Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cỏ mần trầu – Vị thuốc đẹp da, bổ máu, chữa nhiều bệnh

Như Ý - 10:04, 31/12/2020

Cỏ mần trầu có khắp mọi miền nước ta và có nhiều tên khác như: ngưu cân thảo, tết suất thảo, cỏ vườn trầu, thanh tâm thảo, màng trầu, ngưu cân thảo, cỏ chỉ tía. Hang ma (Tày), hìa xú xan (Thái), Cao day (Ba Na)…có vị ngọt hơi đắng, tính bình. Loại thảo dược này đã được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền. Trong đó, mần trầu là dược liệu được sử dụng nhiều trong các bài thuốc làm đẹp da, bổ máu, giải độc gan, chữa nhiều bệnh.

Cỏ mần trầu được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền.
Cỏ mần trầu được sử dụng rất nhiều trong y học cổ truyền.

Chữa tăng huyết áp: dùng cây tươi 500g, rửa sạch, giã nát, thêm 1 bát nước đun sôi để nguội. Lọc qua vải và vắt lấy nước cốt, thêm ít đường cho đủ ngọt. Uống 2 lần, sáng và chiều.

Đề phòng viêm màng não truyền nhiễm: Cỏ mần trầu 30g sắc uống trong ngày. Uống liền 3 ngày, nghỉ 10 ngày, sau đó lại uống tiếp 3 ngày nữa.

Chữa sốt cao co giật, hôn mê: Cỏ mần trầu 120g. Sắc với 600ml nước, còn 400ml, thêm ít muối, cho uống nhiều lần trong 12 giờ.

Chữa viêm da, vàng da: Cỏ mần trầu tươi 60g. Rễ cây tổ kén đực (1 loài cây dó) 30g. Sắc uống.

Chữa thấp nhiệt, hoàng đản: Cỏ mần trầu tươi 60g, sơn chi ma 30g. Sắc uống

Chữa viêm tinh hoàn: Cỏ mần trầu 60g. Cùi vải 10 cùi. Sắc uống.

Chữa cảm, sốt nóng, người mẩn đỏ, tiểu tiện vàng ít: Mần trầu 16g, cỏ tranh 16g. Sắc uống.

Chữa bạc tóc: Lấy 10g cỏ mần trầu, 15g ngũ gia bì, 15g đỗ trọng, 25g rễ khúc khắc, 5g cam thảo và 5g nhân trần. Dùng tất cả nguyên liệu sắc uống trong 1 ngày, nhớ uống trước khi ăn tầm 15 phút.

Chữa đại tiện ra máu đen: mỗi thứ 1 nắm (cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu, cây ké, rễ tranh, trắc bách diệp, rau má), 2 nắm cỏ mực, 9 lá ngải cứu, 5 củ sả, 3 lát gừng, 2 muỗng than tóc. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi sắc, đồ ngập nước rồi nấu cho đến khi còn 2 chén. Chia ra uống 2 lần mỗi ngày.

Chữa nóng sốt, môi nứt, tưa lưỡi: Mỗi loại 1 nắm gồm cỏ mần trầu, rau bồ ngót, rau má, cỏ mực, rễ tranh, lá muồng trâu, rau sam; 2 khoanh bí đao, 1 muỗng đậu xanh. Bỏ vào ấm nấu cho nước cạn còn 2 bát thì tắt bếp. Chia phần thuốc thu được ra làm 2 lần uống trong ngày.

Điều trị băng huyết: Lấy mỗi thứ 1 nắm gồm: cỏ mần trầu, cam thảo nam, muồng trâu thái nhỏ, rau má, cỏ mực, cây ké, 10 lá ngải cứu, 10 lát sả, 10 lát gừng, 1 vỏ quýt. Cho tất cả nguyên liệu vào trong ấm nước và sắc cho đến khi còn 2 chén nước. Chia ra dùng 2 lần trong ngày.

Ngoài ra còn một số kinh nghiệm dân gian mà đồng bào dân tộc thiểu số ở một số vùng trong cả nước thường dùng với loại cỏ mần trầu:

Theo Hội Y học Dân tộc Thanh Hóa: mần trầu vị nhạt, tính mát, thanh nhiệt, làm ra mồ hôi, mát gan, lợi tiểu, chữa cảm mạo mồ hôi không ra được… Liều 20 - 40g.

Chữa sỏi tiết niệu: cỏ mần trầu 40g, bông mã đề 20g, mộc thông 8g, chi tử 8g, lá tre 20 lá, cam thảo 8g, cù mạch 8g, hương phụ chế 12h, sinh địa 16g. Nếu đái ra máu thì thêm 20g rễ cỏ tranh, đái buốt thêm hoạt thạch 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần, uống một đợt 10 thang.

Kinh nghiệm đồng bào Chăm. Người Chăm gọi cỏ mần trầu là sơ chài. Dùng để thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, mát gan, chữa ho khan, sốt âm ỉ về chiều, lao lực, mệt nhọc. Dùng dạng nước sắc 16 - 20g.

Đồng bào dân tộc Dao ở Hà Giang dùng bài thuốc có cỏ mần trầu sau đây để chữa bệnh tóc bạc rất hiệu nghiệm:

Thuốc uống: cỏ mần trầu 10g, rễ khúc khắc 25g, vỏ thân cây ngũ ga bì 15g, vỏ thân đỗ trọng 15g, rễ cam thảo 5g, cả cây nhân trần 5g. Về mùa đông, thêm 2g gừng nóng. Tất cả phơi khô, thái nhỏ, sắc uống trong một ngày, sau bữa ăn chính khoảng 15 phút. Kiêng chất tanh, chất kích thích, rau muống, cà chua. Phụ nữ có thai hoặc đang có kinh không được dùng../.

Thuốc dùng ngoài: cả cây cỏ mần trầu 200g, bồ kết 3 quả, cỏ mần trầu thái nhỏ nấu với hai lít nước đến sôi. Để âm ỉ lửa nhỏ trong 5 phút, chắt lấy nước trong, để vừa ấm gội đầu, nên ngâm tóc trong nước càng tốt. Sau đó, tráng lại bằng nước lã./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây mướp khía

Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây mướp khía

Mướp khía còn có tên gọi khác là mướp tàu, ve hom… có vị ngọt, tính bình, không độc. Cây mướp khía không chỉ được dùng để chế biến món ăn mà còn được tận dụng để trị viêm xoang, viêm mũi, chốc lở, rong kinh, băng huyết, tắc tuyến sữa,…Sau đây là một số công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây mướp khía mời bà con tham khảo.
Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Những ánh mắt lấp lánh niềm tin ở Pêtapót

Xã hội - Tiêu Dao - 1 giờ trước
Ngôi làng Pêtapót trên vùng cao biên giới Nam Giang từng một thời nằm biệt lập với thế giới xung quanh. Thế rồi khi có những người lính Biên phòng lên đây “ba cùng” với đồng bào, cụm dân cư này đã chuyển mình, khoác lên một diện mạo mới.
Cà Mau: Đồng bào Khmer sẽ đón mùa Lễ Sen Dolta bình an, đủ đầy

Cà Mau: Đồng bào Khmer sẽ đón mùa Lễ Sen Dolta bình an, đủ đầy

Trang địa phương - Như Tâm - 1 giờ trước
Lễ Sen Dolta (lễ cúng ông bà) là một trong những lễ quan trọng trong năm của đồng bào dân tộc Khmer, được truyền giữ qua nhiều thế hệ. Những ngày này, về Cà Mau sẽ được chứng kiến cảnh nhộn nhịp ở khắp các phum, sóc, bà con chuẩn bị chu đáo vật phẩm, trang hoàng nhà cửa và trang trí bàn thờ để đón lễ Sen Dolta.
Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Trợ giúp người dân vùng biên phát triển kinh tế

Kinh tế - Thu Hà - 1 giờ trước
Chăm lo, đầu tư, hỗ trợ nhiều mặt để giúp người dân ở vùng biên giới ổn định cuộc sống, từ đó an tâm bám bản, bám làng, không vượt biên trái phép, không buôn lậu hoặc bị lợi dụng, mua chuộc vận chuyển hàng cấm qua biên giới… Đó là chủ trương, chính sách xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ nhiều năm nay. Tại huyện biên giới Bù Đốp (Bình Phước), việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi cho người dân vùng biên là trợ lực giúp người dân an tâm phát triển sản xuất, chăn nuôi, ổn định cuộc sống.
Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Những kết quả bước đầu sau gần 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Trị có dân số khoảng 0,65 triệu người (2021) trong đó, DTTS chiếm 13,3% dân số toàn tỉnh. Do đó, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) có ý nghĩa lớn trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương . Để hiểu hơn về những kết quả bước đầu sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Hồ Thị Lệ Hà, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị
Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Kịp thời cứu nạn thành công 10 thuyền viên bị nạn trôi dạt trên biển Côn Đảo

Xã hội - Lê Vũ - Quang Anh - 1 giờ trước
Chiều ngày 26/9/2023, tại cảng Bến Đầm, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồn Biện phòng Côn Đảo, BĐBP tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tiến hành các thủ tục tiếp nhận 10 thuyền viên của tàu cá BL 93279 TS gặp nạn trên biển được tàu SAR 272 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 3 đưa vào bờ an toàn
Tin trong ngày - 25/9/2023

Tin trong ngày - 25/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 25/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Đoàn công tác của Quốc hội hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng an sinh xã hội tại Yên Bái. Nông dân Hơ Moong chăm sóc sầu riêng bằng điện thoại di động. Gì Thàng - Điểm sáng an ninh trật tự. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Nhân rộng các sáng kiến tuyên truyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo

Dân tộc- Tôn giáo - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 26/9, tại Nam Định, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Diễn đàn "Chia sẻ, vận động nhân rộng các sáng kiến và giải pháp thông tin tuyên tuyền, vận động phát triển hội viên tại vùng tôn giáo". Tham dự Diễn đàn có gần 150 đại biểu đến từ 22 tỉnh, thành và trực tuyến tại 21 điểm cầu trên cả nước.
Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Thừa Thiên Huế: Khởi công xây dựng nhà “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ nghèo biên giới

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
Chiều 26/9, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với chính quyền địa phương đã tổ chức khởi công xây dựng nhà cho 2 hộ gia đình phụ nữ nghèo tại khu vực biên giới xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra tại Hòa Bình

Sức khỏe - Minh Anh - 1 giờ trước
Lễ phát động Tuần lễ Làm mẹ an toàn 2023 sẽ diễn ra vào ngày 30/9, tại Tp. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Sự kiện nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các vùng khó khăn.
Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Kon Tum: Ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Chăm-Pa-Sắc

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Chiều ngày 26/9, tại thành phố Kon Tum, Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính quyền tỉnh Chăm-Pa-Sắc, nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào tổ chức Lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác giai đoạn 2023-2027 giữa 2 tỉnh.
Quảng Bình: Nhiều thôn, bản bị cô lập do mưa lũ

Quảng Bình: Nhiều thôn, bản bị cô lập do mưa lũ

Tin tức - Khánh Ngân - 2 giờ trước
Tính đến chiều 26/9, toàn tỉnh Quảng Bình đã có 17 thôn, bản bị cô lập và nhiều tuyến đường bị chia cắt do mưa lũ.