anh Trúc - 10 giờ trước
Ngày 31/5, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế La Lay (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) phối hợp với các mạnh thường quân tổ chức Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 cho các cháu học sinh khu vực biên giới Việt - Lào.
Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Chợ phiên Xín Cái nằm cách đường biên giới khoảng 500m, thuộc thôn Lùng Vần Chải, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ phiên Xín Cái là một trong những khu chợ đặc biệt, bởi nơi đây có khung lịch họp chợ vô cùng kì lạ, chợ chỉ họp 1 lần 1 tuần và theo lịch lùi.
Phụ nữ Mông ở Nậm Pồ luôn tự hào với nét đẹp trang phục truyền thống

Phụ nữ Mông ở Nậm Pồ luôn tự hào với nét đẹp trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Đỗ Thành Trung - 17 giờ trước
Trên địa bàn huyện Nậm Pồ (Điện Biên), dân tộc Mông chiếm gần 70%, có 5 nhóm (Mông Đen, Mông Đỏ, Mông Trắng, Mông Xanh, Mông Hoa), trong đó nhóm Mông Hoa (Mông Lềnh) sinh sống chủ yếu ở các xã Nậm Tin, Chà Cang, Nà Khoa... Người Mông Hoa hiện vẫn gìn giữ được nhiều phong tục, tập quán truyền thống, trong đó có nghề thêu, may trang phục dân tộc.
Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Đặc sắc chợ phiên Xín Cái

Media - Vàng Ni - 18 giờ trước
Chợ phiên Xín Cái nằm cách đường biên giới khoảng 500m, thuộc thôn Lùng Vần Chải, xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Chợ phiên Xín Cái là một trong những khu chợ đặc biệt, bởi nơi đây có khung lịch họp chợ vô cùng kì lạ, chợ chỉ họp 1 lần 1 tuần và theo lịch lùi.
Làng mới ở Sơn Bua

Làng mới ở Sơn Bua

Phóng sự - Tiêu Dao - 18 giờ trước
Dự án Làng thanh niên lập nghiệp Sơn Bua (xã Sơn Bua, huyện Sơn Tây, Quảng Ngãi) là 1 trong 15 làng thanh niên lập nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Sau gần 5 năm thành lập, đến nay, Làng đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế, ổn định đời sống của thanh niên các DTTS tại đây.
Độc tố Botulinum - Những điều cần lưu ý

Độc tố Botulinum - Những điều cần lưu ý

Sức khỏe - Như Ý - 18 giờ trước
Thời gian gần đây, nước ta xảy ra liên tiếp nhiều vụ ngộ độc có liên quan tới Botulinum. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn chưa biết độc tố này nguy hiểm đến mức nào và thường có trong những thực phẩm nào để phòng tránh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về độc tố Botulinum nhé.
Họa sĩ nhí người dân tộc Tày đoạt giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023

Họa sĩ nhí người dân tộc Tày đoạt giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023

Sắc màu 54 - Trương Vui - Thúy Hồng - 20:05, 31/05/2023
Chiều 31/5, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Báo Thể thao và Văn hóa thuộc Thông tấn xã Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023.