Sáng 2/10 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bắc Giang diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bắc Giang lần thứ III, năm 2019 với chủ đề “Đoàn kết, đổi mới, hội nhập, phát triển”.
Thời gian qua, để giảm nghèo vùng DTTS và miền núi, một hệ thống chính sách đã được ban hành, nguồn lực bố trí thực hiện cũng không hề nhỏ. Nhưng do hầu hết các chính sách mới chỉ tiếp cận ở góc độ hỗ trợ nên kết quả giảm nghèo còn thiếu bền vững. Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội được Chính phủ giao Ủy ban Dân tộc xây dựng, trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 8 sắp tới thay đổi cách tiếp cận chính sách, từ hỗ trợ sang đầu tư phát triển, đem lại nhiều kỳ vọng mới trong công tác giảm nghèo bền vững vùng DTTS và miền núi.
Trong dịp Festival Văn hóa tơ lụa, thổ cẩm Việt Nam-thế giới lần thứ V (năm 2019) diễn ra từ tháng 8, tại TP. Hội An (Quảng Nam), chúng tôi có dịp chiêm ngưỡng bàn tay vàng của thổ cẩm Việt Nam-Nghệ nhân Thuận Thị Trụ (70 tuổi) trình diễn dệt thổ cẩm và múa Chămpa.
Ngày 5/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 02/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế-xã hội (KT-XH) của 53 DTTS. Cuộc Điều tra được tiến hành 5 năm 1 lần, do Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện. Cuộc điều tra lần thứ nhất đã được tiến hành vào năm 2015. Cuộc Điều tra lần thứ hai bắt đầu từ ngày 1-30/10/2019
Ở xã biên giới Vĩnh Xương, huyện Tịnh Biên (An Giang), ông Đoàn Văn Hổ, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Hòa Hảo (BTS PGHH) xã Vĩnh Xương vẫn được bà con gọi với cái tên “Ông Bảy Hổ từ thiện”. Nhiều năm qua, ông là tấm gương tiêu biểu trong phong trào học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.
Sau 5 năm (2014-2019), cùng với sự phát triển chung của tỉnh, vùng đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai đã có những chuyển biến rõ nét trên tất cả các lĩnh vực. Đây là nền tảng quan trọng để cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc Lào Cai phấn đấu thực hiện những mục tiêu đặt ra tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ III-năm 2019.
Là tỉnh vùng cao biên giới, tỷ lệ đồng bào DTTS chiếm đa số; trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Lào Cai luôn là lực lượng nòng cốt có vai trò, vị trí quan trọng trong đời sống xã hội. Nhiều người đã trở thành tấm gương sáng trong việc vận động người dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, từng bước giảm nghèo.
Ngày 12/1/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 79 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (gọi tắt là Đề án 79). Sau 7 năm triển khai thực hiện Đề án 79, huyện Mường Nhé đã hoàn thành các điểm quy hoạch, ổn định dân cư. Các hộ dân chuyển về nơi ở mới đã dựng được nhà ở, được hỗ trợ sản xuất theo các chương trình mục tiêu quốc gia để ổn định cuộc sống.
Những năm trở lại đây, cuộc sống của đồng bào Tà Ôi, Cơ-tu, ở các xã biên giới, đặc biệt khó khăn của huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế) đang chuyển biến tích cực, đặc biệt là nhận thức về làm ăn, để xóa đói giảm nghèo. Sự thay đổi này là nhờ vào mô hình Kết nghĩa hộ gia đình của Đoàn Kinh tế quốc phòng 92 (KT-QP 92).
Ngày 27/9, ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc (UBDT) có buổi làm việc với Ban Dân tộc và Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai về công tác chuẩn bị cho cuộc điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế -xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019 ( điều tra 53 DTTS) trên địa bàn tỉnh.
Sáng ngày 27/9, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông đã dự Hội thảo tham vấn, góp ý về lồng ghép giới trong Dự thảo Đề án tổng thể đầu tư phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, định hướng 2030 (Đề án Tổng thể). Hội thảo do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Học viện Phụ nữ.
Trong 2 ngày 26 -27/9/2019, tại TP. Tam Kỳ, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Nam lần thứ III năm 2019. Đây là dịp để tỉnh Quảng Nam đánh giá kết quả thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc giai đoạn 2014-2019. Đồng thời, khẳng định và ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trong công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Những năm qua, thực hiện Chương trình giảm nghèo ở khu vực miền Tây Nghệ An, nhiều địa phương đã huy động tối đa mọi nguồn lực cho công tác giảm nghèo, từ đó đã tạo nên sự thay đổi trong cuộc sống người dân và làm thay đổi diện mạo các bản làng. Tuy nhiên, Chương trình giảm nghèo vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu bền vững, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao…
Phát triển nhanh và bền vững vùng DTTS và miền núi là mục tiêu của nhiều chương trình, chính sách. Nhưng có ý kiến cho rằng, đây là hai mục tiêu đối lập nhau, đã nhanh thì khó bền vững. Vậy, vùng DTTS và miền núi cần “cú hích” nào để bảo đảm đạt hai mục tiêu này?
Ngày 26/9, tại Hội trường Thành uỷ, UBND TP. Cần Thơ long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Cần Thơ lần thứ III năm 2019. Đây là đơn vị đầu tiên trong khu vực Tây Nam bộ tổ chức Đại hội cấp tỉnh, thành phố.
Việt Nam còn chặng đường dài phía trước để đạt được mục tiêu trở thành một quốc gia thịnh vượng. Vai trò của yếu tố con người, của nguồn nhân lực sẽ ngày càng quan trọng để Việt Nam đi đến mục tiêu thịnh vượng bằng hai trụ cột: Tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững, trong đó, ưu tiên đến đồng bào DTTS, thu hẹp khoảng cách giữa các nhóm DTTS.
Dù đã ở tuổi 65 nhưng Người có uy tín Triệu Văn Tâm, dân tộc Dao, xã Tân Sơn, huyện Mai Châu (Hòa Bình) vẫn luôn hăng hái, tích cực trong công tác gìn giữ, bảo tồn tiếng nói và chữ viết dân tộc Dao.
“… Cùng với việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Tỉnh ủy Hải Dương đã xác định, công tác giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng. Chỉ thị số 40-CT/TW ra đời đã tạo ra bước chuyển biến tích cực trong việc triển khai thực hiện tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Nguyễn Mạnh Hiển chia sẻ.
Với mục tiêu tạo thu nhập cho các hộ đồng bào DTTS thiếu đất sản xuất (ĐSX), nhiều địa phương đã tích cực thực hiện hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề (CĐNN). Nhưng thực tế, giải quyết vấn đề ĐSX vẫn là yếu tố quyết định đến hiệu quả của việc CĐNN.
Ngày 19/9, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ III năm 2019. Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn dự và chỉ đạo Đại hội. Tham dự còn có ông Điểu K’ré, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương, đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành và 250 đại biểu đại diện hơn 33 nghìn người DTTS trên địa bàn tỉnh.