Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện về những thầy giáo ở điểm trường Kể Cả

Trọng Bảo - 18:53, 07/12/2021

Bản Kể Cả là nơi xa nhất của xã Chế Tạo, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Ở nơi xa xôi ấy, đời sống của đồng bào còn vô vàn khó khăn, không điện, không sóng điện thoại…; Nhưng ở nơi ấy, có các thầy giáo đang ngày đêm miệt mài mang tri thức đến với những đứa trẻ và có những đứa trẻ luôn khát khao được học con chữ.

Điểm trường Kể Cả chủ yếu lớp học là nhà gỗ, nhà lắp ghép được xây dựng từ khá lâu
Điểm trường Kể Cả chủ yếu lớp học là nhà gỗ, nhà lắp ghép được xây dựng từ khá lâu

Bản Kể Cả cách trung tâm huyện Mù Cang Chải 60km, và điểm trường Kể Cả được coi là điểm trường khó khăn nhất của ngành Giáo dục tỉnh Yên Bái. Đây là nơi học tập hằng ngày của 104 đứa trẻ là con em đồng bào dân tộc Mông. 

Thầy giáo Phạm Tiến Quảng, Hiệu trưởng Trường PTDT Bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở xã Chế Tạo cho biết: Điểm trường Kể Cả, là nơi học tập của con em các bản Kể Cả, Háng Tày và Pú Vá của xã Chế Tạo. Do điểm trường ở xa, đường sá đi lại khó khăn lên nhà trường bố trí 6 thầy giáo vào đây dạy học cho các em.

Vượt qua khó khăn các thầy giáo ở Kể Cả vẫn ngày đêm miệt mài mang tri thức đến với con trẻ vùng cao
Vượt qua khó khăn các thầy giáo ở Kể Cả vẫn ngày đêm miệt mài mang tri thức đến với con trẻ vùng cao

Trong 6 thầy giáo ở điểm trường thì có 4 thầy là người Mông. Dù khó khăn nhưng các thầy đều cố gắng vượt qua, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đáng phấn khởi nhất là, trước kia học sinh ở đây đa số có học lực trung bình, lực học yếu, thì đến nay, số học sinh đạt loại khá trở lên đã chiếm gần 30%, tỷ lệ chuyên cần luôn đạt từ 98 - 100%, tình trạng học sinh bỏ học không còn. 

"Nhiều thế hệ học sinh học tập tại đây, tiếp tục đi học cao hơn và đã trưởng thành, có cuộc sống thành đạt, ổn định và đang làm việc, cống hiến tại nhiều nơi”, thầy Quảng cho biết thêm.

Công tác ở điểm trường này đã hơn 10 năm, thầy giáo Giàng A Giống là 1 trong 4 thầy giáo người Mông. Nhà thầy Giống ở bản Háng Tày, cách điểm trường 4 km. Là người con của bản Mông, từng được học những chữ cái đầu tiên tại điểm trường này, nên thầy Giống thấu hiểu sự thiệt thòi của những đứa trẻ ở đây.

“Sau khi tốt nghiệp trường Sư phạm, mình đã tình nguyện xin về đây công tác, với mong muốn mang cái chữ đến cho con em đồng bào mình, để sau này các em có thêm sự hiểu biết, có kiến thức để cuộc sống đỡ vất vả hơn…”, thầy Giống tâm sự.

Ngoài dạy học, các thầy cũng là đầu bếp mang đến cho các em học sinh những bữa cơm nóng hổi
Ngoài dạy học, các thầy cũng là đầu bếp mang đến cho các em học sinh những bữa cơm nóng hổi

Trước đây, thầy giáo Đinh Huy Dũng từng công tác ở xã có điều kiện tốt hơn, gần trung tâm huyện hơn. Tuy nhiên, khi được điều động về điểm trường Kẻ Cả, một nơi không điện, không sóng điện thoại thầy Dũng sẵn sàng lên đường nhận nhiệm vụ, với mong muốn duy nhất, đó là góp phần nhỏ bé của mình đưa tri thức đến với con em đồng bào các dân tộc. Và, năm học 2021 - 2022 cũng là năm thứ ba thầy Dũng gắn bó với bản vùng cao này.

Điểm trường Kể Cả được thành lập từ năm học 1996 - 1997. Trong giai đoạn này, cũng đã có hàng trăm lượt giáo viên đến công tác, cống hiến và rồi chuyển đi nơi khác. Do đây là điểm trường khó khăn nhất, nên cũng là điểm trường duy nhất giáo viên được cử đến đây công tác đều là thầy giáo.

“Với đặc thù là học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3, các con còn khá nhỏ lại ăn ở và học tập tại trường, nên chúng tôi ngoài dạy chữ còn phải vào vai "các bà mẹ", bảo ban chăm sóc các con từng tí một, trong cả một tuần các con ăn học tại trường”, thầy Dũng chia sẻ.

Niềm vui của các em học sinh khi tới lớp tới trường
Niềm vui của các em học sinh khi tới lớp tới trường

Theo Trưởng bản Kể Cả - Sùng A Ký, bên cạnh những thầy giáo vì hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn phải xin chuyển công tác, thì có rất  nhiều thầy sẵn sàng nhận nhiệm vụ, kiên trì bám trường, bám bản để dạy từng con chữ cho học sinh. Bà con trong bản rất yêu quý và biết ơn các thầy giáo. Các thầy đã chấp nhận những khó khăn cả về vật chất và tinh thần để bám trường, bám bản dạy chữ cho con em đồng bào. 

