Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi là tâm huyết, là mong muốn của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trong các thời kỳ. Vì thế, bên cạnh chính sách của Trung ương, tỉnh Khánh Hòa còn triển khai nhiều chương trình, dự án đặc thù để thúc đẩy phát triển vùng “lõi nghèo” của tỉnh. Chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đã nhấn mạnh sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cũng như chủ trương luôn ưu tiên nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Cao Bằng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc trong tình hình mới. Nhiều chương trình, chính sách dân tộc được triển khai đã hỗ trợ mạnh mẽ cho đồng bào DTTS trên các lĩnh vực, nhờ đó, đời sống kinh tế - xã hội vùng DTTS trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tình hình mới. Nhiều chương trình chính sách dân tộc, cùng các chương trình MTQG được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Ủy ban Dân tộc tổ chức Lớp tập huấn nhằm trang bị cho các trưởng thôn, Người có uy tín những kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác đối ngoại, công tác dân tộc; thông tin về công tác đối ngoại và công tác dân tộc ở khu vực biên giới; về cách ứng xử và xử lý các vụ việc xảy ra ở vùng biên giới...
Trong 2 ngày 3 - 4/11, Vụ Công tác dân tộc địa phương thuộc Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Kiên giang tổ chức Hội nghị tập huấn về “Thông tin đối ngoại cho Người có uy tín, Trưởng thôn, bản và cán bộ làm công tác dân tộc tại tỉnh Kiên Giang năm 2022”.
Giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề cấp bách ở địa bàn này. Ngoài quyết tâm của cả hệ thống chính trị, thì việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/NĐ-CP về công tác dân tộc (CTDT) để định hướng tổ chức thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) là cấp thiết.
Sau hơn 10 năm triển khai, Nghị định 05/NĐ-CP về Công tác dân tộc (CTDT) cơ bản đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử trong việc định hướng tổ chức thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) giai đoạn 2011 - 2021. Nhưng hiện nhiều nội dung trong Nghị định đã không còn đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn về lĩnh vực CTDT, CSDT trong tình hình mới.
Việc thực hiện hiệu quả 13 nhóm chính sách trong Nghị định 05/2011/NĐ-CP, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi đã từng bước được cải thiện. Niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và Nhà nước càng được củng có, tăng cường hơn từ việc phát huy vai trò của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS, từ đó xây dựng khối đại đoàn kết vững chắc.
Tin tức -
An Yên -
18:33, 02/11/2022 Sáng 2/11, tại Tp. Vinh (Nghệ An) Học viện Dân tộc đã tổ chức khai giảng lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc cho cán bộ, công chức Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào xây dựng đất nước, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Việc thực hiện hiệu quả Nghị định 05/NĐ-CP đã thúc đẩy sự phát triển của vùng đồng bào DTTS và miền núi, góp phần đưa Việt Nam sớm đạt các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc. Thành tựu này là nền tảng để thực hiện chính sách dân tộc (CSDT) trong giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc (CTDT) sau khi ra đời, đã đảm đương sứ mệnh lịch sử. Sau hơn 10 năm thực hiện, Nghị định đã định hướng tổ chức thực hiện hệ thống chính sách dân tộc (CSDT) một cách thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng tốt yêu cầu thực tế.
Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 là văn bản pháp lý cao nhất về công tác dân tộc. Với việc thực hiện hiệu quả 13 nhóm chính sách trong Nghị định, đã góp phần thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc trong tình hình mới, Ủy ban Dân tộc đang xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, với kỳ vọng tạo đột phá cho lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới.
Những gam màu tươi sáng ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đang dần xuất hiện, tạo nên “bức tranh” vùng cao đổi mới bừng lên sắc thắm đáng mừng. Đó là minh chứng rõ rệt cho những chủ trương đúng đắn của Đảng, tạo được niềm tin sâu sắc, khắc ghi ơn Đảng trong mỗi trái tim đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Phú Thọ.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ III, năm 2019, về đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh; Quyết định số 786/QĐ- ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; ngày 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.
Sau khi Bộ Chính trị khóa XII có Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019, Đảng, Nhà nước ta tiếp tục ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Lĩnh vực công tác dân tộc bước vào giai đoạn phát triển mới, với yêu cầu cao hơn, nhiều thử thách nhưng cũng đầy kỳ vọng.
Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), thời gian qua, việc triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng trong việc đưa chủ trương, chính sách vào cuộc sống.
LTS: Trải qua 20 năm xây dựng và Phát triển, Báo Dân tộc và Phát triển đã có nhiều đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung, của vùng đồng bào DTTS và miền núi nói riêng. Báo là phương tiện chuyển tải hiệu quả chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương về lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc; đồng thời là kênh tuyên truyền, vận động quần chúng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cả hệ thống chính trị. Với đồng bào, Báo là người bạn đồng hành, có tiếng nói vừa ân tình, vừa sâu sắc trong quá trình tăng cường củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành Kế hoạch thực hiện chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh.
Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Phú Thọ do ông Cầm Hà Chung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn vừa có chuyến thăm, làm việc và trao đổi kinh nghiệm tham mưu, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 tại tỉnh Bắc Giang.
Ngày 14/10, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), bà Lương Thị Việt Yến - Phó vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã thân mật gặp mặt đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa. Cùng tiếp Đoàn còn có lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT.