Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

"Cung đường di sản văn hóa Dao"

Trọng Bảo - 02:14, 07/03/2024

Mới đây, Phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sa Pa và xã Tả Phìn đã triển khai dự án “Cung đường di sản văn hóa Dao”. Theo đó, bước đầu đưa 16 hộ dân người Dao đỏ tham gia dự án. Hiện tại, dự án đã được khởi động và thí điểm thực hiện tại 5 hộ gia đình.

Người dân xã Tả Phìn vệ sinh làng bản phục vụ phát triển du lịch
Người dân xã Tả Phìn vệ sinh làng bản phục vụ phát triển du lịch

Bà Hoàng Thị Vượng, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thị xã Sa Pa cho biết: Xã Tả Phìn là vùng đất mang đậm bản bản sắc văn hóa dân tộc Dao đỏ; ở đây có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đó là: Lễ cấp sắc; Lễ hội Pút tồng; Chữ Nôm Dao; Lễ Khoi kìm - cúng rừng; Nghề chạm khắc bạc; Nghề làm trống và Nghệ thuật trang trí trên trang phục.

"Thời gian qua, những giá trị văn hóa đặc sắc này chưa được khai thác, phát huy hết giá trị. Với mục tiêu biến “Di sản thành tài sản”, khai thác những thế mạnh văn hóa truyền thống để thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng cộng đồng, Thị xã đã xây dựng và triển khai dự án “Cung đường di sản văn hóa Dao”, bà Vượng cho hay. 

Lâu nay, nghệ nhân Tẩn Vần Siệu ở thôn Sín Chải, xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa được biết tới là người “nặng lòng” với chữ Nôm Dao. Để bảo tồn và phát triển chữ Nôm Dao, ông Siệu đã mở nhiều lớp dạy chữ của dân tộc mình.

"Với mong muốn gìn giữ nét văn hóa dân tộc, nhiều năm nay, tôi đã mở lớp dạy chữ Nôm Dao cho bà con trong thôn, trong xã ngay tại nhà mình. Qua đây, để thế hệ trẻ hiểu hơn về văn hóa nguồn cội và biết trân trọng những giá trị văn hóa của cha ông để lại; hiểu và cùng nhau gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp từ việc học trong những cuốn sách cổ. Việc gìn giữ giá trị của chữ Nôm Dao sẽ giúp nối tiếp những mạch nguồn di sản văn hóa dân tộc Dao đỏ trong cộng đồng người Dao", ông Siệu tâm sự.

Ở thôn Sả Séng, gia đình ông Chảo Quẩy Vạng, bao đời nay vẫn giữ được nghề truyền thống làm trống da bò theo phương thức của người Dao. Thực tế hiện nay, những người còn biết nghề làm trống như ông Vạng không còn nhiều. Việc bảo tồn, truyền dạy cho thế hệ sau biết và giữ nghề là đòi hỏi cấp thiết.

"Bây giờ nếu không bảo tồn và truyền dạy được cho con cháu nghề làm trống này, thì chỉ thời gian nữa thôi không biết còn có ai biết làm trống da bò theo cách riêng của người Dao không...”, ông Vạng chia sẻ.

Rất vui mừng và phấn khởi khi gia đình nghệ nhân Siệu và nghệ nhân Vạng được lựa chọn tham gia vào dự án “Cung đường di sản văn hóa Dao”. 

Nghề làm trống da bò của người Dao đỏ được đưa vào dự án để bảo tồn và phát triển
Nghề làm trống da bò của người Dao đỏ được đưa vào dự án để bảo tồn và phát triển

Để từng bước triển khai dự án này, thị xã Sa Pa sẽ đầu tư nguồn lực để nâng cao các giá trị văn hóa bản địa của cộng đồng người Dao đỏ sinh sống như: giới thiệu, bảo tồn về kiến trúc truyền thống nhà ở của người Dao đỏ, các cảnh quan thiên nhiên, các tập quán sinh hoạt, tín ngưỡng, các nghề truyền thống (làm trống, kỹ thuật thêu thổ cẩm, đan lát...), các bài thuốc bản địa, hoạt động sản suất nông nghiệp (nổi bật là trồng cây địa lan...) của người Dao đến du khách trong nước và quốc tế.

