Qua gần 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo ra diện mạo tươi mới cho vùng đồng bào DTTS và miền núi. Điện, đường, trường, trạm được đầu tư, nâng cấp đã phát huy hiệu quả, giúp đồng bào DTTS có nhiều điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Chiều 17/04, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã bế mạc Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về công tác tín ngưỡng, tôn giáo và hướng dẫn quy trình, thủ tục hành chính lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, cấp xã. Hội nghị được tổ chức trong 2 ngày 16 và 17/4.
Ngày 17/4, nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2025, Đoàn công tác tỉnh Gia Lai do ông Trường Trung Tuyến - Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo làm Trưởng đoàn, đã đến thăm, chúc mừng Lễ Phục sinh tại Tòa Giám mục Giáo phận Kon Tum; Ban Đại diện Tin lành tỉnh Gia Lai (thuộc Hội thánh Tin lành Việt Nam miền Nam).
Nhân dịp Lễ Phục sinh năm 2025, sáng 17/4, thay mặt lãnh đạo UBND tỉnh Kon Tum, ông Nguyễn Quang Thạch - Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo đã đến thăm, chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Kon Tum và Giám mục Nguyễn Hùng Vị - Giám mục Giáo phận Kon Tum.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS đang phát huy vai trò quan trọng tham gia việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719). Người có uy tín trở thành một trong những lực lượng nòng cốt, tiên phong trong việc huy động sức mạnh tổng hợp, để thực hiện thành công Chương trình.
Nằm trên hành trình thiên lý Bắc – Nam, Đền thờ Mẫu Liễu Hạnh đã trở thành điểm đến tâm linh đầy huyền bí. Qua bao cuộc biến thiên, tích xưa “Công chúa Quỳnh Hoa giáng trần giúp dân bản tránh khỏi nạn dịch, xua đuổi thú dữ, dạy người trồng lúa…” vẫn trường tồn ở vùng đất sơn thủy hữu tình này.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương đã tích cực triển khai Dự án 6, với các giải pháp hiệu quả. Từ đó, từng bước khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đi gần hết chặng đường 5 năm của giai đoạn I. Với những kết quả đã đạt được, đây không chỉ là chương trình giảm nghèo đơn thuần, mà còn là chiến lược toàn diện với mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng miền, tạo ra những đột phá rõ nét về hạ tầng, sinh kế bền vững, phát triển giáo dục, y tế, bảo tồn văn hóa truyền thống … mang lại sự thay đổi toàn diện, nâng cao chất lượng sống và tạo ra cơ hội phát triển cho hàng triệu người dân nơi đây.
Không có phương pháp tu hành nào hay hơn, tốt hơn, mà chỉ có phương pháp phù hợp với mỗi người. Những chuyến tham quan thực tế, trải nghiệm đời sống thiền môn thông qua các khóa tu của những bạn trẻ… cũng là một phương pháp được hiểu theo nghĩa như thế. Để rồi đích đến, là mỗi người hiểu rõ về chính mình, thấy được những vấn để của bản thân để sửa đổi; để sống tử tế, yêu thương và trách nhiệm hơn.
Chỉ trong thời gian ngắn kể từ khi Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước được phát động, hàng trăm nghìn ngôi nhà đã được khởi công, bàn giao cho hộ nghèo. Đây là thành quả từ sự quyết liệt trong chỉ đạo và thần tốc trong thực hiện, thể hiện trách nhiệm từ trái tim của cả hệ thống chính trị và cộng đồng xã hội trong nỗ lực xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nét độc đáo ở Cổ Am tự không chỉ là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni dát vàng cao hơn 5 mét, là tượng Quan Âm 3 mặt lớn bậc nhất ở Nghệ An mà còn là nơi lưu giữ nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử …
Không chỉ thể hiện vai trò, trách nhiệm là cầu nối quan trọng gắn kết ý Đảng và lòng dân, dẫn dắt đồng bào DTTS vững tin đi theo Đảng, Nhà nước, mà đội ngũ những Người có uy tín ở Quảng Bình còn luôn tận tình chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ, vận động người dân trong thôn bản của mình làm ăn phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Những việc làm của Người có uy tín đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Bình.
Vừa là nữ tu sĩ, vừa là bác sĩ giỏi với nhiều sáng kiến cứu giúp hàng trăm bệnh nhi mắc các bệnh hiểm nghèo, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Hoa được ví như “thiên thần mang hai màu áo” (áo trắng của bác sĩ và áo xanh đen của tu sĩ) khiến nhiều bệnh nhân và đồng nghiệp cảm phục.
Theo Giáo hội Phật giáo Việt Nam, sẽ có khoảng 2.700 đại biểu khách mời dự Đại lễ Vesak 2025 diễn ra từ 06 - 08/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Đại lễ do Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp cùng Ủy ban Tổ chức Quốc tế Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (ICDV) tổ chức, sẽ diễn ra từ ngày 06 - 08/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh.
Những ngày này về Tây Nam Bộ sẽ cảm nhận bầu không khí đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây rộn ràng khắp các phum, sóc, các ngôi chùa và đến từng hộ gia đình. Ngoài các hoạt động tại chùa theo phong tục truyền thống, đồng bào Khmer còn được các cơ quan, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương tổ chức nhiều đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, chính quyền địa phương còn phối hợp với các chùa Khmer tổ chức các hoạt động thể thao, văn nghệ chào mừng Tết Chôl Chnăm Thmây, tạo không khí đoàn kết, chung tay xây dựng, phát triển quê hương.
Chiều 14/4, tại thành phố Yên Bái, Sở Dân tộc và Tôn giáo hai tỉnh Yên Bái và Lào Cai đã có buổi làm việc thống nhất các nội dung trong Đề án hợp nhất hai đơn vị.
Nhân kết thúc tháng chay Ramadan, lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bình Dương đã tổ chức Đoàn đến thăm, tặng quà đồng bào Chăm (Islam), đang sinh sống, làm ăn tại ấp Hoà Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương.
Với nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi gai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã và đang tích cực đẩy mạnh triển khai thực hiện hỗ trợ nhà ở cho đồng bào DTTS theo Dự án 1. Nhiều hộ đồng bào đã được “an cư” trong những ngôi nhà mới, tạo động lực trên hành trang lập nghiệp.
Trước những âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách kích động, chia rẽ và gây rối trật tự xã hội, việc nâng cao nhận thức của đồng bào DTTS là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, việc tiếp tục thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân là biện pháp quan trọng giúp đồng bào DTTS có cuộc sống ổn định, không bị kẻ xấu lợi dụng.