Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước chăm lo đời sống đồng bào Khmer

Song Vy - 23:14, 10/06/2022

Trà Cú là huyện có tỷ lệ đồng bào Khmer sinh sống đông nhất tỉnh Trà Vinh, chiếm hơn 62% dân số toàn huyện. Cùng chia sẻ khó khăn với địa phương, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước huyện đã có nhiều hoạt động thiết thực, hỗ trợ đồng bào trong các phum, sóc vượt qua khó khăn.

Hoà thượng Kim Ngọc Toàn (Người cầm bảng bên trái) cùng các thành viên trong Hội đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Trà Cú trao nhà cho hộ gia đình Khner khó khăn về nhà ở
Hoà thượng Kim Ngọc Toàn (Người cầm bảng bên trái) cùng các thành viên trong Hội đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Trà Cú trao nhà cho hộ gia đình Khner khó khăn về nhà ở

Thông qua vai trò của các vị chức sắc tôn giáo và Người có uy tín trong đồng bào DTTS, các vị luôn hoàn thành tốt vai trò là “cầu nối”, là nhân tố tích cực trong việc triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào Khmer, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương ngày càng tiến bộ.

Qua những hoạt động thiện nguyện của các vị, đã có hàng chục căn nhà an cư cho các dân tộc Khmer khó khăn về ở, nhiều phần quà ý nghĩa kịp đến với các hoàn cảnh khó khăn.

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Thạch Hoel và bà Thạch Thị Bình, cư ngụ tại ấp Con Lọp, xã Tân Hiệp, được Hội hỗ trợ nhà vào đầu tháng 5/2022. Trong niềm vui vì có căn nhà mới, ông Thạch Hoel xúc động: “Theo phong tục người Khmer, phật tử chúng tôi phải cúng dường, công đức xây dựng, sửa chữa chùa. Vậy mà bây giờ, chúng tôi phải để các Sư lo ngược lại cho mình chỗ ở, đây là phước lớn của chúng tôi, mà cũng là muốn nhắc nhở chúng tôi, nhất là lớp thanh niên trẻ, phải lo làm ăn và chăm lo cuộc sống lâu dài, chứ để đến già không còn sức lao động sẽ tạo gánh nặng cho các Sư và cộng đồng.”

Hội đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Trà Cú thường xuyên vận động mạnh thường quân các nhu yếu phẩm để kịp thời hỗ trợ đồng bào
Ngoài trao tặng nhà, Hội đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Trà Cú còn thường xuyên vận động mạnh thường quân, ủng hộ các nhu yếu phẩm để kịp thời hỗ trợ đồng bào

Có mặt chứng kiến Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước huyện Trà Cú trao căn nhà thứ 24  cho ông Trần Hoa tại ấp Rạch Cá, xã Hàm Tân. Cảm nhận niềm vui, xúc động của gia đình ông khi được trao căn nhà mới  xây dựng khang trang. Ông Hoa bộc bạch: Chúng tôi nguyện sẻ cố gắng sống vui, sống tốt để làm gương cho con cháu noi theo.

Đây chỉ là niềm vui, niềm hạnh phúc của hai trường hợp được nhận nhà gần nhất, từ Hội đoàn kết sư sãi yêu nước của huyện, còn nhiều gia đình được nhận nhà trước đó cũng có hoàn cảnh khó khăn không kém, họ càng khó khăn về nhà ở, thì khi nhận được nhà mới càng có ý nghĩa và trân quí tấm lòng của các nhà Sư.

Hòa thượng Kim Ngọc Toàn, Hội trưởng, Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước huyện Trà Cú cho biết, phát huy truyền thống sống theo phương châm “tốt đời, đẹp đạo”, cái khổ, cái thiếu của phật tử nhà tu hành phải chung tay chia sẻ. Riêng trong tháng 4, để chào đón tết cổ truyền của dân tộc Khmer, các thành viên trong Hội đã tích cực vận động xây dựng và trao được 2 căn nhà cho hộ khó khăn Lâm Thị Cần ở xã Thanh Sơn và hộ của bà Thạch Thị Thanh Ly (xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh). Vừa đón năm mới, vừa có nhà mới phật tử vui mừng, phấn khởi phum sóc cũng rộn ràng hơn.

Hoà thượng Kim Ngọc Toàn cho biết: Tính đến đầu tháng 6/2022, Hội đã trao căn nhà thứ 24 và đang xây dựng căn số 25. Mỗi căn nhà trị giá 50 triệu đồng, phật tử nào có khả năng thì bù thêm cho nhà khang trang. Hội quan tâm đến các phật tử gia đình neo đơn, không còn sức lao động sẽ ưu tiên hỗ trợ nhà trước, để mọi người an lạc ở tuổi già. "Trong thời gian tới, Hoà thượng cùng các vị trong Hội, tiếp tục rà soát và vận động mạnh thường quân lo nhà cho các đối tượng khó khăn, Hội mong là sẽ bớt gánh nặng cho địa phương, và có thêm một gia đình an cư.”, Hòa thượng Kiem Ngọc Toàn nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Tin nổi bật trang chủ
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên sẽ diễn ra vào cuối tháng 4

Sắc màu 54 - Minh Anh - 4 phút trước
Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà - Đậm đà bản sắc” sẽ diễn ra vào cuối tháng 4/2025, với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.
Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Đại Giới Đàn Trí Tấn khu vực Đông Nam Bộ lần thứ I năm 2025 thành công tốt đẹp

Dân tộc - Tôn giáo - Duy Chí - 7 phút trước
Lần đầu tiên tỉnh Bình Dương tổ chức thí điểm Đại giới đàn Trí Tấn, thu hút 400 giới tử đến từ 5 tỉnh thành khu vực Đông Nam Bộ. Trải qua kỳ thi quan trọng về Kinh, Luật, Luận để được công nhận Tì Kheo, Sa Di, tiếp tục gìn giữ, vun đắp giáo pháp, giáo luật Phật Giáo.
Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Quảng Trị: Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công vùng sâu, vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Ngân - 22 phút trước
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ký ban hành quyết định phê duyệt dự án “Cải thiện điều kiện tiếp cận dịch vụ công trực tuyến cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS sinh sống”.
Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Du lịch Việt - Sự kết hợp hài hòa dịch vụ cao cấp với văn hóa bản địa độc đáo chinh phục giới ‘tinh hoa’

Sự kiện - Bình luận - Minh Nhật - 24 phút trước
Việt Nam đang dần khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch cao cấp toàn cầu nhờ sự kết hợp hài hòa giữa dịch vụ đẳng cấp và bản sắc văn hóa độc đáo.
Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Ninh Bình chuẩn bị cho Tuần lễ “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”

Du lịch - Quỳnh Trâm - 33 phút trước
UBND tỉnh Ninh Bình vừa ban hành Kế hoạch số 70/KH-UBND, chính thức khởi động công tác chuẩn bị cho Tuần Du lịch Ninh Bình năm 2025 với chủ đề “Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An”.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Quảng Nam: Xử phạt 2 người nước ngoài buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô

Pháp luật - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Công an Quảng Nam đã xác minh, xử phạt 2 người nước ngoài có hành vi buông cả 2 tay khi điều khiển mô tô lưu thông trên đường ven biển.
Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Gùi góp gạo trong tang ma của người M’nông

Văn hóa dân tộc - PV - 3 giờ trước
Chiếc gùi là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Trong đó, đồng bào M’nông ở huyện Lắk có một loại gùi độc đáo: gùi dùng để góp gạo trong tang ma.
Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai

Tin tức - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành Quyết định 835/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn phường Pom Hán, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 4 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 4 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.