Kinh tế -
Hà Anh -
09:02, 20/10/2021 Việc ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ cao vào sản xuất, giúp những sản phẩm nông nghiệp tại Bắc Ninh ngày càng nâng cao chất lượng, sản lượng..., qua đó tăng hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Chính phủ Australia, trong khuôn khổ Chương trình Đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Australia (Aus4Innovation) hợp tác với Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã công bố tài trợ gần 1,4 triệu AUD (tương đương hơn 1 triệu USD) cho 4 dự án ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực chuyển đổi số.
Kinh tế -
Hoàng Quý -
11:50, 18/08/2021 Với nỗ lực nhằm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người nông dân từ sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chuyển sang sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị và ứng dụng công nghệ cao... lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Yên Bái đã và đang có bước phát triển ổn định, nâng cao thu nhập cho người dân.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an thành phố Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, cơ quan công an đã xử lý nhiều nguồn tin về nhóm đối tượng thực hiện hành vi gửi hàng loạt các thư điện tử (email) rác tới các hòm thư điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam với nội dung đe dọa đã chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân và đòi tiền chuộc bằng tiền điện tử (Bitcoin) nếu không sẽ phát tán thông tin lên trên mạng Internet.
Ngày 15/5, theo nguồn tin từ Công an thành phố Hà Nội, thời gian qua, Công an thành phố đã nhận được các tin báo tố giác tội phạm về việc người dân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản với số tiền đặc biệt lớn (từ hàng trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng) khi tham gia đầu tư vào các sàn kinh doanh vàng ảo, giao dịch ngoại hối (Forex) trên không gian mạng.
Ngày 19/4, UBND tỉnh Long An tổ chức Tọa đàm “Định hướng phát triển vùng kinh tế công nghệ cao”, để các chuyên gia, nhà kinh tế, nhà quản lý, doanh nghiệp hiến kế cho Long An định hướng phát triển và thu hút đầu tư vào vùng kinh tế công nghệ cao.
Tỉnh Tây Ninh đang chủ trương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, chú trọng bảo vệ môi trường, hướng đến việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng thế mạnh, tăng giá trị sản xuất cho người dân.
Cùng với việc kiên trì bám biển, nhiều ngư dân tại Khánh Hòa đã bắt đầu áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật công nghệ cao vào hoạt động đánh bắt hải sản xa bờ. Những công nghệ mới đã giúp họ tiếp cận rộng hơn với nguồn lợi thủy sản, doanh thu cho mỗi chuyến đi biển, góp phần thay đổi đời sống kinh tế và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu nhằm giải quyết việc làm và thu nhập cho các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các huyện ven biển tỉnh Hà Tĩnh” được triển khai từ năm 2016, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực. Qua thực hiện Dự án, nhiều người dân đã có thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống...
Sau 5 năm tiến hành trồng thử nghiệm sâm Ngọc Linh dưới chân núi Langbiang, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) theo hướng công nghệ cao, cây sâm đã nở hoa kết hạt, chứng minh khả năng sinh trưởng, phát triển và hiệu quả tốt tại vùng đất mới này.
Chị Đàng Thuận Khánh Ly là phụ nữ dân tộc Chăm đầu tiên ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đầu tư vốn liếng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Qua hơn một năm đưa mô hình vào hoạt động, chị đã thu hoạch dưa lưới, măng tây xanh sản xuất theo hướng hữu cơ sinh học cung cấp cho thị trường trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Với tài nguyên rừng đa dạng và phong phú, trong xu thế hội nhập hiện nay đã và đang đặt ra các yêu cầu và thách thức phát triển công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong nghiên cứu đẩy mạnh lĩnh vực lâm nghiệp.
Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, thời gian gần đây, nông dân huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã và đang tăng cường áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Qua đó, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân trên cùng diện tích sản xuất.
Hưởng ứng tham gia mô hình trồng mới và đốn tỉa cải tạo cây mận Tả Van, gia đình anh Vàng Seo Dìn, dân tộc Mông, ở thôn Sừ Mừn Khang, xã Tả Van Chư, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã xây dựng được mô hình trồng cây mận Tả Van theo công nghệ cao, đem lại hiệu quả kinh tế.
Bước đầu triển khai thực hiện Ðề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015- 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã có những kết quả tích cực. Đặc biệt trong lĩnh vực ứng dụng khoa học, công nghệ, hỗ trợ sản xuất thì khái niệm “nông nghiệp công nghệ cao” đã được áp dụng tại một số mô hình cho tín hiệu khả quan.
Ở Tây Ninh, có tới 70% người dân sống bằng nghề làm nông nghiệp. Tuy nhiên, sản phẩm từ những cây trồng lâu nay như: mía, mì hay cao su, giá cả bấp bênh, không mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng. Vì vậy, từ năm 2017, tỉnh Tây Ninh đã tập trung để triển khai chương trình nông nghiệp công nghệ cao, gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, giúp cho nông dân trong tỉnh nâng cao chất lượng nông sản, tăng giá trị thu nhập.
Cuối tháng 8 vừa qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã mời 100 trí thức người Việt ở nước ngoài về nước để chia sẻ về phát triển công nghệ. Trong khuôn khổ của Chương trình này, nhiều chuyên gia đã chia sẻ các kinh nghiệm quý báu về phát triển công nghệ cao để tạo ra nền nông nghiệp thông minh, bền vững.
Vừa qua, tại TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Đại sứ quán Hà Lan tại Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức tọa đàm sản xuất thực phẩm bền vững tại Việt Nam.
Sau gần hai năm tập trung ứng dụng công nghệ cao vào lĩnh vực nông nghiệp, đến nay ngành Nông nghiệp ở tỉnh Bình Phước đã có nhiều khởi sắc, đạt được những kết quả khả quan.
Năm 2018 tỉnh Quảng Trị mở 13 lớp đào tạo nghề cho gần 450 ngư dân với tổng kinh phí hỗ trợ trên 2,6 tỷ đồng.