Toàn huyện Lang Chánh hiện có 75 Người có uy tín được cộng đồng suy tôn. Những năm qua, với vai trò là “cầu nối” quan trọng giữa Đảng, chính quyền và Nhân dân, những Người có uy tín không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, mà còn là trung tâm tạo nên sự đoàn kết, phát huy tinh thần tự lực, tự cường trong cộng đồng đóng góp vào sự phát triển chung của huyện.
Đối thoại chính sách là một trong những nội dung quan trọng của Dự án 8 thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719). Xác định ý nghĩa của hoạt động này đối với công tác bình đẳng giới trong đồng bào DTTS, tỉnh Cao Bằng đã chú trọng triển khai đối thoại chính sách ở các cụm thôn, bản, từ đó đảm bảo tiếng nói, vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
Với việc triển khai đồng bộ nhiều chương trình, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đồng Nai đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong bảo đảm, nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ DTTTS trong mọi mặt của đời sống xã hội. Các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh cũng chú trọng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, qua đó góp phần chuyển đổi hành vi, quan niệm về bình đẳng giới, giảm khoảng cách và xóa bỏ định kiến về giới trong vùng đồng bào DTTS.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) vừa là nguồn lực, vừa là động lực để giải quyết cơ bản các nhu cầu bức thiết của Nhân dân ở những địa bàn “lõi nghèo” của tỉnh Điện Biên. Với quyết tâm cao nhất, tỉnh Điện Biên đang tăng tốc để thực hiện các dự án thành phần của Chương trình MTQG 1719 để “về đích” đúng hẹn các mục tiêu đề ra.
Không chỉ năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc của người đứng đầu thôn, anh Đặng Hiệu Linh, dân tộc Dao, sinh năm 1982, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Khe Lầm, xã Lâm Ca, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn còn là tấm gương sáng trong phát triển kinh tế để người dân học tập và làm theo; cùng với chính quyền địa phương, anh đã góp phần đưa thôn Khe Lầm ra khỏi diện đặc biệt khó khăn.
Cùng với những tập tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn tồn tại... đang là những vấn đề trăn trở trong việc nâng cao chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An. Vì thế, nguồn vốn đầu từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, sẽ là cơ hội, góp phần thực hiện mục tiêu cải thiện tình trạng dân số, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS...
Xác định việc triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I : 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) sẽ tạo những chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong vùng đồng bào DTTS, theo đó các cấp ủy, chính quyền huyện Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn) đã huy động sự chung tay vào cuộc của hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội và phát huy tinh thần tự lực vượt khó vươn lên của người dân...
Ngày 15/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Gia Lai tổ chức Hội nghị giao lưu chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến truyền thông về phòng - chống bạo lực gia đình.
Chiều 15/11, Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo xây dựng Đề án "Rà soát, đánh giá tổng thể các quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về lĩnh vực công tác dân tộc, đề xuất điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật về công tác dân tộc". Ông Hoàng Đức Thành - Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Ủy ban Dân tộc) chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện Bộ Tư pháp, các chuyên gia cùng lãnh đạo các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc.
Mới đây, UBND Quận 7, TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong đồng bào DTTS năm 2024.
Ngày 15/11, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các DTTS TP. Đà Nẵng lần II năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để Thành phố biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong vùng đồng bào DTTS; đồng thời đề ra những mục tiêu, nhiệm vụ phấn đấu trong thời gian tới.
Ngày 15/11, với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững", Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Phước lần thứ IV - năm 2024 được chính thức khai mạc. Tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Thông; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Hằng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Tuyết Minh.
Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, địa phương đang tập trung thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Huyện được ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 2 phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị của Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.
Bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận cho biết, thực hiện Dự án 1 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), ngân sách Trung ương hỗ trợ trên 634 triệu đồng cho 215 hộ đồng bào Raglay lắp đặt hệ thống nước sạch sinh hoạt, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Ngày 15/11, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các DTTS TP. Đà Nẵng lần II, năm 2024, với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tham dự Hội nghị.
Ngày 15/11, tại Tp. Hòa Bình đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hòa Bình lần thứ IV, năm 2024, với chủ đề: “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, tiềm năng để phát triển bền vững”. Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Công tác xóa đói giảm nghèo là mục tiêu được Đảng và Nhà nước ta quan tâm sâu sắc. Những năm qua, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) đã tranh thủ các nguồn lực của Nhà nước và xã hội, phát huy nội lực, động viên tinh thần, ý chí vươn lên của người dân và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị cho công tác giảm nghèo bền vững.
Ngày 15/11, tỉnh Lai Châu đã tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lai Châu lần thứ IV, năm 2024. Tham dự Đại hội có lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện cùng 250 đại biểu chính thức là người DTTS tiêu biểu đại diện cho hơn 49 vạn đồng bào các dân tộc tỉnh Lai Châu. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà tới dự và có bài phát biểu chúc mừng Đại hội.
Những năm qua, công tác giảm nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa luôn được Đảng bộ, chính quyền quan tâm và thực hiện có hiệu quả bằng những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống kinh tế gia đình ổn định, qua đó góp phần vào mục tiêu phấn đấu giảm nhanh, bền vững tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh trong năm 2024.
Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái có 1.031 Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS. Những năm qua, bằng uy tín và kinh nghiệm của mình họ đã thể hiện, phát huy tốt vai trò trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần cùng Nhân dân các dân tộc xây dựng quê hương, bản làng ngày càng phát triển, đóng góp vào những thành tựu chung của tỉnh Yên Bái.