Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cơ quan làm công tác dân tộc địa phương và dấu ấn trong tham mưu, thực hiện chính sách dân tộc

Minh Thu - 10:35, 27/01/2023

Sau hơn hai năm ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, cơ quan công tác dân tộc các địa phương đang nỗ lực khắc phục khó khăn, tích cực triển khai các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Với vai trò tham mưu thực hiện chính sách dân tộc, Ban Dân tộc các địa phương đã góp phần đưa chính sách dân tộc đi vào cuộc sống, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn, miền núi và đời sống đồng bào DTTS.

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng và Đoàn công tác kiểm tra công trình đường nông thôn Lũng Vài - Khau Trù - Nà Mấu, xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm.
Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng và Đoàn công tác kiểm tra công trình đường nông thôn Lũng Vài - Khau Trù - Nà Mấu, xã Mông Ân, huyện Bảo Lâm.

Nhận diện đúng, đầu tư hiệu quả

“Xa Yên Thổ, khổ Đức Hạnh”... là câu nói ví von về sự khó khăn, gian khổ ở huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng những năm trước đây. Nhưng sau 5 năm trở lại Bảo Lâm, ấn tượng nhất đối với chúng tôi là những thửa ruộng bậc thang, những vườn keo xanh màu no ấm, minh chứng cho một cuộc sống mới đang hiện diện.

Để có được một Bảo Lâm như hôm nay, ngoài sự nỗ lực vươn lên của đồng bào DTTS, không thể không kể đến vai trò quan trọng của Ban Dân tộc Cao Bằng trong việc khảo sát, nắm tình hình đời sống kinh tế - xã hội vùng DTTS của huyện. Xác định vị trí, vai trò phên giậu của Tổ quốc, Ban Dân tộc đã tham mưu, đề xuất với tỉnh, với Trung ương đầu tư, triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc. Nhờ đó, đến nay, 100% các xã trên địa bàn huyện đã có đường ô tô đến trung tâm; các hoạt động văn hóa - xã hội được triển khai sâu rộng, phát triển toàn diện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4 - 5%/năm.

Thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng kịp thời tham mưu, UBND tỉnh đã lập danh sách 536 hộ đồng bào dân tộc Lô Lô vào diện hỗ trợ theo Quyết định. Thực hiện đầu tư phát triển sản xuất tại 11 xóm, trọng điểm là 3 xóm: Khau Cà, xã Hồng Trị; Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc); Cà Đổng, xã Đức Hạnh (Bảo Lâm).

Giống như Cao Bằng, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang đã tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện nhiều chính sách vực dậy vùng lõi nghèo.

Theo ông Triệu Trung Hiệp, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hà Giang: Thời gian qua, Ban Dân tộc đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Giang ban hành 10 nghị quyết, 39 đề án đặc thù và vận dụng linh hoạt, sáng tạo 19 nghị quyết và 56 đề án của Trung ương trên tất cả các lĩnh vực. Các chính sách dân tộc đã phát huy tốt hiệu quả trong thực tiễn.

Như ở thôn Cháng Lộ, xã Sủng Cháng, huyện Yên Minh, từ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, con đường bê tông dài hơn 1,5km được đầu tư; mỗi hộ dân được hỗ trợ một con bò cái sinh sản và xây dựng chuồng trại để phát triển chăn nuôi. Đến nay, 100% hộ dân trong thôn đã có xe máy, 15/18 hộ có ti vi; các hộ đều được hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh, nhà tắm. Ngoài ra, cộng đồng người Pu Péo còn được hỗ trợ, phục dựng và duy trì Lễ hội Cúng thần rừng và Cúng nguồn nước đầu năm mới.

Đồng bào Lô Lô xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) được hỗ trợ khung dệt thổ cẩm theo Quyết định 2086/QĐ-TTg.
Đồng bào Lô Lô xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc (Cao Bằng) được hỗ trợ khung dệt thổ cẩm theo Quyết định 2086/QĐ-TTg.

Mở ra cơ hội phát triển mới vùng đồng bào DTTS

Ban Dân tộc Cao Bằng và Hà Giang là hai trong số nhiều Ban Dân tộc đã và đang triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc trong thời gian qua. Từ việc nhận diện đúng, đầu tư hiệu quả, đời sống đồng bào DTTS đã được nâng cao so với trước đây. Nhiều chương trình, chính sách đã được triển khai phù hợp với điều kiện thực tế, đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Việc triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trong thời gian qua chính là tiền đề, là những kinh nghiệm, điều kiện thuận lợi để cơ quan công tác dân tộc các địa phương bắt tay vào triển khai các chương trình, chính sách dân tộc trong giai đoạn tới, đặc biệt là Chương trình MTQG DTTS&MN.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Là cơ quan thường trực, đầu mối trong việc tổ chức thực hiện chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng luôn chú trọng cụ thể hóa, vận dụng linh hoạt các chính sách vào thực tiễn, góp phần tích cực vào công cuộc giảm nghèo bền vững tại địa phương. Từ đó, làm thay đổi căn bản diện mạo khu vực nông thôn, miền núi của tỉnh; góp phần tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho đồng bào DTTS.

Trong năm 2023, bên cạnh công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện tốt chính sách dân tộc, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng sẽ đẩy mạnh tiến độ thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN. Tận dụng nguồn lực đầu tư từ Chương trình để mở ra cơ hội thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào DTTS.

Tương tự ông Triệu Trung Hiệp, Trưởng Ban Dân tộc Hà Giang chia sẻ: Từ năm 2021, các đề án, chương trình về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS rất ít người được tích hợp trong Chương trình MTQG DTTS&MN. Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết nhất ở vùng DTTS như hạ tầng, giao thông, sinh kế cho đồng bào DTTS...

Năm 2023 là năm bản lề trong thực hiện chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình MTQG DTTS&MN, xác định chặng đường giảm nghèo còn dài và nhiều khó khăn, cơ quan công tác dân tộc các địa phương đã và đang triển khai quyết liệt Chương trình MTQG DTTS&MN, phát huy mạnh mẽ vai trò cơ quan Thường trực Chương trình với mục tiêu cao nhất là đem lại lợi ích cho người dân vùng DTTS&MN.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 9 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 9 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 10 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 10 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 10 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 10 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 10 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 10 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 10 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.