"Điều bà con đang ao ước là nơi đây sớm có điện lưới, có sóng điện thoại để cuộc sống của bản bớt khó khăn, để các thầy bớt thiệt thòi khi vào đây dạy học cho con em đồng bào...", Trưởng bản Sùng A Ký nói.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kế hoạch chi tiết thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2023

Kế hoạch chi tiết thi đánh giá năng lực của Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2023

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thông báo chi tiết kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực năm 2023 để xét tuyển đại học hệ chính quy. Theo đó, kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 sẽ diễn ra vào thứ Bảy, ngày 6/5/2023. Dự kiến, trước ngày 1/6, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ công bố kết quả thi.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023

Văn bản chính sách mới - T.Hợp - 1 giờ trước
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành công văn hướng dẫn triển khai công tác bình đẳng giới năm 2023. Theo đó, thời gian tới, các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị chức năng, các sở, ban, ngành liên quan tập trung triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm về công tác bình đẳng giới trong năm 2023.
Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Kinh nghiệm đăng kiểm xe ở các nước trên thế giới

Xã hội - PV - 1 giờ trước
Các nước trên thế giới có những thủ tục đăng kiểm xe khác nhau, tùy thuộc vào quy định và tiêu chuẩn an toàn đường bộ của từng quốc gia.
Thông tư 04 gỡ khó cho hệ thống trường Dân tộc nội trú

Thông tư 04 gỡ khó cho hệ thống trường Dân tộc nội trú

Giáo dục dân tộc - Thuý Hồng - 2 giờ trước
Để mô hình trường nội trú phát triển, phát huy được chức năng, hiệu quả giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT về quy chế tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT. Nội dung thông tư mới được đánh giá sẽ khắc phục được những khó khăn bất cập về chế độ chính sách trong giai đoạn mới.
Tin trong ngày - 20/3/2023

Tin trong ngày - 20/3/2023

Media - BDT - 2 giờ trước
Kính mời quý vị và các bạn theo dõi bản Tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tòa án và kiểm sát; Nhiều hoạt động ý nghĩa của UBDT tại Ngày hội hoa Sơn Tra năm 2023; Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại; cùng các tin tức thời sự khác. Sau đây là thông tin chi tiết.
Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ứng dụng công nghệ số chống buôn lậu, gian lận thương mại

Pháp luật - BĐT - 3 giờ trước
Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên tại các đầu mối giao thông, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường biển và hàng không.
"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

"Lương thực cho em" - Mô hình hiệu quả cần được nhân rộng

Sau khi Quyết định 861 có hiệu lực, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn do nguồn hỗ trợ của Nhà nước không còn. “Cái khó ló cái khôn”, nhiều cách làm hay, sáng tạo của các trường học đã kịp thời tháo gỡ nút thắt. Một trong những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế đó là mô hình "Lương thực cho em" được Trường Tiểu học và THCS Bản Xèo duy trì 2 năm nay. Mô hình đã giúp cho hoạt động bán trú cũng như các hoạt động giáo dục khác của nhà trường ổn định trong thời gian vừa qua.

"Chìa khóa" giảm nghèo bền vững cho thanh niên DTTS

Nghề nghiệp - Việc làm - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Theo số liệu thống kê của ngành Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay tỉnh Lào Cai có hơn 70% lao động là người DTTS tập trung ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chính vì vậy, công tác đào tạo nghề gắn với thực tế vùng miền và việc làm, chính là chìa khóa cho công tác giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội của địa phương.
Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Cộng đồng dân tộc Cống nỗ lực bảo tồn trang phục truyền thống

Sắc màu 54 - Diệp Chi - 3 giờ trước
Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Púng Bon, xã Pa Thơm, huyện Điện Biên có 54 hộ dân, với hơn 250 nhân khẩu đồng bào Cống - một trong những dân tộc rất ít người sinh sống tại tỉnh Điện Biên. Với sự tiếp sức của các cấp, ngành, người Cống nơi đây đang nỗ lực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình, trong đó có trang phục truyền thống.
Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Tự hào khi được tham gia bảo vệ đường biên, cột mốc

Pháp luật - Lê Hường - 3 giờ trước
Định kỳ hằng quý, chính quyền, Nhân dân các dân tộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk lại cùng cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sêrêpốk tuần tra biên cương, mốc giới. Đây là một trong những hoạt động phối hợp thiết thực, thường xuyên giữa quân và dân nơi biên giới nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ Quốc gia.
Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Bình Thuận: Phát huy tối đa nguồn lực, nâng cao đời sống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - L.Phương - 3 giờ trước
Tỉnh Bình Thuận có 34 dân tộc thiểu số (DTTS) với hơn 100.000 người, chiếm khoảng 8% dân số toàn tỉnh. Thời gian qua, các chương trình, chính sách dân tộc đã được triển khai hiệu quả, đồng bộ trên địa bàn, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Gia Lai: Gia tăng tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên DTTS

Gia Lai: Gia tăng tai nạn giao thông trong thanh thiếu niên DTTS

Pháp luật - Ngọc Thu - 3 giờ trước
Theo thống kê của Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh Gia Lai, trong tổng số vụ tai nạn giao thông (TNGT) trong thời gian qua có tới 70% số vụ liên quan đến độ tuổi trẻ em là người DTTS. Trước diễn biến phức tạp về trật tự ATGT, Ban ATGT tỉnh Gia Lai đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trang bị kiến thức, kỹ năng thực hành lái xe gắn máy an toàn cho học sinh THPT, nơi có đông đồng bào DTTS sinh sống.