“Bước đầu thì cùng với chữ Nôm Dao, nghề làm trống da bò truyền thống, chúng tôi cũng lựa chọn các nghề để bảo tồn và phát triển như: Nghề lò rèn - chạm khắc bạc tại gia đình ông Phàn Chằn Quý; nghề thêu thổ cẩm tại gia đình bà Chảo Vần Nhàn. Cùng với đó, việc phát huy giá trị nghề truyền thống, bảo tồn bản sắc văn hóa, bảo tồn các công trình kiến trúc nhằm giữ nguyên các giá trị văn hóa của người dân tộc được dự án chú trọng”, bà Vượng nhấn mạnh.

Phụ nữ Dao đỏ với nghề thêu thổ cẩm
Phụ nữ Dao đỏ với nghề thêu thổ cẩm

Phát triển du lịch cộng đồng (homestay) đã và đang được nhiều địa phương trong cả nước triển khai với mục tiêu vừa bảo tồn, vừa khai thác nét văn hóa đặc sắc của từng dân tộc để phát triển du lịch, nâng cao thu nhập cho người dân bản địa. Trong đó, Lào Cai được biết tới, là địa phương có số hộ đồng bào DTTS kinh doanh du lịch homestay đông nhất với trên 1.000 hộ. 

Những năm qua, tại các xã vùng cao trong tỉnh, việc bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề truyền thống được chú trọng. Nhiều làng nghề đã tạo thương hiệu uy tín trên thị trường. Trong đó, thị xã Sa Pa và huyện Bắc Hà là nơi hội tụ các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Tại đây, các sản phẩm thêu - dệt thổ cẩm, hàng thủ công mỹ nghệ, rèn đúc, nấu rượu… được du khách biết đến. 

Với mục tiêu bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch, Lào Cai đã đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống thông qua các vùng du lịch. Đặc biệt, nghề dệt thổ cẩm là một trong những sản phẩm chiếm ưu thế trên thị trường. Sa Pa với tiềm năng lợi thế phát triển du lịch, nghề thêu - dệt thổ cẩm phục vụ khách du lịch đang phát triển mạnh…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Nghề làm gốm thủ công truyền thống của người Mnông được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể

Đắk Lắk: Nghề làm gốm thủ công truyền thống của người Mnông được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3991/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề làm gốm của người Mnông xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Kbang (Gia Lai) thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS

Media - Ngọc Thu - 7 giờ trước
Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi: “Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Bình Gia

Media - Thúy Hồng - 7 giờ trước
Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen

Media - BDT - 8 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Hành trình yêu thương bên dòng Sê Pôn

Phóng sự - Thanh Hải - 8 giờ trước
“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm áp tình người.
Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Thuận Châu (Sơn La): Hội thi tìm hiểu tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình

Tin tức - Anh Đức - 8 giờ trước
Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.
Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lúa rẫy . Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Hàm Yên (Tuyên Quang) : Triển khai thực hiện hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Công tác Dân tộc - PV - 8 giờ trước
Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.
Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Vườn Quốc gia Pù Mát: Phát hiện nhiều cá thể lợn rừng hoang dã chết bất thường

Môi trường sống - Minh Nhật - 8 giờ trước
Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.
Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Đồng Tháp nhập khẩu 100 sếu đầu đỏ từ Thái Lan

Môi trường sống - Anh Trúc - 8 giờ trước
Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.
Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng kiểm tra, giám sát các dự án thành phần trong Chương trình MTQG 1719 tại BĐBP tỉnh Sóc Trăng

Công tác Dân tộc - V.Long - N.Tâm - 8 giờ trước
Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công - Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 - 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 - 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.
Tiếp tục phát huy vai trò Mặt trận 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong các chủ trương lớn

Tiếp tục phát huy vai trò Mặt trận 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong các chủ trương lớn

Tin tức - Tào Đạt - 8 giờ trước
Ngày 11/12, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua Ủy ban MTTQ Việt Nam 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến dự và chỉ đạo Hội nghị.