Ngày 6/5, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Đắk Lắk tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà các cơ sở Phật giáo trên địa bàn tỉnh nhân dịp Lễ Phật đản 2025.
Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, tối 6/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Lễ hội hoa đăng cầu nguyện hòa bình. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung đã dự và phát biểu tại Lễ hội.
Ngày 6/5, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến chùa Thanh Tâm tại huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh) chiêm bái Xá lợi Đức Phật sau khi tham dự và phát biểu tại phiên khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025.
Trong đời tu của mình, Hoà thượng Thích Quảng Đức đã đem hết công sức ra hoằng dương phật pháp, xây dựng hàng chục ngôi chùa từ miền Trung đến miền Nam. Nhưng ít ai biết ngôi chùa cuối cùng và những dấu mốc trong cuộc đời hoằng dương chánh pháp của ngài.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) giai đoạn 2021-2025 đã và đang được tỉnh Lào Cai tập trung triển khai. Trong quá trình triển khai, từ điều kiện thực tế địa phương đã và đang đề nghị điều chuyển, điều chỉnh nguồn vốn thuộc các dự án thành phần nhằm phát huy và sử dụng nguồn vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Sáng ngày 6/5, với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững”, Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 chính thức được khai mạc.
Xác định việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị. Do đó, toàn tỉnh đã huy động nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát. Để đạt được mục tiêu đề ra, MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, cùng địa phương hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc (LHQ) lần thứ 16, PL.2563 - DL.2019 được tổ chức tại Khu du lịch Tam Chúc, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Trong lần thứ 3 tổ chức tại Việt Nam, với sự giúp đỡ của Chính phủ, Giáo hội Phật giáo (GHPG) Việt Nam đã đưa Đại lễ Vesak LHQ 2019 trở thành ngày hội của Phật giáo thế giới.
Trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, chiều ngày 5/5, Đoàn công tác Bộ Dân tộc và Tôn giáo và Uỷ ban Quốc gia Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 đã đến thăm, tặng quà trẻ em khuyết tật tại Trung tâm Điều dưỡng, Phục hồi chức năng - Trợ giúp trẻ em và Hỗ trợ người khuyết tật ở TP. Hồ Chí Minh.
Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 sẽ diễn ra từ ngày 06 đến 08/5/2025, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh (cơ sở 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh). Đây là lần thứ tư, Việt Nam là nước chủ nhà của một lễ hội văn hóa tôn giáo tầm cỡ quốc tế, hội tụ đức tin về hòa bình. Dịp này, cộng đồng các dân tộc Việt Nam tiếp tục phát huy tinh thần lương giáo hòa hợp một nhà, mong muốn lan tỏa Tuệ giác Phật giáo đoàn kết, bao dung, vì hòa bình thế giới và phát triển bền vững.
Chiều 5/5, Giáo hội Phật giáo Việt Nam trang nghiêm cử hành Lễ cung thỉnh Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức từ Ngân hàng Nhà nước về Việt Nam Quốc Tự (đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh). Đức pháp chủ Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quảng đến chứng minh và thực hiện nghi lễ chiêm bái.
Trước thềm khai mạc Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025, chiều 5/5, mây ngũ sắc xuất hiện sau tôn tượng Phật đặt trong khuôn viên Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh - địa điểm đang tôn trí Xá lợi Đức Phật. Người dân bày tỏ sự xúc động khi được chứng kiến.
Sáng ngày 5/5, Triển lãm văn hóa Phật giáo Việt Nam chính thức khai mạc tại khuôn viên tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025. Điểm nhấn của Triển lãm, là thông tin 87 Bảo vật Quốc gia thuộc Phật giáo Việt Nam lần đầu tiên được giới thiệu công khai đến tăng ni, phật tử và công chúng trong và ngoài nước.
Sáng nay, ngày 5/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam TP. Hồ Chí Minh (cơ sở Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh), Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Lễ thượng Đại kỳ Phật giáo, nhằm chào mừng Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025.
Di tích lịch sử Quốc gia đình Lạc Giao, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk là ngôi đình mang dấu ấn văn hóa của người Kinh khi lập nghiệp ở vùng đất Tây Nguyên. Ngôi đình được xây dựng năm 1928 và là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của tỉnh Đắk Lắk thời kỳ trước năm 1945.
Những năm qua phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong đồng bào tôn giáo trên địa bàn Sơn La nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng đã có bước phát triển với nhiều mô hình hay, nhiều cá nhân tiêu biểu với cách làm sáng tạo, được lan tỏa và nhân rộng.
Người dân, phật tử khi tới chiêm bái Xá lợi Đức Phật nên đi tập thể, xe bus cỡ lớn để tránh gây ra ách tắc giao thông; đồng thời, làm theo hướng dẫn của Ban Tổ chức để việc chiêm bái được nhanh chóng, an toàn, trang nghiêm. Trẻ em dưới 2 tuổi, người sức khỏe không đảm bảo hoặc người có hành vi, trang phục không phù hợp sẽ không được tiếp đón vào nơi tôn trí Xá lợi Đức Phật.
Ngày 3/5, bà Nguyễn Thu Tư, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Cà Mau làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà tại Niệm Phật đường Phước Điền tại xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời nhân dịp Đại lễ Phật đản năm 2025. Tham dự có ông Huỳnh Ngọc Sang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Quách Kiều Mai, Phó Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh; Hoà thượng Thạch Hà, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh, Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương.
Lễ chiêm bái Xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức tại Việt Nam Quốc Tự bắt đầu từ 14h ngày 06 đến 10/5 (từ mùng 09 đến 13 tháng Tư năm Ất Tỵ).
Hàng ngàn tăng ni, phật tử, người dân đến chùa Thanh Tâm (Phật Cô Đơn, tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh) để chiêm bái Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (bảo vật quốc gia Ấn Độ) vào sáng 3/5.