Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Công dụng và cách chữa bệnh từ cây keo dậu

Như Ý - 14:27, 26/10/2021

Keo dậu hay còn gọi là bồ kết dại, keo giậu, bình linh, táo nhơn, keo giun, bò chét.…có vị hơi đắng, mùi thơm, tính mát. Hạt của loại cây này thường được sử dụng để trị chứng nhiễm giun đũa, hỗ trợ điều trị tiểu đường và yếu sinh lý. Tuy nhiên cây có chứa độc tố không nên dùng liều cao hoặc sử dụng dài ngày. Sau đây là một số công dụng và cách chữa bệnh từ cây keo dậu mời bà con tham khảo.

Công dụng và cách chữa bệnh từ cây keo dậu

Công dụng cây keo dậu trong đời sống

Keo dậu đã được nghiên cứu để ứng dụng trong đời sống con người. Các thành phần của loại cây này có hàm lượng dinh dưỡng khá cao và một số chất khác có tác dụng chữa bệnh.

Hạt keo dậu chứa: chất đường, chất leuxenola (leuxenin hay mimosin), 4.45% tro, protit 21%, chất nhầy (mannan, galactan và xylan) 12 – 14% và chất béo 5.5%.

Lá keo dậu chứa: Protein, xơ, caroten, tanin, quercitrin, leuxenola

Chồi non và lá non chứa một lượng độc tố mimosine (leuxenola). Vì vậy nên khi sử dụng keo dậu cần giảm lượng chất độc hoặc sử dụng theo khẩu phần phù hợp để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nhựa của vỏ cây keo dậu có thể dùng làm gel kết dính và được ứng dụng trong chế tạo vỏ của các viên thuốc, vì có khả năng phân rã nhanh.

Liều dùng thông thường

Đối với người lớn: dùng 25–30g/ngày.

Đổi với trẻ em:

Dưới 3 tuổi: dùng 2g/ngày.

Từ 3–5 ngày: dùng 5g/ngày.

Từ 6–10 tuổi: dùng 7g/ngày.

Từ 11–15 tuổi: dùng 10g/ngày.

Lớn hơn 16 tuổi dùng liều như người lớn.

Thường uống 3 ngày liên tiếp vào buổi tối hoặc sáng sớm, lúc đói.

Cách khử độc tố khi sử dụng cây keo dậu

Trong toàn bộ cây keo dậu có độc tố là mimosine, bị phân hủy bởi nhiệt và hòa tan trong nước. Vậy nên chúng ta có thể làm giảm độc tố của keo dậu bằng cách chế biến phù hợp và sử dụng hợp lý.

Khi muốn ăn đọt non của cây keo dậu thì bạn nên luộc trong nước nóng 70 độ khoảng 15 phút rồi vớt rau ra bỏ nước. Điều này giúp loại bỏ khoảng 90% độc tố trước khi ăn.

Có thể dùng nồi bằng sắt để nấu đọt keo dậu, vì nó sẽ giúp tạo phản phức hợp giữa kim loại và chất mimosine từ đó sẽ giúp làm giảm nồng độ chất độc có trong thực phẩm này.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây keo dậu

Trị giun:

Hạt tươi ăn hoặc dùng hạt khô rang lên cho nở, tán bột uống, hoặc thêm đường làm thành bánh. Ngày dùng 10-15g (trẻ em) hoặc 25-50g (người lớn) uống vào sáng sớm lúc đói, liền trong 3-5 buổi sáng. Không cần dùng thuốc tẩy. Có thể phối hợp với các loại hạt khác như Sử quân tử thì hiệu quả càng cao.

Hỗ trợ điều trị yếu sinh lý và tiểu đường:

Hạt keo dậu già 50g. Rang với lửa nhẹ cho khô rồi nấu lấy nước uống, ngày dùng 2 lần. Duy trì sử dụng liên tục trong vòng 3 ngày rồi ngưng từ 2 – 3 ngày rồi sử dụng lại.

Trị chứng vàng da và thiếu máu:

Củ mài (hoài sơn), sâm bố chính và bạch biển đậu (đậu ván trắng) mỗi vị 12g, ô tặc cốt (mai mực), hạt keo dậu, ý dĩ và mẫu lệ (vỏ hàu) mỗi vị 6g. Đem các vị trên rửa sạch rồi sắc lấy nước uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Lưu ý:

Ăn quá nhiều hạt keo dậu có thể gây rụng tóc. Ngoài ra, có thể gây sảy thai, bướu cổ, chán ăn, chảy nước bọt, giảm khả năng sinh sản và đục thủy tinh thể./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Giảm mẩn ngứa, rôm sảy từ cây lá trong vườn nhà

Vào mùa Hè, mẩn ngứa và rôm sảy là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải, nhất là trẻ em. Do thời tiết nóng nực, các loại vi khuẩn trú ngoài da và bài tiết chất nhờn khiến cho các tuyến mồ hôi của cơ thể bít tắc và gây ra các vấn đề về da như phát ban, mẩn ngứa, rôm... Theo dân gian, sử dụng lá cây để tắm có thể giảm ngứa và cải thiện nhanh chóng tình trạng mẩn ngứa và rôm sảy. Sau đây là một số bài thuốc từ cây lá trong vườn nhà mời các bạn tham khảo.
Tin nổi bật trang chủ
Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Thừa Thiên Huế: Tháo gỡ vướng mắc trong thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 19:04, 10/06/2023
Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đi được gần nửa chặng đường. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Chương trình tại nhiều địa phương cũng bộc lộ một số bất cập cần tháo gỡ. Về vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Xuân Trăng - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế.
Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Những “đầu tàu” trong phát triển kinh tế ở Đầm Hà

Gương sáng - Mỹ Dung - 18:54, 10/06/2023
Trong nhiều năm trở lại đây, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhiều Người có uy tín của huyện Đầm Hà (Quảng Ninh) còn gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế, vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào DTTS.
Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Nghệ nhân Đàng Thị Hoa với nghề “sống cùng đất”

Tìm trong di sản - Sơn Ngọc - 18:49, 10/06/2023
Tại làng gốm Bàu Trúc thuộc thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) có nhiều nghệ nhân người Chăm làm gốm thủ công rất giỏi. Trong số đó có nghệ nhân Đàng Thị Hoa từng đoạt giải Nhất tại Hội thi Bàn tay vàng do HTX Gốm Chăm Bàu Trúc tổ chức.
Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Vẻ đẹp của phụ nữ Lai Châu trong trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 18:46, 10/06/2023
Lai Châu - miền đất địa đầu phía Tây Bắc Tổ quốc với 20 dân tộc sinh sống. Mỗi dân tộc có một nét đẹp văn hóa riêng, góp phần làm phong phú cho văn hóa các dân tộc. Sự phong phú của văn hóa ấy được thể hiện rõ nét từ phong tục tập quán, ẩm thực cho đến trang phục. Khoác trên mình những bộ trang phục truyền thống, phụ nữ các dân tộc ở Lai Châu toát lên vẻ đẹp trong sáng, thuần hậu...
Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Hàng chục năm sống cơ cực trong vùng lõi Vườn quốc gia Bến En

Xã hội - Quỳnh Trâm - 18:36, 10/06/2023
Sau khi quy hoạch Vườn quốc gia Bến En, nhiều người dân tộc Thái vốn sống nhờ rừng ở huyện Như Xuân (Thanh Hóa) đã không còn kế sinh nhai, khi không còn đất rừng sản xuất. Trong khi ruộng lúa thì thường xuyên bị ngập nước khiến họ thiếu thốn nhiều bề, không thể thoát nghèo.
Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Chào mừng Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2023)

Tin tức - Mỹ Dung - Hà Linh - 18:20, 10/06/2023
Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại quảng cáo Phong Linh, tổ 14, khu 2, phường Hà Khẩu, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chúc mừng Báo Dân tộc và Phát triển nhân dịp Kỷ niệm 98 năm Ngày truyền thống Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Chuyện mở đường ở vùng cao xứ Nghệ

Phóng sự - Nguyễn Thanh - 18:19, 10/06/2023
Chạy trên những cung đường ở miền Tây xứ Nghệ, cảm nhận rõ nhất là sự chuyển mình, đổi thay đến không ngờ. Mới mươi năm trước, nhiều con đường hãy còn gồ ghề sỏi đá, mà nay khi trở lại đã phẳng lỳ bê tông sạch đẹp. Những con đường ấy, là sự chung tay “Nhà nước và Nhân dân cùng làm” bởi lòng dân đồng thuận. Những con đường chúng tôi tin tưởng sẽ dẫn tới ấm no cho bà con dân bản...
Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Người Hà Nhì giữ rừng đầu nguồn sông Đà

Kinh tế - Diệp Chi - 18:04, 10/06/2023
Khắc ghi lời Bác dạy “Vì lợi ích mười năm phải trồng cây…”, bà con người Hà Nhì tại huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên luôn chủ động góp sức cùng các lực lượng chức năng làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng. Từ đó, tạo thành trì vững chắc bảo vệ những cánh rừng già đầu nguồn sông Đà được xanh tốt…
Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Chương trình MTQG 1719 - Những “điểm nghẽn” cần được khai thông: Vướng cơ chế, khó giải ngân ở Dự án 1 - Nhìn từ thực tiễn triển khai ở Quảng Bình (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 17:47, 10/06/2023
Sau hơn 2 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu Quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), những kết quả bước đầu đang mang lại nhiều kỳ vọng cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai ở cơ sở, một số nội dung gặp vướng mắc về cơ chế, phương thức thực hiện... cần tiếp tục rà soát tháo gỡ, "khai thông" kịp thời.
Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Thêm 1.000 MW nguồn điện được khôi phục vận hành, miền Bắc sẽ giảm cắt điện

Tin tức - PV - 17:24, 10/06/2023
Từ 10/6, công suất nguồn điện miền Bắc sẽ có phần cải thiện và đưa vào vận hành trở lại tổng cộng khoảng 1.000 MW, chủ yếu nhờ một số tổ máy nhiệt điện bị sự cố (Quảng Ninh, Nghi Sơn 1, Thái Bình 2) đã được khẩn trương xử lý khắc phục.