Tiếp tục chuyến công tác tại các tỉnh Tây Nam bộ, ngày 4/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội và Ủy ban Dân tộc do Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch HĐDT của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc tết Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu và chùa Đìa Muồng thuộc huyện Phước Long (Bạc Liêu). Tại tỉnh Bạc Liêu, Đoàn công tác đã tặng 3 phần quà tập thể và 50 phần quà đến hộ gia đình chính sách và Người có uy tín.
Có thể nói, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi, là mong muốn, tâm huyết của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa, nhằm đưa miền núi tiến kịp miền xuôi. Theo đó, giai đoạn 2021 - 2025, Tỉnh ủy Khánh Hòa xác định ưu tiên bố trí ngân sách tăng ít nhất 1,5 lần so với giai đoạn 2016 - 2020, để đầu tư thực hiện các chương trình, mục tiêu, giải quyết những tồn tại, khó khăn và tiếp tục thúc đẩy phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào các DTTS.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tỉnh Lào Cai đã có những đóng góp rất lớn trong việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… Từ đó, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày càng phát triển.
Ngày 3/4, Đoàn công tác Trung ương do ông Y Thanh Hà Niê Kđăm - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc (HĐDT) của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã tới thăm và chúc tết Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Cà Mau, chùa Monirangsa và chùa Khmer Rạch Giồng cùng 100 hộ gia đình chính sách, Người có uy tín trong cộng đồng tại khu vực Đoàn công tác đến thăm.
Ngày 3/4, Đoàn công tác của Ủy Ban Dân tộc (UBDT) do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Hoàng Thị Hạnh làm Trưởng đoàn đã tới thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây 2022 tại tỉnh Kiên Giang. Cùng tham gia Đoàn công tác có ông Trần Tuấn Anh, Vụ phó Vụ Tuyên truyền UBDT.
Dấu ấn của Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 20/1/2003 và Kết luận 28-KL/TW ngày 14/8/2012 về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) không chỉ đang mang lại diện mạo mới về cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS, giảm nhân tỷ lệ đói nghèo, bảo tồn phát huy giá trị văn hóa truyền thống... mà hơn thế, những kết quả đạt được trên nhiều lĩnh vực sau gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 21 và Kết luận 28, đã củng cố tăng thêm niềm tin của đồng bào DTTS với Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị; là động lực để người dân vùng DTTS nơi đây tiếp tục vươn lên xây dựng cuộc sống ngày càng ấm no giàu đẹp.
Ngày 2/4, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tổ chức gặp mặt cán bộ, nguyên cán bộ lãnh đạo, quản lý người DTTS qua các thời kỳ và Tọa đàm kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống thành lập cơ quan công tác dân tộc (4/4/1947 - 4/4/2022). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đầu Thanh Tùng dự và chỉ đạo buổi Tọa đàm.
Trong 5 ngày (28/3 - 1/4), Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau đã tổ chức 5 buổi tuyên truyền thực hiện các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ trong đồng bào DTTS tại 4 huyện có đông đồng bào DTTS sinh sống, là: Huyện Trần Văn Thời, U Minh, Đầm Dơi và huyện Cái Nước.
Ngày 31/3, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã chủ trì cuộc họp cho ý kiến hoàn thiện các văn kiện, báo cáo và công tác chuẩn bị cho một số sự kiện quan trọng sắp tới. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Nông Quốc Tuấn, Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh, Y Thông; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.
Báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng cho biết: Trong quý I/2022, cơ quan công tác dân tộc đã thực hiện đầy đủ chính sách đối với Người có uy tín trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 30/3, tại trụ sở Bộ Chỉ hủy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Lai Châu, Ban Dân tộc tỉnh và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tổ chức Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2022 - 2025 và Kế hoạch phối hợp “Vận động đồng bào các dân tộc phát triển kinh tế - xã hội; tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia” năm 2022.
Thực hiện Quyết định số 92/QĐ-UBDT ngày 25/02/2022 của Uỷ ban Dân tộc, Ngày 09/3/2022, Ban Dân tộc ban hành Kế hoạch số 45/KH-BDT về tuyên truyền công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Sơn La năm 2022
Là địa phương có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống, thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tăng cường và đổi mới công tác dân vận của Đảng ở vùng đồng bào DTTS. Từ đó, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Báo cáo việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác dân tộc giai đoạn 2016-2021 với Đoàn Giám sát của Hội đồng Dân tộc, đại diện Bộ Y tế kiến nghị Quốc hội bố trí ngân sách đầu tư cho các lĩnh vực liên quan đến công tác dân tộc, đặc biệt là lĩnh vực y tế.
Đó là ý kiến phát biểu của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh tại buổi tiếp ông Ayumi Konishi, Cố vấn Cấp cao đặc biệt cho Chủ tịch Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nguyên Vụ trưởng Vụ Đông Á của ADB, nguyên Giám đốc Quốc gia ADB tại Việt Nam, sáng 29/3, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc. Tham dự buổi tiếp có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT; một số chuyên gia, cố vấn.
Vừa qua, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do Trưởng ban Điểu Điều làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về tình hình đời sống của đồng bào DTTS thoát nghèo trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2018 - 2020.
Theo báo cáo của UBND huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu), trong năm 2022, huyện dự kiến chi ngân sách gần 94 tỷ đồng cho các chương trình, đề án, phát triển toàn diện KT-XH vùng đồng bào DTTS. Trong đó, tập trung chủ yếu trên các lĩnh vực: Y tế, thủy lợi, nước sạch, giao thông, nhà ở…
Đó là ý kiến phát biểu chỉ đạo của Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tại cuộc họp giao ban lãnh đạo ngày 28/3, tại trụ sở UBDT, nhằm rà soát công tác chuẩn bị một số nhiệm vụ, sự kiện quan trọng thời gian tới.
Đến các địa phương miền núi ở Khánh Hòa bây giờ, thay đổi dễ nhận thấy nhất là nhà ở của người dân ngày càng khang trang hơn. Giữa bạt ngàn những vùng cây ăn trái nơi miền non cao, là những căn nhà bề thế, trong đó có không ít nhà của các hộ đồng bào DTTS đã được xây dựng sau những vụ mùa bội thu. Có được điều này là nhờ người dân đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất để đạt kết quả cao.
Ngày 26/3, Ban Dân tộc tỉnh Sóc Trăng tổ chức họp mặt thông tin tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh, chính sách dân tộc, tôn giáo cho các vị Trụ trì và Ban Quản trị các chùa Phật giáo Nam tông Khmer năm 2022. Tham gia họp mặt có khoản 200 đại biểu là Trụ trì, Ban Quản trị của 92 chùa Nam tông Khmer và các vị trong Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng.