Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cộng đồng bản địa Hoa Kỳ được nhận 46 triệu đô la để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu

Duy Ly - 21:00, 06/05/2022

Người dân tại hòn đảo Alaska đang đối mặt với rủi ro khi băng biển tan chảy, gây ra lũ lụt và xói mòn các ngôi làng tại vùng đất này.

Ngôi làng Kivalina ở Alaska đang đối mặt với xói mòn bờ biển
Ngôi làng Kivalina ở Alaska đang đối mặt với xói mòn bờ biển

Các cộng đồng dân cư và các bộ lạc tại đây sẽ sớm được tiếp cận với nguồn hỗ trợ này để giải quyết những hậu quả của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu, vốn đã và đang đe dọa đến nguồn cung cấp thực phẩm, sinh kế và cơ sở hạ tầng của người Mỹ bản địa.

Các khoản tiền này là một phần của kế hoạch đầu tư 5 năm mang tính lịch sử - theo như Luật cơ sở hạ tầng lưỡng đảng của Tổng thống Mỹ Joe Biden, nhằm cải thiện khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu ở các lãnh thổ của người bản địa.

Một số cộng đồng sẽ phải di dời vì mực nước biển dâng cao. Deb Haaland, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thư ký Nội các Bản địa đầu tiên của Mỹ cho biết: “Khi tác động của biến đổi khí hậu tiếp tục gia tăng, các cộng đồng bản địa phải đối mặt với những thách thức dị thường, gây ra các mối đe dọa hiện hữu đối với nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, cuộc sống và sinh kế các bộ lạc.

Các khoản đầu tư mang tính lịch sử của Tổng thống Biden vào cộng đồng các bộ tộc, bộ lạc sẽ giúp tăng cường khả năng phục hồi cho cộng đồng, thay thế cơ sở hạ tầng cũ kỹ và cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho việc tái định cư, thích ứng của cộng trước vấn đề biến đổi khí hậu.

Trên khắp nước Mỹ, cuộc khủng hoảng khí hậu do phát thải khí nhà kính không được kiểm soát đã gây ra các mối đe dọa đặc biệt đối với văn hóa bản địa và sinh kế gắn chặt với hệ sinh thái địa phương.

Trong số 574 bộ lạc được liên bang công nhận ở Mỹ, 40% sống trong các cộng đồng thổ dân Alaska - nơi nhiệt độ tăng nhanh khiến sông băng tan chảy, đặc biệt là lớp băng vĩnh cửu cũng đã có dấu hiệu tan nhanh gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng.

Người thổ dân Alaska nằm trong số những người tị nạn khí hậu đầu tiên của Mỹ với gần 90% các ngôi làng dễ bị lũ lụt và xói mòn.

Ở phía tây nam, các cộng đồng nội địa bao gồm các quốc gia Navajo và Tohono O’odham cũng đang phải đối mặt với hạn hán và nắng nóng gay gắt ngày càng nghiêm trọng.

Mặc dù vậy, người bản địa trên khắp thế giới hầu như không đóng góp gì vào việc phát thải khí nhà kính gây nóng toàn cầu bởi họ chủ yếu làm nông nghiệp, đánh bắt và săn bắn bằng hình thức truyền thống nên bền vững về mặt sinh thái. Tuy nhiên hiện nay, việc khai thác và tiếp cận theo hướng truyền thống này đang bị hạn chế vì nguồn nguyên liệu ngày càng cạn kiệt.

Người bản địa ở Alaska
Người bản địa ở Alaska

Tuy nhiên, theo dự báo vào cuối thế kỷ này, hơn một nửa môi trường sống của cá hồi (một trong những thực phẩm quan trọng của người bản địa ở Alaska) ​​sẽ biến mất.

Luật cơ sở hạ tầng của Tổng thống Biden cung cấp 466 triệu đô la cho Cục các vấn đề người bản địa, trong đó có 216 triệu đô la chi cho các chương trình chống chịu với biến đổi khí hậu. Bộ Nội vụ nước này đã chấp nhận đề xuất từ ​​các cộng đồng bộ lạc, những người mong muốn nhận được 46 triệu đô la tài trợ trong số đó.

Mặc dù khoản tiền được thông qua nhưng nó vẫn chưa đủ và chưa được cung cấp đủ nhanh để chống lại tác động của sự khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Tin nổi bật trang chủ
“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

“Dị Nhân” làm giàu trong thung lũng Tà Vờn

Phóng sự - Phạm Tiến - 25 phút trước
Mặc cho dân bản buông lời dị nghị: “khùng”; “dị nhân”, trong thung lũng Tà Vờn vợ chồng ông Tình, bà Minh vẫn âm thầm trồng trọt, nuôi bò…Thời gian thấm thoắt trôi, vợ chồng ông bà đã có gần chục con bò và cơ man là lạc, tiêu, bưởi, đu đủ….Từ hộ khó, gia đình ông Tình đã trở thành hộ giàu ở xã vùng cao Hóa Phúc, huyện Minh Hóa (Quảng Bình)
Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Bắc Ninh: Phát hiện, xử lý gần 230 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh

Trang địa phương - Xuân Hải - 1 giờ trước
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bắc Ninh, trong 9 tháng năm 2023, đơn vị đã phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, phát hiện gần 230 vụ vi phạm các quy định trong lĩnh vực kinh doanh. Trong đó, có 103 vụ vận chuyển, buôn bán hàng lậu; 51 vụ về hàng giả và quyền sở hữu trí tuệ; 16 vụ hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; 13 vụ về lĩnh vực giá đầu cơ, găm hàng; 07 vụ về lĩnh vực an toàn thực phẩm…
Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Khánh Hòa: Người có uy tín phát huy vai trò trên các lĩnh vực

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 1 giờ trước
Những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chính sách dân tộc, đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Khánh Hòa đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS của tỉnh giảm còn 28,9% (cuối năm 2022). Thành quả đó là sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân toàn tỉnh Khánh Hòa, trong đó có vai trò quan trọng của đội ngũ Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Hoàng Su Phì (Hà Giang): Ưu tiên các nguồn lực phát triển KT – XH vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Nguyễn Kiều - 1 giờ trước
Những năm qua, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã ưu tiên, tập trung lồng ghép các nguồn lực từ các chương trình, dự án chính sách dân tộc để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống Nhân dân vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đang triển khai gần đây, được kỳ vọng sẽ giải quyết những khó khăn căn bản, thúc đẩy địa phương phát triển toàn diện, bền vững.
Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung

Lang Chánh (Thanh Hóa): Tập trung "lấp đầy vùng trũng" pháp luật

Công tác Dân tộc - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Lang Chánh là huyện miền núi biên giới của tỉnh Thanh Hóa với dân số khoảng hơn 52.600 người. Trong đó, đồng bào DTTS chiếm gần 90%, sinh sống ở 78 thôn, bản, khu phố thuộc 10 xã, thị trấn. Trong nhiều năm qua, để đảm bảo an ninh trật tự khu vực biên giới, huyện Lang Chánh rất chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) đến với đồng bào DTTS, qua đó góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Hội chứng antifan mạng xã hội - Tiếng chuông báo động cho các hành vi phê phán phản cảm

Xã hội - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Thời gian qua, một bộ phận không nhỏ người Việt sử dụng mạng xã hội thếu cân nhắc, bộc lộ sự kém văn minh và hiểu biết, làm cho môi trường mạng trở nên tiêu cực, xấu xí, gây tổn thương cho người khác. Đáng lo ngại là tình trạng thích chỉ trích, chê bai đang có nguy cơ trở thành một thói quen phổ biến trong các hội nhóm mạng xã hội và ngày càng lan rộng, trầm trọng hơn về mức độ và quy mô, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường.
Quảng Ninh: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023

Quảng Ninh: Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023

Tin tức - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Ngày 2/10, tại Tp. Hạ Long, Ban Chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập tỉnh Quảng Ninh tổ chức Lễ khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023 với chủ đề “Xây dựng năng lực tự học trong kỷ nguyên số”.
Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý

Sống khỏe - Như Ý - 2 giờ trước
Trước khi bước vào tuổi trưởng thành, các bé sẽ phải trải qua giai đoạn dậy thì. Ở giai đoạn này, cơ thể sẽ có những thay đổi rõ rệt về bộ phận nhạy cảm cũng như tâm sinh lý. Dấu hiệu trẻ dậy thì đối với các bé tương đối dễ nhận biết. Sau đây là một số dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ cha mẹ cần lưu ý.
Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khai mạc Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Thời sự - BDT - 4 giờ trước
Ngày 2/10, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII khai mạc Hội nghị lần thứ 8. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu khai mạc Hội nghị. Báo Điện tử Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.
Kon Tum: Trao giải Cuộc thi viết “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh”

Kon Tum: Trao giải Cuộc thi viết “Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh”

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Sáng ngày 2/10/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh phối hợp tổ chức tổng kết và trao giải Cuộc thi viết tìm hiểu về Biên giới tỉnh Kon Tum và 60 năm truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (8/10/1963 - 8/10/2023).